The Comac ARJ21 Xiangfeng (tiếng Trung: 翔凤; bính âm: xiángfèng; nghĩa đen: "Phượng hoàng bay")[5] là máy bay phản lực 2 động cơ tầm ngắn đến trung (regional jet), sản xuất bởi hãng máy bay Trung Quốc Comac. Máy bay này là máy bay chở hành khách đầu tiên của Trung Quốc sau 14 năm phát triển. Chuyến bay thương mại đầu tiên có chỗ ngồi tối đa 90 chỗ bay từ Thành Đô sang Thượng Hải chở 70 hành khách mất khoảng 2 tiếng.[6],[7]

ARJ21 Xiangfeng
ARJ21-700 đang bay tại Zhuhai Air Show (2010).
Kiểu Máy bay tầm ngắn đến trung
Nhà chế tạo Comac
Nhà thiết kế AVIC I Commercial Aircraft Company (ACAC) và Antonov
Chuyến bay đầu 28 tháng 11 năm 2008
Vào trang bị 2016 với hãng hàng không Thành Đô[1]
Tình trạng sản xuất, giao hàng, chuyến bay chở hành khách đầu tiên: 28.6.2016
Sử dụng chính Hãng hàng không Thành Đô[2]
Giai đoạn sản xuất 2007–hiện tại[3]
Số lượng sản xuất 6[4]
Chi phí máy bay 30 triệu USD

Thiết kế sửa

ARJ21 có lẽ phỏng theo một phần từ chiếc McDonnell Douglas MD-80, mà có giấy phép để sản xuất tại Trung Quốc sử dụng công cụ nhập khẩu từ Hoa Kỳ.[8] Chiếc ARJ21 có cùng một cabin cắt ngang, mũi và đuôi như MD-80; một số hãng Trung Quốc sản xuất phụ tùng cho MD-80 đã tham dự sản xuất cho ARJ21.[9][10] Trung Quốc tuyên bố ARJ21 là một thiết kế hoàn toàn bản địa.[11][12][13] Việc phát triển ARJ-21 thiệt ra phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài, bao gồm cả động cơ (General Electric CF34)[cần dẫn nguồn] và hệ thống điện tử hàng không (công nghệ điều khiển fly-by-wire của Honeywell) từ Hoa Kỳ. Cánh của máy bay được thiết kế hoàn toàn mới bởi Phòng thiết kế Antonov của Ukraina, trang bị những cánh nhỏ để gia tăng phạm vi hoạt động và độ hiệu quả.[14][15][16] Một số siêu máy tính của Trung Quốc đã được sử dụng để thiết kế các bộ phận cho ARJ21.[17]

Chú thích sửa

  1. ^ “Airbus, Boeing Jostle for China Friendship, and Aircraft Orders”. chinaaviationdaily.com. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ “PICTURES: Chengdu Airlines takes delivery of first ARJ21”. Flightglobal.com. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2016.
  3. ^ “COMAC ARJ21 production list”. rzjets.net. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ Comac ARJ21: Complete list at airfleets.net
  5. ^ 'Flying Phoenix' is China's second homegrown commercial aircraft, the first being the Shanghai Y-10”. TheRecord.com. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  6. ^ Máy bay Trung Quốc không được phép bay ở Mỹ, EU, vietnamnet, 30.6.2016
  7. ^ In China fliegt das erste selbstgebaute Flugzeug Linie , faz, 30.6.2016
  8. ^ “With ARJ21-700 Certified, Focus Shifts To Support”. aviationweek.com. ngày 20 tháng 1 năm 2015.
  9. ^ Eriksson, Sören; Steenhuis, Harm-Jan biên tập (2015). The Global Commercial Aviation Industry. Routledge. ISBN 9781317657071.
  10. ^ Eriksson, Sören biên tập (2013). Clusters and Economic Growth in Asia. Edward Elgar Publishing. tr. 176. ISBN 9780857930095.
  11. ^ “Xinhua – English”. News.xinhuanet.com. ngày 1 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2010.
  12. ^ “我国已具备生产大型民用飞机的能力”. News.eastday.com. ngày 30 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2010.
  13. ^ “中国首架自主知识产权新支线飞机-上海频道-东方新闻-东方网”. Sh.eastday.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2010.
  14. ^ “Website "Antonov": News”.
  15. ^ “ARJ21-A”. AINonline. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2006.
  16. ^ “Chinese ARJ21-700 Airliner Roll-Out”.
  17. ^ Davis, Bob (ngày 23 tháng 3 năm 2012), “China's Not-So-Super Computers”, The Wall Street Journal, truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2012