Charles "Charlie" Parker, Jr. (29 tháng 8 năm 1920 – 12 tháng 3 năm 1955), còn có những tên gọi như "Yardbird" và "Bird", là một nhạc công saxophone và nhà soạn nhạc jazz người Mỹ.[1]

Charlie Parker
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhCharles Parker, Jr.
Tên gọi khácBird, Yardbird
Sinh(1920-08-29)29 tháng 8, 1920
Thành phố Kansas, Kansas, Hoa Kỳ
Mất12 tháng 3, 1955(1955-03-12) (34 tuổi)
Thành phố New York
Thể loạiJazz, bebop
Nghề nghiệpNhạc công, nhà soạn nhạc
Nhạc cụAlto saxophone, tenor saxophone
Năm hoạt động1937–55
Hãng đĩaSavoy, Dial, Verve, Mercury; UK: Esquire, Vogue, EMI Columbia
Hợp tác vớiDizzy Gillespie, Max Roach, Miles Davis
Websitecmgww.com/music/parker/

Parker ảnh hưởng lên nhiều nhạc sĩ độc diễn jazz và là nhân vật tiên phong cho sự phát triển của bebop,[2] một tiểu thể loại jazz với nhịp độ nhanh, kỹ thuật chơi nhạc cụ điệu luyện và cách hòa âm cấp tiến. "Yardbird" là biệt danh của Parker từ thời kỳ đầu của sự nghiệp.[3] Biệt danh này, và phiên bản rút gọn "Bird", tiếp tục được sử dụng trong suốt sự nghiệp Parker; tiêu đề của nhiều nhạc khúc của ông được truyền cảm hướng từ những "nickname" này, như "Yardbird Suite", "Ornithology", "Bird Gets the Worm", và "Bird of Paradise". Parker là một biểu tượng của tiểu văn hóa hipster thập niên 1940 và sau đó Beat Generation.[4]

Thời niên thiếu sửa

Charles Parker, Jr. ra đời tại thành phố Kansas, Kansas, lớn lên ở thành phố Kansas, Missouri, và là người con duy nhất của Adelaide "Addie" (Bailey) và Charles Parker.[5] Ông bắt đầu theo học trường Trung học Lincoln[6] vào tháng 9 năm 1934, nhưng thôi học sau đó vào tháng 10 năm 1935. Parker bắt đầu chơi saxophone năm 11 tuổi, và khi 14, ông gia nhập ban nhạc của trường.

Sự nghiệp sửa

Những năm đầu sửa

Vào cuối thập nên 1930, Parker bắt đầu tích cực luyện tập. Thời gian này, ông rèn luyện khả năng ứng tác và phát triển vài ý tưởng mà sau này sẽ dẫn đến bebop. Trong một bài phỏng vấn với Paul Desmond, Parker nói ông đã luyện tập 15 giờ mỗi ngày trong từ ba đến bốn năm.[7]

Những ban nhạc của Count BasieBennie Moten chắc chắn đã ảnh hưởng lên Parker. Ông chơi nhạc cùng những nhóm nhạc đĩa phương trong các câu lạc bộ jazz quanh thành phố Kansas, Missouri, nơi ông hoàn thiện nhiều kỹ thuật với sự giúp đỡ của Buster Smith.

Năm 1938, Parker tham gia territory band của tay piano Jay McShann.[8] Ban nhạc biểu diễn ở câu lạc bộ đêm và một số địa điểm khác ở miền tây nam, cũng như tại Chicago và thành phố New York.[9][10] Parker cũng thực hiện bản thu chuyên nghiệp đầu tay cùng ban nhạc của McShann.

Thành phố New York sửa

Năm 1939, Parker chuyển tới thành phố New York, để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Ông cũng làm nhiều công việc khác, trong đó có làm rửa bát với lương 9 đôla một tuần tại Jimmie's Chicken Shack, nơi tay piano Art Tatum từng biểu diễn.[11]

Năm 1942, Parker rời ban nhạc của McShann và chơi nhạc trong một năm với Earl Hines. Parker tham gia một nhóm những nhạc công trẻ, và chơi nhạc trong một số câu lạc bộ tại Harlem, như Clark Monroe's Uptown HouseMinton's Playhouse. Nhóm này gồm Parker, nhạc công trumpet Dizzy Gillespie, tay piano Thelonious Monk, tay guitar Charlie Christian, và tay trống Kenny Clarke. Tinh thần bebop đã được đúc kết trong một câu nói trích dẫn bởi Mary Lou Williams được cho là của Monk: "Chúng tôi muốn một thứ nhạc mà họ không thể chơi".[12]

Bebop sửa

Charlie Parker with Strings sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Charlie Parker Biography – Facts, Birthday, Life Story”. Biography.com. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2014.
  2. ^ “Charlie Parker”. The New Grove Dictionary of Jazz. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ “Yardbird”. Birdlives.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2013.
  4. ^ The 1959 Beat parody album How to Speak Hip lists the three top most "uncool" actions (both in the audio and in the liner notes) as follows: "It is uncool to claim that you used to room with Bird. It is uncool to claim that you have Bird's axe. It is even less cool to ask 'Who is Bird?'"
  5. ^ Dictionary of World Biography: The 20th century, O-Z by Frank Northen Magill
  6. ^ Woideck, Carl (tháng 10 năm 1998). Charlie Parker: His Music and Life. Michigan American Music Series. University of Michigan Press. tr. 4. ISBN 978-0-472-08555-2. In Lincoln High School he was the pride of his teachers...
  7. ^ “Paul Desmond interviews Charlie Parker”. puredesmond.ca. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2011.
  8. ^ Woideck, Carl (tháng 10 năm 1998). Charlie Parker: His Music and Life. Michigan American Music Series. University of Michigan Press. tr. 18. ISBN 978-0-472-08555-2.
  9. ^ “pbs.org”. pbs.org. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2011.
  10. ^ “amb.cult.bg”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2016.
  11. ^ See Jazz, Episode 7: "Dedicated to Chaos: 1940–1945".
  12. ^ Blakely, Johanna (tháng 4 năm 2010). Lessons from Fashion's Free Culture (TEDxUSC 2010). TEDTalks. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2010.

Đọc thêm sửa

  • Aebersold, Jamey, editor (1978). Charlie Parker Omnibook. New York: Michael H. Goldsen.
  • Giddins, Gary (1987). Celebrating Bird: The Triumph of Charlie Parker. New York: Beech Tree Books, William Morrow. ISBN 0-688-05950-3
  • Koch, Lawrence (1999). Yardbird Suite: A Compendium of the Music and Life of Charlie Parker. Boston, Northeastern University Press. ISBN 1-55553-384-1
  • Parker, Chan (1999). My Life In E-Flat. University Of South Carolina Press. ISBN 1-57003-245-9
  • Reisner, George (1962). Bird: The Legend of Charlie Parker. New York, Bonanza Books.
  • Russell, Ross (1973). Bird Lives! The High Life & Hard Times of Charlie (Yardbird) Parker. New York: Charterhouse. ISBN 0-306-80679-7
  • Woideck, Carl (1998). Charlie Parker: His Music and Life. Ann Arbor: University of Michigan Press. ISBN 0-472-08555-7
  • Woideck, Carl, editor (1998). The Charlie Parker Companion: Six Decades of Commentary. New York: Schirmer Books. ISBN 0-02-864714-9
  • Yamaguchi, Masaya, editor (1955). Yardbird Originals. New York: Charles Colin, reprinted 2005.

Liên kết ngoài sửa

Bản mẫu:Charlie Parker