Chủ nghĩa duy thực, hay chủ nghĩa hiện thực trong triết học là niềm tin rằng hiện thực của chúng ta, hoặc vài khía cạnh của nó, là độc lập về mặt bản thể với nhận thức, đức tin, hệ hình, ngôn từ,... Chủ nghĩa hiện thực có thể nói tới khi xét tới tâm thức tha nhân, quá khứ, tương lai, tính phổ quát, các thực thể toán học (như số tự nhiên), các lãnh vực đạo đức, thế giới vật chất, và tư tưởng. Chủ nghĩa duy thực cũng có thể xem xét như cách nó đối lập với chủ nghĩa hoài nghichủ nghĩa duy ngã. Các triết gia đi theo phái này khẳng định rằng chân lý chứa đựng trong sự tương ứng của tâm trí với thực tại. Họ có xu hướng tin bất cứ điều gì chúng ta tin hiện giờ chỉ là một ước lượng về hiện thực và rằng tất cả những quan sát mới đem chúng ta gần hơn tới việc hiểu biết hiện thực.[1]

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh là biểu hiện đặc thù của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâmchủ nghĩa duy vật trong triết học Tây Âu thời trung cổ.[2]

Tham khảo

sửa
  1. ^ * Blackburn, Simon (2005). Truth: A Guide. Oxford University Press, Inc. tr. 188. ISBN 0-19-516824-0.
  2. ^ *PGS,TS Đường Vinh Sường (2009). Sách: Đề Cương Bài Giảng Triết Học Mác-LêNin. Học Viện Chính Trị- Hành Chính Quốc Gia Hồ Chí Minh- Học Viện Chính Trị-Hành Chính Khu Vực II khoa Triết Học. tr. 43.

Liên kết ngoài

sửa