Chiến tranh phá hoại là thuật ngữ sử dụng bởi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[1][2] để mô tả các hoạt động ném bom của quân đội Mỹ trên khắp miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Chiến lược này tiến hành bằng không quânhải quân.

B-52F đang ném bom (chiến tranh Việt Nam).

Mục đích và hoạt động

sửa

Trong chiến tranh Việt Nam, bốn mục tiêu chính yếu để Mỹ oanh tạc miền Bắc Việt Nam là:

  1. Cứu vãn tinh thần đang sa sút của chính phủ Việt Nam Cộng hòa;
  2. Ép Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngừng hỗ trợ cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam;
  3. Phá hủy hệ thống giao thông, các cơ sở công nghiệp, các lực lượng phòng không và đơn vị quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;
  4. Ngăn chặn dòng quân và hàng hóa chảy vào miền Nam Việt Nam.

Các chiến dịch:

Thiệt hại

sửa

Chỉ tính từ 1965 đến 1968, theo phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đến cuối năm 1965, quân và dân miền Bắc Việt Nam đã bắn rơi 834 chiếc máy bay Mỹ, tiếp đó bắn rơi 773 chiếc trong năm 1966. Năm 1967 bắn rơi 1.067 chiếc và 571 chiếc năm 1968, bắt sống hàng trăm phi công Mỹ, 143 lần bắn chìm hoặc bắn cháy tàu chiến Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.[3]

Các cuộc chiến tranh khác

sửa

Theo ý nghĩa tương tự trong các cuộc chiến tranh khác, loại chiến tranh này cũng đề cập đến các hoạt động quân sự như các cuộc không kích nước Anh của quân đội Đức Quốc Xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm phá hoại nguồn lực vật chất của Anh[4] đẩy Anh đến đàm phán; cũng như đề cập các cuộc ném bom chiến lược vào nước Đức; và các cuộc không kích vào Nhật Bản.

Mục tiêu của việc phá hoại là nhằm vào cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải, thông tin-liên lạc,... bao gồm các khu công nghiệp và kho tàng. Qua đó, làm sụp đổ tiềm lực chiến tranh của đối phương. Phổ biến và ác liệt nhất của loại phá hoại này là chiến tranh được tiến hành bằng không quân và thường không phân biệt mục tiêu quân sự hay mục tiêu dân sự. Mục đích không chỉ làm tê liệt khả năng chiến tranh mà song song đó, còn gây áp lực tâm lý đối phương, khiến đối phương bị hủy hoại hoặc buộc phải đầu hàng.[5]

Các cuộc không kích của Không quân Đức nhằm vào đảo Anh trong 1939-1940 tàn phá nặng nề nhiều khu công nghiệp quan trọng của Anh ở quanh Luân Đôn và miền Trung nước Anh, đáp trả lại, trong các giai đoạn 1943-1945, không quân phe Đồng minh tổ chức oanh tạc vào lãnh thổ chính quốc của Đức và đã tàn phá nặng nề nền công nghiệp của Đức. Các cuộc không kích vào Nhật Bản trong suốt Thế chiến II cũng diễn ra nhằm làm tê liệt khả năng chiến tranh của Nhật. Mặc dù tổng quân số lên đến 7,2 triệu người[6][7] vào tháng 8 năm 1945, nhưng Nhật Bản vẫn đi đến quyết định đầu hàng bởi cạn kiệt nguồn lực vật chất cho chiến tranh.[8][9][10][11]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hà Nội những ngày đầu chống chiến tranh phá hoại (Phần 1), truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
  2. ^ Ký ức Việt Nam: BV Bạch Mai khôi phục sau chiến tranh phá hoại, truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
  3. ^ “Đế quốc Mỹ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất”. Báo Nhân dân. Truy cập 27 tháng 08 năm 2018.
  4. ^ Bungay 2000, tr. 31–33
    Directive No. 17 – For the conduct of air and sea warfare against England Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine, Führer Headquarters, 1 tháng 8 năm 1940.
  5. ^ Bishop 2010, tr. 14–18.
  6. ^ Weinberg, tr 892.
  7. ^ Cook, tr 403: 4.335.500 quân ở Nhật Bản, và 3.527.000 ở ngoài Nhật Bản.
  8. ^ Frank, tr 81.
  9. ^ Pape, Robert A. (Fall 1993). “Why Japan Surrendered”. International Security. 18 (2): 154–201. doi:10.2307/2539100. JSTOR 2539100.
  10. ^ Feifer, tr 418.
  11. ^ Reynolds, tr 363.

Sách

sửa