Các phong trào dân chủ tại Trung Quốc

một loạt các phong trào chính trị được tổ chức riêng lẻ ở Trung Quốc

Các phong trào dân chủ tại Trung Quốc là một loạt các phong trào chính trị được tổ chức lỏng lẻo, trong và ngoài Trung Quốc, chống lại sự hệ thống đơn đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nguồn gốc của các phong trào có thể bắt nguồn từ việc Lương Thư Minh thách thức Mao Trạch Đông tại Hội nghị tối cao của Hội đồng Hành chính Chính phủ Trung Quốc năm 1953.[1] Trong năm đó, ĐCSTQ đã cưỡng chế thay đổi quyền sở hữu đất nông thôn từ sở hữu tư nhân sang sở hữu tập thể, gây ra sự phẫn nộ trong nông dân.[2][cần câu trích dẫn để xác minh]

Các phong trào dân chủ tại Trung Quốc
Một phần của Chiến tranh lạnhQuan hệ hai bờ eo biển Đài Loan
Ngày11 tháng 9 năm 1953 (1953-09-11) – hiện tại (70 năm, 4 tháng, 3 tuần và 2 ngày)
Địa điểm
Nguyên nhân
Tình trạngĐang diễn ra

Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, một phong trào như vậy đã được phát động trong Mùa xuân Bắc Kinh vào tháng 11 năm 1978 và nó đã được phát động lại trong sự kiện Thiên An Môn.[3]

Các cuộc biểu tình sửa

Bức tường Dân chủ sửa

Đây là một bức tường gạch dài trên phố Tây Đơn, quận Tây Thành, Bắc Kinh đã trở thành tâm điểm cho bất đồng quan điểm dân chủ. Bắt đầu vào tháng 12 năm 1978, song song với chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc "tìm kiếm sự thật từ thực tế", các nhà hoạt động trong phong trào dân chủ, chẳng hạn như Xu Wenli, ghi lại tin tức và ý tưởng, thường ở dạng áp phích tấm lớn (dazibao), trong một giai đoạn được biết đến là "Mùa xuân Bắc Kinh".

Sự kiện Thiên An Môn 1989 sửa

Sự kiện là một loạt các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo được tổ chức tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh trong năm 1989. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 15 tháng 4 và bị đàn áp vào ngày 4 tháng 6 khi chính phủ tuyên bố thiết quân luật và cử Giải phóng quân Nhân dân chiếm đóng các khu vực của trung tâm thủ đô Bắc Kinh.

Ước tính tổng cộng có khoảng 241 — 3.000 người thiệt mạng và từ 2.000 — 10.000 người bị thương.[4][5][6]

Biểu tình ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc 2011 sửa

Biểu tình ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc 2011 là những cuộc tuần hành trên đường phố của những người đòi dân chủ ở hàng chục thành phố của Trung Quốc Đại Lục. Những cuộc biểu tình này bắt đầu vào ngày 20 tháng 2 năm 2011, được lấy cảm hứng và đặt tên theo cuộc Cách mạng Hoa Nhài.[7][8][9]

Biểu tình Ô Khảm 2011 sửa

Các cuộc biểu tình ở Ô Khảm hay Phản kháng tại Ô Khảm là một cuộc phản đối chống lại sự tham nhũng và bất công xã hội khởi đầu vào tháng 9 năm 2011 và leo thang trong tháng 12 năm 2011, diễn ra với các sự kiện trục xuất các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao vây thôn và căng thẳng tiếp diễn sau đó[10] tại thôn Ô Khảm, thuộc nhai đạo Đông Hải, thành phố cấp huyện Lục Phong, thành phố cấp địa khu Sán Vĩ của tỉnh Quảng Đông.

Biểu tình cầu Tứ Thông 2022 sửa

Vào ngày 13 tháng 10 năm 2022, một cuộc biểu tình trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh đã được tổ chức bởi một người biểu tình đã dán biểu ngữ trên cầu và đốt lốp xe. Thông tin về cuộc biểu tình lan truyền nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến và nhanh chóng bị chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt.[11][12][13] Những khẩu hiệu phản đối tương tự sau đó đã xuất hiện dưới dạng graffiti ở các thành phố khác[14] tại China và qua AirDrop.[15]

Biểu tình chống phong tỏa COVID-19 tại Trung Quốc 2022 sửa

Vào tháng 11 năm 2022, sau vụ hỏa hoạn Ürümqi năm 2022, các cuộc biểu tình đoàn kết chống lại các chính sách Zero-COVID của chính phủ đã nổ ra ở Ürümqi và trên toàn quốc. Tại Thượng Hải, hàng trăm người hô vang "Hãy từ chức, Tập Cận Bình! Hãy từ chức, Đảng Cộng sản!"[16][17]

Tham khảo sửa

  1. ^ 衍慶, 翁 (2016). 中國民主運動史:從延安王實味爭民主到西單民主牆. Taipei: 新銳文創.
  2. ^ 理羣, 錢 (2012). 毛澤東和後毛澤東時代. Taipei: 聯經.
  3. ^ “Die chinesische Demokratiebewegung 1978 bis 1981 -– Erinnerungen der damaligen Akteure » the Democracy Movement 1978-1981”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ How Many Really Died? Lưu trữ 2013-08-14 tại Wayback Machine Time magazine, ngày 4 tháng 6 năm 1990
  5. ^ Sino-American Relations: One Year After the Massacre at Tiananmen Square. [2005] (1991). US congress publishing. No ISBN digitized archive via Stanford University
  6. ^ “六四死難者名單”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2007.
  7. ^ Hille, Kathrin (ngày 23 tháng 2 năm 2011). 'Jasmine revolutionaries' call for weekly China protests”. The Financial Times. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2011.
  8. ^ “Organizers urge sustained street protests in China”. Mercury News. AP. ngày 23 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2011.
  9. ^ Pierson, David (ngày 26 tháng 2 năm 2011). “Online call for protests in China prompts crackdown”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2011.
  10. ^ Moore, Malcom (14 tháng 12 năm 2011). “Rebel Chinese village of Wukan 'has food for ten days'. The Daily Telegraph. UK. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2012.
  11. ^ Davidson, Helen (14 tháng 10 năm 2022). 'We all saw it': anti-Xi Jinping protest electrifies Chinese internet”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
  12. ^ Tan, Yvette (14 tháng 10 năm 2022). “China protest: Mystery Beijing demonstrator sparks online hunt and tributes”. BBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  13. ^ Pollard, Martin Quin; Baptista, Eduardo (14 tháng 10 năm 2022). “Banners calling for Xi removal unveiled in rare protest in China”. Sydney Morning Herald. Thomson Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  14. ^ “Anti-Xi Slogans in Rare Beijing Protest Spread Within China”. Bloomberg News. 18 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
  15. ^ Cheung, Rachel (19 tháng 10 năm 2022). “Anti-Xi Jinping Posters Are Spreading in China via AirDrop”. Vice News. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2022.
  16. ^ “Protests erupt across China in unprecedented challenge to Xi Jinping's zero-Covid policy”. CNN (bằng tiếng Anh). 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  17. ^ “China Covid: Protesters openly urge Xi to resign over China Covid curbs”. BBC News (bằng tiếng Anh). 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.