Cá béo hay cá dầu là cá có chứa dầu cá trong các của chúng và trong khoang bụng ở xung quanh ruột. Philê cá béo có chứa đến 30% dầu, tuy nhiên tỉ lệ này thay đổi tùy thuộc vào từng loài cá và từng cá thể trong cùng loài. Ví dụ trong cá mồi, chẳng hạn như cá mòi, cá tríchcá cơm, và trong các loài cá đại dương khác, chẳng hạn như cá hồi, cá thucá cháy Hilsa.[1]

Cá đại dương, chẳng hạn như cá ngừ vây xanh biển bắc, là cá béo.

Các loại cá béo thường sống gần mặt nước, tương phản với các loài cá sống gần đáy hoặc dưới đáy. Các loài cá sống cận đáy như cá tuyết, cá êfin, cá bơn chỉ chứa dầu trong gan.

Cá béo là một nguồn cung cấp vitamin AD, và rất giàu axit béo omega-3; các loại cá sống gần đáy (cá thịt trắng) cũng có chứa các chất này nhưng ít hơn cá béo nhiều.[2] Vì lý do này, việc tiêu thụ cá béo thay vì các loại cá thịt trắng có thể có lợi hơn đối với con người, đặc biệt là đối với những bệnh nhân tim mạch;[3] tuy nhiên, cá béo thường chứa các chất độc (như thủy ngân hay dioxin) nhiều hơn so với cá thịt trắng.[4] Trong những mặt lợi ích khác, các nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 trong cá béo có thể giúp cải thiện những tình trạng viêm, chẳng hạn như viêm khớp.[5]

Đọc thêm sửa

  • Clover, Charles. 2004. The End of the Line: How overfishing is changing the world and what we eat. Ebury Press, London. ISBN 0-09-189780-7

Hình ảnh sửa

Liên kết ngoài sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Oily fish advice: your questions answered Lưu trữ 2013-12-03 tại Wayback Machine Food Standards Agency. Updated ngày 23 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  2. ^ [1][liên kết hỏng]
  3. ^ “Oily fish helps heart attack victims to live longer - ngày 7 tháng 10 năm 1989”. New Scientist. ngày 7 tháng 10 năm 1989. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009.
  4. ^ “Food — Get cooking — Fish”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009.
  5. ^ “Healthy diet can reduce arthritis symptoms”. CANDIS. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2009.

Tham khảo sửa