Cầu vượt Láng Hạ – Lê Văn Lương

Cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương hay cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ là cây cầu vượt nhẹ thứ 3 tại Hà Nội, sau cầu vượt Tây Sơn - Chùa Bộc - Thái Hà và cầu vượt Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà.[1] Dự án cầu vượt Lê Văn Lương – Láng Hạ nhằm hoàn thiện trục giao thông Giảng Võ – Láng Hạ - Lê Văn Lương, giảm tải lưu lượng phương tiện trên 2 trục Xuân Thủy – Cầu Giấy và Nguyễn Trãi – Ngã Tư Sở.[2] Cầu được khởi công xây dựng vào sáng ngày 11 tháng 5 năm 2012[2] và được thông xe vào sáng ngày 14 tháng 11 năm 2012.[1] Kinh phí xây dựng cầu là 135 tỉ đồng từ ngân sách thành phố Hà Nội[2], tổng mức đầu tư là trên 205,6 tỉ đồng.[1]

Cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương
Quốc gia Việt Nam
Vị tríquận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Tuyến đường4 làn xe
Bắc quaSông Tô Lịch
Tên chính thứcCầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương
Chủ sở hữuNgười dân Hà Nội
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuCầu vượt nhẹ
Vật liệuDầm thép
Tổng chiều dài315,5 m
Rộng15 mét
Cao25 m
Nhịp chính17 m
Số nhịp3
Giới hạn tải6 tấn
Độ cao gầm cầu20 m
Số làn xexe máy, xe ô tô
Tuổi thọVĩnh Cửu
Lịch sử
Nhà thiết kế chínhcầu dầm thép nhẹ
Tổng thầuLiên danh Công ty Cổ phần xây dựng cầu 12 (COMA)
Khởi công11 tháng 5 năm 2012
Hoàn thành14 tháng 11 năm 2012
Chi phí xây dựng205 tỷ đồng
Đã thông xe15 tháng 11 năm 2012

Đặc điểm kĩ thuật sửa

Cầu có dạng lắp ghép dài 315,5 m, rộng 15m, cho phép 4 làn xe đi 2 chiều.[2] Cầu có kết cấu nhịp dầm thép liên hợp bê tông cốt thép theo sơ đồ 35+45+34=3x45+35+30m, được đặt trên hệ thống móng cọc gồm 9 cọc khoan nhồi đường kính 2m, sâu 47m.[2] Tổng trọng lượng chủ dầm thép của công trình là trên 1.000 tấn.[2]

Chủ đầu tư sửa

Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) chịu trách nhiệm thiết kế; Ban Quản lý giao thông 3 là cơ quan thực hiện với sự giám sát bởi Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 (TECCO2). Nhà thầu là Liên danh Công ty Cổ phần cầu 12-Cienco1 - Tổng công ty cơ khí xây dựng - Công ty TNHH MTV (Coma 26)[2][3]

Vốn đầu tư sửa

Kinh phí xây dựng cầu là 135 tỉ đồng từ ngân sách thành phố Hà Nội.[2]

Tổng mức đầu tư báo cáo khi thông xe là trên 205,6 tỷ đồng.[1]

Phân luồng giao thông sửa

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội có hướng dẫn phân luồng đối với dự án cầu vượt nút giao thông Láng Hạ - Lê Văn Lương như sau[4]:

  • Các phương tiện xe con, xe máy và xe taxi, xe buýt được lưu thông trên cầu vượt
  • Các loại xe bị cấm lưu thông là: Xe tải, xe chuyên dùng, xe máy thi công, xe thô sơ và người đi bộ

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Tuyết Mai (14 tháng 11 năm 2012). “Thông xe cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ, Hà Nội”. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ a b c d e f g h Nguyễn Quỳnh/VOV online (11 tháng 5 năm 2012). “135 tỷ đồng xây dựng cầu vượt Lê Văn Lương – Láng Hạ”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ Nguyên Đan (14 tháng 11 năm 2012). “Thông xe cầu vượt "siêu nhẹ" nút Lê Văn Lương - Láng”. Báo điện tử Kiến thức. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ Nam Dũng (14 tháng 11 năm 2012). “Thông xe cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương”. Thanh tra Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.