Cổng thông tin:Đế chế/Nhân vật chọn lọc/7

Otto Eduard Leopold von Bismarck, Vương công xứ Bismarck, Công tước xứ Lauenburg, Bá tước xứ Bismarck-Schönhausen, tên khai sinh là Otto Eduard Leopold von Bismarck-Schönhausen, có tài liệu tiếng Việt ghi là Ti Tư Mạch (1 tháng 4 năm 181530 tháng 7 năm 1898) là một nhà hoạt động chính trị của Vương quốc PhổĐế chế Đức vào nửa cuối thế kỷ 19. Ông giữ chức Thủ tướng Phổ từ 1862 đến 1890 và là người thực hiện công cuộc sự thống nhất của nước Đức (vốn gồm nhiều vương quốc khác nhau) và tuyên chiến với các nước Áo, Pháp (1866 - 1871). Ông là vị Thủ tướng đầu tiên của của đế chế Đức, giữ chức trong vòng 19 năm và được nhiều người gọi là "Thủ tướng thép" do đường lối quân chủ bảo thủ cũng như chính sách chính trị thực dụng của ông.

Năm 1866, chính phủ Bismarck tuyên chiến với đế quốc Áo. Với chiến bại của quân Áo, giờ đây quyền cai quản Liên hiệp Đức thuộc về vương quốc Phổ. Phổ đã cai quản được các tiểu quốc miền Bắc Đức. Tuy nhiên, hoàng đế Pháp là Napoléon III đã cản trở việc các tiểu quốc miền Nam Đức quy phục Phổ. Thế là chính phủ Bismarck tuyên chiến với đế chế Pháp của Napoléon III. Chiến tranh Pháp-Phổ kết thúc với chiến bại của quân Pháp. Các tiểu quốc Đức được hợp nhất, đế chế Đức được thiết lập vào ngày tháng 1 năm 1871. Wilhelm I - vốn là vua nước Phổ - lên ngôi hoàng đế của đế chế Đức.

Hoàng đế Đức Wilhelm I đã bổ nhiệm Bismarck là Thủ tướng của Đế chế Đức. Dưới sự lãnh đạo của chính phủ Bismarck, sức mạnh của đế chế Đức được nâng cao. Năm 1872, ông là một những người đề xướng Liên minh Ba Hoàng Đế (Nga, Đức và Áo-Hung). Năm 1884, chính phủ Đức của ông thiết lập Liên minh Tay Ba, cùng Ý và đế quốc Áo-Hung đối lập với Cộng hòa Pháp. Ông đã ban bố "Đạo luật tháng năm", mang nội dung chống đối Nhà thờ Ki-tô giáo. Tuy nhiên, kể từ năm 1880, trước sự trỗi dậy của phong trào xã hội chủ nghĩa (giai cấp công nhân), ông bèn hạn chế "Đạo luật tháng năm", không còn chống Giáo hội nữa và hợp tác với những có tư tưởng bảo thủ. Chính phủ của ông cũng công bố "đạo luật đặc biệt", phong trào xã hội chủ nghĩa bị chống đối dữ dội. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là phong trào xã hội chủ nghĩa Đức bị dập tắt, cuối cùng Bismarck đã bị hoàng đế Wilhelm II sa thải.