Google Chrome OS là một hệ điều hành dựa trên Gentoo Linux, được thiết kế bởi Google. Nó được chia tách từ hệ điều hành tự do nguồn mở Chromium OS và dùng trình duyệt Google Chrome như giao diện người dùng chính, và như vậy nó chủ yếu là để làm việc với các ứng dụng web.[8] Tuy nhiên Chrome OS là phần mềm độc quyền.

Chrome OS
Nhà phát triểnGoogle
Được viết bằngC, C++
Họ hệ điều hànhLinux[1]
Tình trạng
hoạt động
Cài đặt sẵn trên Chromebook, Chromebox, Chromebit, Chromebase
Phát hành lần đầu15 tháng 6 năm 2011; 11 năm trước (2011-06-15)
Phương thức
cập nhật
Rolling release
Hệ thống
quản lý gói
Portage[2][3] APT[4][5]
Nền tảngx86, x64, ARM, ARM64
Loại nhân hệ điều hànhNguyên khối (hạt nhân Linux)[6]
Giao diện
mặc định
Google Chrome
Giấy phépĐiều khoản dịch vụ Google Chrome OS[7]

Được công bố vào ngày 7 tháng 7 năm 2009, Chrome OS sẽ được phát hành ra công chúng phiên bản ổn định trong nửa sau năm 2010.[9] quan niệm nó như một hệ điều hành trong đó cả ứng dụng và dữ liệu người dùng đều nằm trên đám mây: do đó Chrome OS chủ yếu chạy các ứng dụng web.[10] Mã nguồn và một bản demo công khai đến vào tháng 11 năm đó. Laptop chạy Chrome OS, còn được gọi là Chromebook,[11] có mặt vào tháng 5 năm 2011. Các lô hàng Chromebook đầu tiên từ Samsung và Acer diễn ra vào tháng 7 năm 2011. Google Chrome OS nhắm vào những người dùng dành hầu hết thời gian làm việc với máy tính của họ trên Internet.[12][13][14]

Chrome OS Chrome OS có trình phát đa phương tiện tích hợp và trình quản lý file. Nó hỗ trợ Chrome Apps, giống như các ứng dụng gốc, cũng như quyền truy cập từ xa vào desktop. Ban đầu, sự tiếp nhận tỏ ra nghi ngờ, với một số nhà quan sát cho rằng một trình duyệt chạy trên bất kỳ hệ điều hành nào cũng tương đương về mặt chức năng[cần dẫn nguồn]. Khi ngày càng có nhiều máy Chrome OS gia nhập thị trường, hệ điều hành này giờ đây hiếm khi được đánh giá riêng lẻ với phần cứng chạy nó.

Các ứng dụng Android bắt đầu có sẵn cho hệ điều hành này vào năm 2014 và vào năm 2016, quyền truy cập vào toàn bộ ứng dụng Android của Google Play đã được giới thiệu trên các thiết bị Chrome OS được hỗ trợ. Support for a Linux terminal and applications, known as Project Crostini,[15] was released to the stable channel in Chrome OS 69. This was made possible via a lightweight Linux kernel that runs containers inside a virtual machine.

Chrome OS is only available pre-installed on hardware from Google manufacturing partners, but there are unofficial methods that allow it to be installed in other equipment.[16] Its open-source upstream, Chromium OS, can be compiled from downloaded source code. Early on, Google provided design goals for Chrome OS, but has not otherwise released a technical description.

Tổng quanSửa đổi

Trong một hội nghị thông tri diễn ra ngày 19 tháng 11 năm 2009, phó Chủ tịch Google, Sundar Pichai, đã mô tả về Chrome, trình diễn một phiên bản sơ khai của hệ điều hành này, trong đó có một màn hình desktop gần giống với giao diện trình duyệt Chrome. Tuy nhiên, ngoài các thẻ (tab) trình duyệt thông thường, giao diện còn có các thẻ ứng dụng giúp chiếm ít không gian hơn và có thể được neo cố định để dễ dàng truy cập. Khi chạy với netbook, hệ điều hành này mất 7 giây để khởi động, và Google vẫn đang cố gắng cải thiện con số này.[17]

Cùng ngày, Google phát hành mã nguồn của Chrome OS sử dụng giấy phép BSD trong vai trò dự án Chromium OS.[18] Giống với các dự án mã nguồn mở khác, các nhà phát triển sửa lại mã nguồn của Chromium OS và xây dựng những phiên bản của họ, trong khi đó mã nguồn Google Chrome OS sẽ chỉ được hỗ trợ bởi Google và các đối tác của Google, đồng thời chỉ chạy trên phần cứng được thiết kế chuyên biệt. Không giống Chromium OS, Chrome OS sẽ được cập nhật (update) tự động phiên bản mới nhất.[19] Quan sát viên Serdar Yegulalp của InformationWeek đã viết Chrome OS sẽ là một sản phẩm được phát triển để đạt đến "một cấp độ thanh nhã và một mức độ tích hợp với phần cứng mang nó mà theo mặc định Chromium OS không có," trong khi Chromium OS là một dự án, "một đường cơ sở thông thường mà từ đó dẫn xuất ra thành quả cuối cùng" hay một sự hợp nhất của các sản phẩm dẫn xuất. Cả Chrome OS và Chromium OS sẽ được phát triển song song và hỗ trợ cho nhau.[20]

Do Chrome OS và Chromium OS chia sẻ cùng một mã nguồn cơ sở[19][20], các phiên bản đầu tiên của Chromium OS đưa ra cái nhìn về Chrome OS. Bản alpha của Chromium OS bao gồm một trang ứng dụng, kích hoạt bởi một nút ở góc trên bên trái màn hình. Trang này liên kết với các ứng dụng web do Google phát triển, bao gồm Gmail, Google Apps, Picasa hay YouTube; và các ứng dụng khác, trong đó có Yahoo mail, Pandora, Hulu, FacebookTwitter. Chromium cũng cung cấp một ứng dụng máy tính (calculator), đồng hồ, ứng dụng chỉ nguồn (battery indicator), và ứng dụng thông báo trạng thái mạng. Phím chức năng F12 cho phép nhìn nhiều cửa sổ, trong đó có tùy chọn mở thêm các cửa sổ duyệt khác và chuyển qua lại giữa chúng. Phím F8 gọi một màn hình bàn phím phủ trong đó hiển thị chức năng của tất cả các phím tắt, bao gồm các trình quản lý tác vụ và bộ nhớ, và một giao diện dòng lệnh (command-line) nhận các lệnh Linux thông thường.[19][20][21]

Mục đích và hướng thiết kếSửa đổi

Giao diện người dùngSửa đổi

Mục đích thiết kế dành cho giao diện người dùng của Google Chrome OS bao gồm giảm thiểu chiếm dụng không gian màn hình bằng cách kết hợp các ứng dụng và các trang Web tiêu chuẩn vào một dải thẻ đơn nhất, chứ không chia làm hai. Các nhà thiết kế đang cân nhắc một mô hình quản lý cửa sổ rút gọn chỉ có thể hoạt động khi ở trạng thái toàn màn hình. Các tác vụ thứ hai được xử lý với các "bảng" ("panel"): những cửa sổ đang hiển thị (floating) được cắt bớt bên dưới màn hình để dành không gian cho các tác vụ như chat hoặc chơi nhạc. Chia nhỏ các màn hình cũng được xem xét để có thể xem được 2 phần nội dung kề sát nhau. Google Chrome OS sẽ áp dụng lại những tính năng trong trình duyệt Chrome như offline mode, xử lý nền, và các thông báo. Các nhà thiết kế dự định sử dụng tính năng tìm kiếm và các thẻ được neo cố định như một cách định xứ và truy cập nhanh chong các ứng dụng.[22]

Kiến trúcSửa đổi

Trong các tài liệu thiết kế sơ bộ của dự án mã nguồn mở Chromium OS, Google mô tả một kiến trúc 3 tầng: firmware, trình duyệt và trình quản lý cửa sổ, và phần mềm lớp hệ thống và các dịch vụ userland.[23]

  • Tầng firmware góp phần giảm thời gian khởi động bằng cách không dò tìm phần cứng như ổ đĩa mềm, vốn không còn được dùng nhiều trên các máy tính, đặc biệt là netbook. Firmware cũng góp phần tăng tính bảo mật bằng cách kiểm tra lại từng bước trong quá trình khởi động kết hợp với phục hồi hệ thống.[23]
  • Phần mềm lớp hệ thống bao gồm nhân Linux đã được vá để tăng hiệu suất khởi động. Phần mềm userland được rút gọn tối ưu, được quản lý bởi Upstart, có thể chạy các dịch vụ song song, sinh lại các công việc bị lỗi, và chặn các dịch vụ nhằm khởi động nhanh hơn.[23]
  • Trình quản lý cửa sổ xử lý tương tác người dùng với nhiều cửa sổ client giống với những trình quản lý X window khác.[23]

Hỗ trợ phần cứngSửa đổi

Google Chrome OS ban đầu được hướng đến các thiết bị thứ cấp như netbook, chứ không phải là các máy tính PC,[17] và chạy trên phần cứng bao gồm một bộ xử lý x86 hoặc ARM.[12] Mặc dù Chrome OS hỗ trợ các ổ đĩa cứng, Google đã yêu cầu các đối tác phần cứng sử dụng các ổ cứng thể đặc do có hiệu năng và độ tin cậy cao[19], mặt khác hệ điều hành không yêu cầu dung lượng lớn do chủ yếu truy cấp các ứng dụng và dữ liệu đặt trên máy chủ. Google Chrome OS sử dụng không gian đĩa bằng 1/60 so với Windows 7.[24]

Các công ty phát triển phần cứng cho hệ điều hành bao gồm Hewlett-Packard, Acer, Adobe, Asus, Lenovo, Qualcomm, Texas Instruments, Freescale[25]Intel.[26]

Tháng 12 năm 2009, Michael Arrington thuộc TechCrunch thông báo rằng Google đã tiếp cận ít nhất một nhà sản xuất phần cứng về việc xậy dựng một sản phẩm netbook Chrome OS. Theo các nguồn tin của Arrington, các thiết bị này có thể được cấu hình cho băng thông rộng di động và trợ cấp bởi một hoặc nhiều thiết bị mang.[27]

Phần cứngSửa đổi

 
Chromebook

Laptops chạy Chrome OS được gọi chung là "Chromebook". Máy tính đầu tiên là CR-48, một thiết kế phần cứng mà Google đã đưa cho những người xét nghiệm vào tháng 12 năm 2010. Các máy bán lẻ có từ tháng 5 năm 2011. Một năm sau đó, tháng 5 năm 2012, một thiết kế máy tính để bàn bán trên thị trường như là một "Chromebox" đã được phát hành bởi Samsung.

Trong đầu năm 2014, LG Electronics đã giới thiệu thiết bị đầu tiên thuộc kiểu all-in-one gọi là "Chromebase". Thiết bị Chromebase cơ bản là phần cứng Chromebox bên trong một màn hình với camera tích hợp, microphone và loa. Acer kể từ đó đã phát hành một thiết bị Chromebase với một màn hình cảm ứng.

Chromebit là một HDMI dongle chạy Chrome OS. Khi được đặt vào một khe cắm HDMI trên TV hoặc màn hình máy tính, thiết bị này biến màn hình thành một máy tính cá nhân. Thiết bị này đã được công bố tháng 3 năm 2015 và được giao hàng vào tháng 11.[28]

Phần mềmSửa đổi

Phần mềm và các bản cập nhật bị giới hạn trong thời gian thiết bị còn được hỗ trợ.[29][30] Mỗi kiểu thiết bị được sản xuất để chạy Chrome OS có thời hạn hỗ trợ cập nhật khác nhau, với tất cả các thiết bị mới được phát hành vào năm 2020 trở lên được đảm bảo sẽ có thời hạn sử dụng tối thiểu là 8 năm kể từ ngày phát hành đầu tiên.[31]

Các ứng dụngSửa đổi

Ban đầu, Chrome OS gần như là một hệ điều hành chỉ để lướt web dựa chủ yếu vào máy chủ để lưu trữ các ứng dụng web và lưu trữ dữ liệu liên quan.[32][33] Google dần dần bắt đầu khuyến khích các nhà phát triển tạo "ứng dụng đóng gói" và sau đó là Ứng dụng Chrome . Phần mềm thứ hai sử dụng HTML5, CSS, Adobe ShockwaveJavaScript để cung cấp trải nghiệm người dùng gần với ứng dụng gốc hơn.[34][35] Vào tháng 9 năm 2014, Google ra mắt App Runtime cho Chrome (beta), cho phép một số ứng dụng Android nhất định chạy trên Chrome OS. Runtime được khởi chạy với bốn ứng dụng Android: Duolingo, Evernote, Sight WordsVine.[36] Năm 2016, Google cung cấp Google Play cho Chrome OS, cung cấp hầu hết các ứng dụng Android cho các thiết bị Chrome OS được hỗ trợ.[37]

Tiếp nhậnSửa đổi

Khi vừa mới ra, Chrome OS được xem như là một đối thủ cạnh tranh với Microsoft, cả trực tiếp với Microsoft Windows cũng như gián tiếp với các ứng dụng xử lý văn bản và bảng tính thông qua sự phụ thuộc của hệ điều hành Chrome trên điện toán đám mây.[38][39] Nhưng giám đốc kỹ thuật của Chrome OS Matthew Papakipos lập luận rằng hai hệ điều hành này sẽ không hoàn toàn trùng nhau trong chức năng vì Chrome OS dành cho netbook, mà thiếu sức mạnh tính toán để chạy một chương trình cần nhiều nguồn lực như Adobe Photoshop.[40]

Xem thêmSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Pichai, Sundar (ngày 7 tháng 7 năm 2009). “Introducing the Google Chrome OS”. Official Google Blog. Google, Inc. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ While it's possible to run Portage in Chrome OS, this requires to enable development mode which removes integrity checking for the filesystem.
  3. ^ “Installing Software on Base Images - Chromium Docs”.
  4. ^ APT is used on Crostini's default shipped container, but this does not have access on the actual host system since Crostini runs inside a virtual machine.
  5. ^ “Chromium OS Docs - Running Custom Containers under Chrome OS”.
  6. ^ “Kernel Design: Background, Upgrades”. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2011.
  7. ^ Google. “Google Chrome OS Terms of Service”. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.
  8. ^ Mediati, Nick (ngày 7 tháng 7 năm 2009). “Google Announces Chrome OS”. PC World. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009.
  9. ^ Ahmed, Murad (ngày 8 tháng 7 năm 2009), Google takes on Microsoft with Chrome operating system, Times Online, truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009
  10. ^ “Kernel Design”. The Chromium Projects.
  11. ^ Dylan F. Tweney (ngày 19 tháng 11 năm 2009). “Gadget Lab Hardware News and Reviews Google Chrome OS: Ditch Your Hard Drives, the Future Is the Web”. Wired. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2009.
  12. ^ a b Womack, Brian (ngày 8 tháng 7 năm 2009). “Google to Challenge Microsoft With Operating System”. Bloomberg.com. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009.
  13. ^ Hansell, Saul (ngày 8 tháng 7 năm 2009). “Would you miss Windows with a Google operating system?”. New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009.
  14. ^ Pichai, Sundar (ngày 7 tháng 7 năm 2009). “Introducing the Google Chrome OS”. Official Google Blog. Google, Inc. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2009.
  15. ^ “Chromium OS Docs - Running Custom Containers Under Chrome OS”. chromium.googlesource.com.
  16. ^ “Chrome OS unofficial forks”. quickfever.com. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2018.
  17. ^ a b Helft, Miguel (ngày 19 tháng 11 năm 2009). “Google Offers Peek at Operating System, a Potential Challenge to Windows”. New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2009.
  18. ^ Sengupta, Caesar (ngày 19 tháng 11 năm 2009). “Releasing the Chromium OS open source project”. Official Google Blog. Google, Inc. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2009.
  19. ^ a b c d “Developer FAQ”. Google. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2009.
  20. ^ a b c Yegulalp, Serdar (ngày 5 tháng 12 năm 2009). “Google Chrome OS Previewed”. InformationWeek. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2009.
  21. ^ Rapoza, Jim (ngày 3 tháng 12 năm 2009). “REVIEW: Google Chrome OS Developer Edition Provides Intriguing Look at Web-Only Computing”. eWeek.com. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2009.
  22. ^ “The Chromium Projects: User Experience”. Google. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009.
  23. ^ a b c d “Security Overview: Chromium OS design documents”. Google. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2009.
  24. ^ Mearian, Lucas (ngày 19 tháng 11 năm 2009). “Google Chrome OS will not support hard-disk drives”. Computerworld. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009.
  25. ^ Pichai, Sundar (ngày 8 tháng 7 năm 2009). “Google Chrome OS FAQ”. Official Google Blog. Google, Inc. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2009.
  26. ^ Myslewski, Rik (ngày 10 tháng 7 năm 2009). “Intel Cozying up to Google Chrome OS”. The RegisterOSnews. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2009.
  27. ^ Arrington, Michael (ngày 16 tháng 12 năm 2009). “Get Ready For The Google Branded Chrome OS Netbook”. Washington Post. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009.
  28. ^ Martonik, Andrew (ngày 17 tháng 11 năm 2015). “Google and ASUS officially launch the Chromebit, available now for just $85”. Android Central. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2016.
  29. ^ “Auto Update policy - Google Chrome Enterprise Help”. support.google.com. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
  30. ^ “Google's Chromebook End of Life Policy stops support after 5 years”. PCWorld (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
  31. ^ Tofel, Kevin C. (21 tháng 1 năm 2020). “Google announces 8 years of Chrome OS software updates for all new Chromebooks (Updated)”. About Chromebooks (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
  32. ^ Vaughan-Nichols, Steven J. (18 tháng 6 năm 2012). “Steven J. Vaughan-Nichols: It's 2016, and Chrome OS is ascendant”. Computerworld (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
  33. ^ “Why Google's Chromebooks are born to lose”. Digital Trends (bằng tiếng Anh). 12 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
  34. ^ “Packaged Apps”. Chrome Developers (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
  35. ^ “What Are Chrome Apps?”. Chrome Developers (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
  36. ^ Amadeo, Ron (11 tháng 9 năm 2014). “Chrome OS can now run Android apps, no porting required”. Ars Technica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
  37. ^ “The Google Play Store Is Now Available in Chrome OS, Brings Android Apps to Your Chromebook”. Lifehacker (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
  38. ^ Keegan, Victor (ngày 10 tháng 7 năm 2009). “Can Chrome steal Microsoft's shine?”. The Guardian. UK. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2009.
  39. ^ Bertolucci, Jeff (ngày 10 tháng 7 năm 2009). “Google, Microsoft Invade Enemy Territory: Who Wins?”. PC World. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2009.
  40. ^ Stokes, Jon (ngày 19 tháng 1 năm 2010). “Google talks Chrome OS, HTML5, and the future of software”. Ars Technica. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2010.

Liên kết ngoàiSửa đổi