Charles Sanders Peirce

nhà tư tưởng người Mỹ có công sáng lập chủ nghĩa thực dụng

Charles Sanders Peirce (/pɜːrs/[8][9]; sinh ngày 10 tháng 9 năm 1839 – mất ngày 19 tháng 4 năm 1914) là một nhà triết học, nhà toán học, nhà logic học người Mỹ, thường được coi là "cha đẻ của chủ nghĩa thực dụng".[10][11]

Charles Sanders Peirce
Sinh(1839-09-10)10 tháng 9, 1839
Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ.
Mất19 tháng 4, 1914(1914-04-19) (74 tuổi)
Milford, Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Trường lớpĐại học Harvard
Thời kỳTriết học thế kỷ 19
VùngTriết học phương Tây
Trường pháiChủ nghĩa thực dụng
Chủ nghĩa pragmaticist
Tổ chứcĐại học Johns Hopkins
Học sinh nổi bật
Đối tượng chính
Tư tưởng nổi bật
Chữ ký

Peirce vốn theo học chuyên ngành hóa và gắn bó với công tác khoa học suốt 30 năm. Trong thời gian đó, Peirce đã có những đóng góp lớn lao cho ngành lôgic học, lĩnh vực mà đối với ông, bao gồm phần lớn các vấn đề nghiên cứu ngày nay được quy cho hai ngành nhận thức luậntriết học khoa học. Ông coi lôgic học như là chi nhánh chính thức của lý thuyết ký hiệu học do ông một phần sáng lập, chủ đề mà về sau sẽ mở ra cuộc tranh luận gay gắt giữa phái thực chứng luận lôgic và phái ủng hộ triết học ngôn ngữ thống trị trong cộng đồng triết học phương Tây thế kỷ 20. Ngoài ra, ông còn có công đề xướng khái niệm suy luận hồi nghiệm (abductive reasoning), cũng như là người đầu tiên xây dựng công thức chặt chẽ cho quy nạp toán họcsuy diễn logic. Sớm từ khoảng năm 1886, ông đã phát hiện rằng mạch điện chuyển có khả năng thực hiện các phép toán logic, song phải nhiều thập kỷ sau ý tưởng này mới được áp dụng vào thực tiễn để sản xuất máy tính kỹ thuật số.[12]

Năm 1934, triết gia Paul Weiss khen ngợi Peirce là "[người] sáng tạo và đa tài nhất trong số các triết gia Mỹ và là nhà lôgic học vĩ đại nhất của nước Mỹ".[13]

Tiểu sử

sửa
 
Nơi sinh của Peirce, nay thuộc khuôn viên Trường sau đại học Nghệ thuật và Khoa học Xã hội trực thuộc Đại học Lesley.

Peirce chào đời vào ngày 10 tháng 12 năm 1839 tại căn nhà số 3 Phillips Place, Cambridge, Massachusetts. Mẹ ông là Sarah Hunt Mills và cha ông là Benjamin Peirce, một giáo sư thiên văn học kiêm toán học tại Đại học Harvard. Năm 12 tuổi, Peirce đọc tác phẩm lôgic học thời thượng nhất lúc bấy giờ ở các nước nói tiếng Anh, cuốn Elements of Logic (Các nguyên lý của Logic) của Richard Whately, ông mượn được từ người anh trai. Kể từ đó trở đi, Peirce đã ấp ủ niềm đam mê chảy bỏng với logic học và lý luận.[14] Ông nhận được bằng Cử nhân Văn chương và Thạc sĩ Văn học (1862) sau khi hoàn thiện khóa học tập tại Đại học Harvard. Năm 1863, Trường Khoa học Lawrence trao tặng Peirce bằng Cử nhân Khoa học, và đồng thời ông cũng trở thành sinh viên ngành hóa đầu tiên của Harvard nhận tấm bằng summa cum laude.[15] Ngoài ra thì thành tích học tập của ông cũng không có gì quá nổi bật.[16] Tại Harvard, ông làm quen được ba người bạn tri kỉ Francis Ellingwood, Chauncey WrightWilliam James.[17] Một trong những giảng viên Harvard của ông, Charles William Eliot, rất không ưa Peirce. Điều này khiến cho Peirce suốt sự nghiệp bị lâm vào thế bất lợi, bởi lẽ Eliot hồi ấy giữ chức Chủ tịch Harvard (giai đoạn 1869–1909 - gần như toàn bộ sự nghiệp làm khoa học của Peirce), và ông ta đã rất nhiều lần phủ quyết việc làm của Peirce tại ngôi trường.[18]

Peirce thời niên thiếu từng mắc chứng "đau dây thần kinh mặt", thứ bệnh mà nay được gọi là đau dây thần kinh sinh ba. Nhà nghiên cứu tiểu sử Joseph Brent miêu tả cảm giác của Peirce khi cơn đau bộc phát như sau: "ban đầu, ông như ngẩn người ra, và rồi xa cách, lạnh cóng, chán nản, cực kỳ ngờ vực, thậm chí thiếu kiên nhẫn với một hành động nhỏ nhất, và có khi nổi nóng bất thình lình."[19] Điều này có lẽ là nguyên nhân khiến ông cách ly khỏi xã hội về sau.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hacking, Ian (1990). The Taming of Chance. A Universe of Chance. Cambridge University Press. tr. 200–15.
  2. ^ Stigler, Stephen M. (1978). “Mathematical statistics in the early States”. Annals of Statistics. 6 (2): 239–65 [248]. doi:10.1214/aos/1176344123. JSTOR 2958876. MR 0483118.
  3. ^ Crease, Robert P. (2009). “Charles Sanders Peirce and the first absolute measurement standard”. Physics Today. 62 (12): 39–44. Bibcode:2009PhT....62l..39C. doi:10.1063/1.3273015. S2CID 121338356. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2013. In his brilliant but troubled life, Peirce was a pioneer in both metrology and philosophy.
  4. ^ Cadwallader, Thomas C. (1974). “Charles S. Peirce (1839–1914): The first American experimental psychologist”. Journal of the History of the Behavioral Sciences. 10 (3): 291–98. doi:10.1002/1520-6696(197407)10:3<291::AID-JHBS2300100304>3.0.CO;2-N. PMID 11609224.
  5. ^ Wible, James R. (tháng 12 năm 2008). “The economic mind of Charles Sanders Peirce”. Contemporary Pragmatism. 5 (2): 39–67.
  6. ^ Nöth, Winfried (2000). “Charles Sanders Peirce, Pathfinder in Linguistics”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022.
    Nöth, Winfried (2000). “Digital Encyclopedia of Charles S. Peirce”.
  7. ^ a b Houser, Nathan (1989), "Introduction Lưu trữ 2010-05-30 tại Wayback Machine", Writings of Charles S. Peirce, 4:xxxviii, find "Eighty-nine".
  8. ^ Từ "Peirce" trong trường hợp này luôn vần với từ "terse" và vì vậy, trong hầu hết các phương ngữ tiếng Anh, "Peirce" được phát âm giống hệt từ "purse".
  9. ^ “Note on the Pronunciation of 'Peirce'. Peirce Project Newsletter. 1 (3–4). tháng 12 năm 1994. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022.
  10. ^ Weiss, Paul (1934). “Peirce, Charles Sanders”. Dictionary of American Biography. Arisbe. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2013.
  11. ^ “Peirce, Benjamin: Charles Sanders”. Webster's Biographical Dictionary. Merriam-Webster. Springfield, Massachusetts. 1960 [1943].
  12. ^ Peirce, C. S. (1886). “Letter, Peirce to A. Marquand [Lá thư, Peirce gửi A. Marquand]”. Writings of Charles S. Peirce [Các bản thảo của Charles S. Peirce]. tr. 5:541–43. ISBN 978-0253372017. Đọc Burks, Arthur W. (1978). “Charles S. Peirce, The new elements of mathematics [Những nguyên lý mới của toán học]” (PDF). Book Review. Bulletin of the American Mathematical Society. Eprint. 84 (5): 913–918. doi:10.1090/S0002-9904-1978-14533-9. Đọc thêm Houser, Nathan. “Introduction”. Writings of Charles S. Peirce [Các bản thảo của Charles S. Peirce]. 5. tr. xliv.
  13. ^ Weiss, Paul (1934). “Peirce, Charles Sanders”. Dictionary of American Biography. Arisbe. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2013.
  14. ^ Fisch, Max, "Introduction Lưu trữ 2018-10-22 tại Wayback Machine", Writings of Charles S. Peirce, 1:xvii, tìm dòng "One episode".
  15. ^ "Peirce, Charles Sanders" (1898), The National Cyclopedia of American Biography, v. 8, p. 409.
  16. ^ Brent 1998, tr. 54–56
  17. ^ Brent, Josep (1998). Charles Sanders Peirce: A Life (ấn bản thứ 2). Bloomington, Ind.: Indiana University Press. tr. 363–64. ISBN 9780253211613.
  18. ^ Brent 1998, tr. 19–20, 53, 75, 245
  19. ^ Brent 1998, tr. 40