Cloxacillin
Cloxacillin là một kháng sinh hữu ích trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn.[1] Những bệnh này có thể bao gồm chốc lở, viêm mô tế bào, viêm phổi, viêm khớp nhiễm trùng và viêm tai giữa.[1] Chúng không có hiệu quả đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA).[2] Kháng sinh này được đưa vào cơ thể qua đường miệng và bằng cách tiêm.[1]
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Tên thương mại | Cloxapen, tên khác |
AHFS/Drugs.com | Thông tin tiêu dùng chi tiết Micromedex |
Danh mục cho thai kỳ |
|
Dược đồ sử dụng | qua đường miệng, tiêm cơ |
Mã ATC | |
Dữ liệu dược động học | |
Sinh khả dụng | 37 tới 90% |
Liên kết protein huyết tương | 95% |
Chu kỳ bán rã sinh học | 30 phút tới 1 hour |
Bài tiết | thận và mật |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.000.468 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C19H18ClN3O5S |
Khối lượng phân tử | 435.88 g/mol |
Mẫu 3D (Jmol) | |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(kiểm chứng) |
Các tác dụng phụ có thể kể đến như buồn nôn, tiêu chảy và phản ứng dị ứng bao gồm sốc phản vệ. [1]Tiêu chảy Clostridium difficile cũng có thể xảy ra.[2] Cloxacillin không được khuyến cáo sử dụng ở những người có tiền sử dị ứng với penicillin.[1] Sử dụng trong khi mang thai có vẻ tương đối an toàn.[1] Cloxacillin thuộc họ kháng sinh penicillin.[2]
Cloxacillin được cấp bằng sáng chế vào năm 1960 và được chấp thuận cho sử dụng y tế vào năm 1965.[3] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[4] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 0,16 USD mỗi ngày.[5] Nó không còn được bán ở Hoa Kỳ.[2]
Cơ chế tác dụng
sửaKháng sinh này là bán tổng hợp và trong cùng một lớp giống penicillin. Cloxacillin được sử dụng chống lại Staphylococci sản xuất beta-lactamase, do chuỗi R lớn của nó, mà không cho phép các beta-lactamase gắn vào. Thuốc này có hoạt tính kháng khuẩn yếu hơn benzylpenicillin, và không có độc tính nghiêm trọng ngoại trừ các phản ứng dị ứng.
Chú thích
sửa- ^ a b c d e f WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 110, 586. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ a b c d “Cloxacillin (Professional Patient Advice)”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2016.
- ^ Fischer, Janos; Ganellin, C. Robin (2006). Analogue-based Drug Discovery (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 490. ISBN 9783527607495. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Cloxacillin Sodium”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.