Công quốc Puglia và Calabria

(Đổi hướng từ Công quốc Apulia và Calabria)

Bá quốc Apulia và Calabria, về sau là Công quốc Apulia và Calabria, là một quốc gia của người Norman được William xứ Hauteville thành lập vào năm 1042 trong lãnh thổ các xứ Gargano, Capitanata, Apulia, CampaniaVulture. Nó đã trở thành một công quốc khi Robert Guiscard được thăng làm công tước vào năm 1059.

Bá quốc Apulia và Calabria
1042–1130
Apulia
Quốc huy
Vị trí của Công quốc năm 1084.
Vị trí của Công quốc năm 1084.
Tổng quan
Thủ đôMelfi
Salerno
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Lịch sử
Lịch sử 
• Thành lập
1042
• Nâng thành công quốc
1059
• Giải thể
1130
Tiền thân
Kế tục
Catepanate của Ý
Công quốc Benevento
Thân vương quốc Salerno
Công quốc Amalfi
Vương quốc Sicilia

Công quốc bị giải thể vào năm 1130 khi vị công tước Apulia và Calabria cuối cùng là Roger II của Sicilia trở thành Vua của Sicilia. Danh hiệu công tước về sau được sử dụng liên tục như một tước vị dành cho hoàng thái tử của Vương quốc Sicilia.

Lịch sử sửa

William I xứ Hauteville đã quay trở lại vào tháng 9 năm 1042 ở Melfi đã được toàn thể người Norman công nhận là lãnh đạo tối cao. Ông chuyển sang nhờ cậy Guaimar IV, người Lombard, Vương công SalernoRainulf Drengot, Bá tước Aversa và đề nghị cả hai kết thành một liên minh. Với sự thống nhất của hai gia tộc Norman, Altavilla và Drengot, Guaimar đã đưa ra sự công nhận chính thức của các cuộc chinh phục và vào cuối năm, một hội đồng người Lombard và các nam tước Norman được triệu tập ở Melfi với sự tham gia của Rainulf và William, kết thúc vào đầu năm sau (1043). Trong cuộc họp này, Guaimar V xứ Salerno đã đảm bảo sự thống trị của nhà Hauteville trên toàn cõi Melfi. William xứ Hauteville đã lập nên những thuộc địa cốt lõi thứ hai của ông và phân biệt mình khỏi Rainulf I xứ Aversa, người đứng đầu các vùng lãnh thổ của Campania. Tất cả các nam tước hiện nay đều đề nghị một khoản cống nạp như một chư hầu của Guaimar, đã công nhận William I xứ Hauteville là người đầu tiên giữ danh hiệu Bá tước Apulia. Để ràng buộc chính mình, ông đề nghị kết hôn với cô cháu gái Guide, con gái của Guy, Công tước Sorrento. Guaimar cũng tái khẳng định danh hiệu bá tước cho Rainulf dẫn đến sự hình thành Bá quốc Puglia.

William đã tuyên bố rằng thủ đô đầu tiên của bá quốc và quê nhà của Vương quyền sẽ là Melfi, một thành phố vẫn còn nằm ngoài phân vùng. Melfi vẫn còn là thủ đô của bá quốc được bốn mươi năm trước khi được chuyển đến Salerno: trung tâm của thành phố được chia thành mười hai quận, mỗi quận sẽ có một tòa dinh thự và một vị quận công có quyền kiểm soát đối với khu vực đó của thị trấn.

Bá tước và công tước Apulia và Calabria sửa

Đây là danh sách bá tước và công tước ApuliaCalabria ở miền Nam nước Ý từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 12. Bá quốc lúc đầu được lập nên bởi Guaimar IV xứ Salerno, được người Norman tôn làm Công tước Apulia và Calabria. Ông lần lượt lập ra nhà lãnh đạo Norman là William Tay Sắt, một thành viên của gia tộc Hauteville nổi tiếng, bá tước ở Melfi. Dù chưa bao giờ được hoàng đế công nhận, William thường được xem là vị bá tước đầu tiên của Apulia và Calabria. Vào năm 1047, Hoàng đế Henry III đã đoạt lấy danh hiệu công tước của Guaimar. Ông đã làm lễ rửa tội cho em trai và người thừa kế của William là Drogo Dux et Magister Italiae comesque Normannorum totius Apuliae et Calabriae và biến cậu ta thành một chư hầu trực tiếp của hoàng đế.

Bá tước Apulia và Calabria sửa

Bá tước Chân dung Sinh Kết hôn Mất
William I Tay Sắt
1042–1046
trước 1010
con trai của Tancred xứ Hauteville và Muriella
Guida xứ Sorrento 1046
Drogo
1046–1051
  trước 1010
con trai của Tancred of Hauteville và Muriella
Altrude xứ Salerno
1047
1 con
Montiglio
10 tháng 8, 1051
Humphrey
1051–1057
trước 1010
con trai của Tancred xứ Hauteville và Muriella
Gaitelgrima
2 con
Tháng 8, 1057
Robert Guiscard
1057–1059
  1015
con trai của Tancred xứ Hauteville và Fressenda
Alberada xứ Buonalbergo
1051
2 con

Sikelgaita
1058
8 con
1085
Fiskardo
70 tuổi

Công tước Apulia và Calabria sửa

Công tước Chân dung Sinh Kết hôn Mất
Robert Guiscard
1059–1085
  1015
con trai của Tancred xứ Hauteville và Fressenda
Alberada xứ Buonalbergo
1051
2 con

Sikelgaita
1058
8 con
1085
Fiskardo
70 tuổi
Roger I Borsa
1085–1111
1060
con trai của Robert GuiscardSikelgaita
Adela of Flanders
1091
1 con
22 tháng 2, 1111
51 tuổi
William II
1111–1127
1095
con trai của Roger I BorsaAdela xứ Flanders
1114
Không có con cái
Tháng 7, 1127
19 tuổi

Năm 1127 công quốc được chuyển giao sang bá quốc Sicilia. Về sau được sử dụng liên tục như một tước vị dành cho hoàng thái tử.

Công tước Chân dung Sinh Kết hôn Mất
Roger II
1127–1134
  22 tháng 12, 1095
Mileto
con trai của Roger I của SiciliaAdelaide del Vasto
Elvira xứ Castile
1117
6 con

Sibyl xứ Burgundy
1149
2 con

Beatrix xứ Rethel
1151
1 con
26 tháng 2, 1154
Palermo
59 tuổi
Roger III
1134–1149
bị Ranulf chống đối
1118
con trai của Roger IIElvira xứ Castile
không bao giờ kết hôn 12 tháng 5, 1148
30 tuổi
Ranulf
1137–1139
ứng cử viên của Giáo hoàng Innocent II
Hoàng đế Lothair II
con trai của Robert, Bá tước Caiazzo và Gaitelgrima Matilda Troia
30 tháng 4, 1139
William III
1149–1151
  1131
con trai của Roger IIElvira xứ Castile
Margaret xứ Navarre
4 con
7 tháng 5, 1166
Palermo
35 tuổi
Roger IV
1156–1161
1152
con trai của William I của SiciliaMargaret xứ Navarre
không bao giờ kết hôn 1161
Palermo
9 tuổi

Tước vị này đã bị bỏ trống sau cái chết của Roger IV. Ít lâu sau được phục hồi cho một đứa con đoản mệnh của William II. Về sau được Vua Tancred khôi phục dành cho trưởng nam của ông vào năm 1189.

Công tước Chân dung Sinh Kết hôn Mất
Bohemond
1181
  1181
con trai của William II của SiciliaJoanna của Anh
không bao giờ kết hôn 1181
gần đầy tháng
Roger V
1189–1193
1175
con trai của Tancred của SiciliaSibylla xứ Acerra
Irene Angelina
1193
Không có con cái
1193
18 tuổi

Tham khảo sửa

  • John Julius Norwich, The Normans in the South 1016-1130, Longmans, London, 1967.
  • Chalandon, Ferdinand. Histoire de la domination normande en Italie et en Sicile. Paris: 1907.
  • Matthew, Donald. The Norman Kingdom of Sicily. Cambridge: Cambridge University Press, 1992.
  • Norwich, John Julius. The Normans in the South 1016–1130. London: Longman, 1967.
  • Norwich, John Julius. The Kingdom in the Sun 1130–1194. London: Longman, 1970.
  • Takayama, Hiroshi. The Administration of the Norman Kingdom of Sicily. BRILL, 1993.
  • Houben, Hubert (translated by Graham A. Loud and Diane Milburn). Roger II of Sicily: Ruler between East and West. Cambridge: Cambridge University Press, 2002.