Chiến dịch Nghĩa Lộ 1948. Bắt đầu từ ngày 18/4/1948 Kết thúc ngày 01/5/1948 Từ cuối năm 1947, đầu năm 1948 Pháp kiểm soát được hầu hết các tỉnh lỵ, thị xã, thị trấn và đường giao thông quan trọng ở Tây Bắc. Bộ Tổng chỉ huy chỉ thị cho Khu 10 phá kế hoạch bao vây biên giới của địch, đưa các Đại đội hoạt động độc lập, các đội xung phong công tác, vũ trang tuyên truyền vào sâu trong vùng địch tạm chiếm, tiến tới xây dựng và mở rộng căn cứ địa Tây Bắc. Thực hiện chỉ thị trên, Bộ chỉ huy Khu 10 quyết định mở chiến dịch tiến công Nghĩa Lộ vào đầu tháng 4 năm 1948. Cụ thể là tập trung một lực lượng mạnh tiêu diệt Tiểu đoàn số 1 xứ Thái tự trị ở Nghĩa Lộ trong thời gian ngắn để uy hiếp Sơn La, buộc quân địch ở Lào Cai, Văn Bàn phải phân tán lực lượng về giữ hậu phương, tạo thuận lợi cho các đơn vị khác diệt các vị trí án ngữ biên giới, đồng thời buộc địch phải điều quân từ Hòa Bình lên giữ Sơn La.

Chiến dịch Nghĩa Lộ
Một phần của Chiến tranh Đông Dương
Thời gian18 tháng 4 năm 1948 – 1 tháng 5 năm 1948
Địa điểm
Tham chiến

Liên hiệp Pháp

 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Lực lượng
  • Tiểu đoàn số 1 xứ Thái tự trị thuộc tiểu khu Yên Bái gồm 3 Đại đội.
  • Một trung đội chỉ huy của Đại đội Commando số 1 Lào và số đông lính dõng.
  • 2000 chiến sĩ.
  • 2 Trung đoàn bộ đội địa phương của tỉnh Sơn La và Yên Bái.
  • 2 Tiểu đoàn (Tiểu đoàn Sông Lô và Tiểu đoàn 45 của Bộ)
  • Lực lượng:

    Lực lượng phía Pháp ở Nghĩa Lộ gồm:

    + Tiểu đoàn số 1 xứ Thái tự trị thuộc tiểu khu Yên Bái gồm 3 Đại đội.

    + Một trung đội chỉ huy của Đại đội Commando số 1 Lào và số đông lính dõng.

    Vị trí chính đóng tại Nghĩa Lộ, Cốc Báng, Gia Hội, Quang Huy. Các đồn phụ đóng ở Thượng Bằng La, Thu Cúc, Văn Yên, Phong Phú, Tú lệ, Cửa Nhì.

    Lực lượng phía Việt Minh gồm: tổng số 2.000 chiến sĩ.

    + 2 Trung đoàn bộ đội địa phương của tỉnh Sơn La và Yên Bái.

    + 2 Tiểu đoàn (Tiểu đoàn Sông Lô và Tiểu đoàn 45 của Bộ)

    Ban chỉ huy gồm Bế Sơn Cương, Vũ Lập; Nhung (không rõ họ); Yến (không rõ họ). Sở chỉ huy đặt ở Ca Vịnh.

    Kế hoạch tác chiến:

    Ban chỉ huy quyết định đánh chiếm vị trí Nghĩa Lộ, giải quyết xong Nghĩa Lộ sẽ tập trung quân đánh xuống Quang Huy.

    + Hướng Nghĩa Lộ do Nhung chỉ huy dùng Tiểu đoàn Sông Lô, Trung đoàn tỉnh Yên Bái và 5 Đại đội độc lập được trang bị 1 cối 81 ly, 1 cối 60 ly, 9 badôca, 11 trung liên (FM), súng trường tiến công. Tiểu đoàn 45 đánh nghi binh ở Gốc Bản, Cửa Nhì.

    + Hướng tiến công Quang Huy do Yến chỉ huy.

    Pháp biết được kế hoạch tiến công của Việt Minh nên tăng cường quân phòng thủ Nghĩa Lộ, đóng thêm một số vị trí. Khu 10 quyết định chuyển hướng chính đánh vào Gia Hội. Lực lượng địch ở đây có 150 tên, trong đó có một quan hai và 11 lính Pháp, có 2 cối và 4 trung liên.

    Ngày 21/4, Việt Minh gồm 2 Đại đội tấn công Gia Hội. Hai bên bắn nhau trong vòng 1 giờ. Trời sáng, bộ đội Việt Minh rút lui.

    Đêm 22/4, cả 4 Đại đội 510;514; 518; 520 của Việt Minh tấn công vào đồn Gia Hội. Pháp để một lực lượng nhỏ bắn trả, còn lại rút ra ngoài rồi dùng cối bắn vào quanh đồn. Đến 4h30' Việt Minh lui quân. Kết quả, Pháp chết 6 người (có một quan hai), 10 lính khố đỏ và bị thương nhiều người. Việt Minh bị chết 9 người, bị thương 19 người, bị lạc 2 người.

    Tham khảo sửa