Công quốc Serbia

Công quốc Serbia (tiếng Serbia: Кнежевина Србија, chuyển tự Kneževina Srbija) là một quốc gia bán độc lập ở bán đảo Balkan tồn tại sau Cách mạng Serbia kéo dài trong khoảng thời gian từ năm 1804 đến 1817. Sự thành lập của quốc gia này thông qua các cuộc hòa đàm đầu tiên trong hiệp định không thành văn giữa Miloš Obrenović, lãnh đạo của Nổi dậy Serbia lần hai và đại diện Ottoman Marashli Pasha. Theo sau đó là một loạt các văn bản chính thức phát hành bởi Ottoman Porte vào năm 1828, 1829 và cuối cùng là năm 1830 mang tên Hatt-i Sharif.

Công quốc Serbia
1815–1882
Quốc huy Serbia
Quốc huy
Công quốc Serbia vào năm 1878
Công quốc Serbia vào năm 1878
Tổng quan
Thủ đôBelgrade
Kragujevac (1818–38)
Gornja Crnuća (1815–18)
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Serbia
Chính trị
Chính phủThân vương quốc
Công tước 
• 1817–39
Miloš Obrenović I (đầu tiên)
• 1868–82
Milan Obrenović IV (last)
Thủ tướng 
• 1815–16
Petar Nikolajević Moler (đầu tiên)
• 1880–82
Milan Piroćanac (cuối cùng)
Lịch sử
Lịch sử 
• Được công nhận bởi Thành Lớn
1815
15 tháng 2 năm 1835
• Độc lập de facto
1867
• Ottoman công nhận de jure
13 tháng 7 năm 1878
1882
Mã ISO 3166RS
Tiền thân
Sanjak của Smederevo
Cách mạng Serbia

Lịch sửSửa đổi

Các lãnh đạo cuộc cách mạng người Serbia— đầu tiên Karađorđe và sau đó là Miloš Obrenović — đã thành công trong việc đưa Serbia thoát khỏi ách thống trị kéo dài hàng trăm năm của người Thổ. Người Thổ công nhận quốc gia này vào năm 1830 trong một văn bản có tên là Hatt-i Sharif, và Miloš Obrenović trở thành Hoàng thân (knjaz) thừa kế Công quốc Serbia.

Thuở đầu, Công quốc chỉ bao gồm lãnh thổ của Pashaluk of Belgrade, nhưng trong khoảng thời gian 1831–33 nước này mở rộng về phía đông, nam và tây. Ngày 18 tháng 4 năm 1867 chính quyền Ottoman ra lệnh cho quân đội Ottoman rút khỏi pháo đài Belgrade, nơi được xem là đại diện cho sự thống trị của người Ottoman từ năm 1826 ở Serbia. Điều kiện duy nhất cho sự chuyển giao này là lá cờ Ottoman phải tiếp tục được cắm cùng cờ Serbia ở pháo đài. Ngày độc lập trên thực tế của Serbia được tính từ sự kiện này.[1] Một hiến pháp mới vào năm 1869 tuyên bố Serbia là một quốc gia độc lập. Serbia sau đó mở rộng hơn nữa về phía đông nam vào năm 1878, khi mà nền độc lập của nước này khỏi đế quốc Ottoman được công nhận quốc tế tại Hiệp ước Berlin. Công quốc này tồn tại cho đến năm 1882 khi được nâng tầm lên thành Vương quốc Serbia.

Lịch sử chính trịSửa đổi

Tự trịSửa đổi

  • Công ước Akkerman (7 tháng 10 năm 1826), một hiệp ước được lập giữa Đế quốc Nga và Đế quốc Ottoman, với mục 5 về Serbia: tự quản, và trả lại đất đai bị lấy đi trong năm 1813, người Serb cũng được trao quyền tự do di chuyển trong các vùng của Đế quốc Ottoman. Rejected by Mahmud II in 1828.
  • 1829 Hatišerif
  • 1830 Hatišerif
  • 1833 Hatišerif

Người trị vìSửa đổi

Công quốc được cai quản bởi nhà Obrenović, trừ khoảng thời gian của Hoàng thân Aleksandar thuộc nhà Karađorđević. Các Hoàng thân Miloš và Mihailo Obrenović lên ngôi 2 lần.

Chân dung Tên Sinh Mất Từ Đến Ghi chú
  Miloš Obrenović I ngày 17 tháng 3 năm 1780 ngày 26 tháng 9 năm 1860 ngày 6 tháng 11 năm 1817 ngày 25 tháng 6 năm 1839
  Milan Obrenović II ngày 21 tháng 10 năm 1819 ngày 8 tháng 7 năm 1839 ngày 25 tháng 6 năm 1839 ngày 8 tháng 7 năm 1839
  Mihailo Obrenović III ngày 16 tháng 9 năm 1823 ngày 10 tháng 6 năm 1868 ngày 8 tháng 7 năm 1839 ngày 14 tháng 9 năm 1842
  Aleksandar Karađorđević October 11. 1806 May 3. 1885 ngày 14 tháng 9 năm 1842 ngày 23 tháng 12 năm 1858
  Miloš Obrenović I ngày 17 tháng 3 năm 1780 September 1860 ngày 23 tháng 12 năm 1858 ngày 26 tháng 9 năm 1860
  Mihailo Obrenović III ngày 16 tháng 9 năm 1823 ngày 10 tháng 6 năm 1868 ngày 26 tháng 9 năm 1860 ngày 10 tháng 6 năm 1868
  Milan Obrenović IV ngày 22 tháng 8 năm 1854 ngày 11 tháng 2 năm 1901 ngày 10 tháng 6 năm 1868 ngày 6 tháng 3 năm 1882

Hình ảnhSửa đổi

Xem thêmSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Stanford J. Shaw and Ezel Kural Shaw, History of the Ottoman Empire and Modern Turkey, Volume 2: Reform, Revolution and Republic—The Rise of Modern Turkey, 1808–1975 (Cambridge University Press, 1977), p. 148.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Bản mẫu:Principalities declared independent and autonomous after the Congress of Berlin