Cuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2015

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2015 là cuộc đua lần thứ 27 của Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Thể dục - Thể thao, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng cục Thể dục - Thể thao Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 11 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 2015. Cuộc đua gồm 19 chặng, tổng lộ trình 2085,5 km, bắt đầu bằng chặng đua vòng quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội và kết thúc tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng cộng có 12 đội đua trên cả nước tham gia cuộc đua lần này.[1]

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 27 - 2015
Cuộc đua xe đạp toàn quốc
tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin cuộc đua
Thời gian11 tháng 4 – 30 tháng 4
Chặng19
Quảng đường2.085,5 km (1.296 mi)
← 2014
2016 →

Công bố sửa

Cơ cấu giải thưởng
Tên giải thưởng Tiền thưởng
Từng chặng
Về nhất 5.000.000 đồng
Chung cuộc
Áo vàng 100.000.000 đồng
Áo chấm đỏ 40.000.000 đồng
Áo xanh 40.000.000 đồng
Áo trắng 20.000.000 đồng
Đồng đội chung cuộc 80.000.000 đồng
Đội Phong cách 20.000.000 đồng

Thông tin về Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2015 được công bố vào tháng 4 năm 2015 trong một cuộc họp báo trước khi khởi tranh giải. Ban tổ chức đã công bố lộ trình cuộc đua với tổng chiều dài 2085,5 km.[1]

Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc tổ chức này nằm trong chương trình Lễ quốc gia kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, đồng thời hướng tới kỷ niệm 129 năm ngày Quốc tế Lao động và 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.[2][3]

Danh sách tham dự sửa

Đội đua xe đạp[4] sửa

Cuộc đua lần thứ 27 quy tụ các đội đua:

  • Anh văn Hội Việt Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh (VUS)
  • Mathnasium Thành phố Hồ Chí Minh (MAT)
  • ADC Truyền hình Vĩnh Long (ADC)
  • Thanh Sơn Hóa Nông - Vĩnh Long (THN)
  • Bến Tre (BTR)
  • Dogarlic Đồng Tháp (DOG)
  • Dược Domesco Đồng Tháp (DDD)
  • Gạo Hạt Ngọc Trời An Giang (GHT)
  • Đống Đa Hà Nội (HNO)
  • Quân khu 7 (QK7)
  • VTV Cần Thơ (CTH)
  • BTV Bình Dương (TBD)

Vận động viên[4] sửa

Danh sách vận động viên (theo thứ tự số đeo)
Số đeo Họ và tên (năm sinh) Đội (viết tắt)
1 Trương Nguyễn Thanh Nhân (1986) Anh văn Hội Việt Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh (VUS)
2 Nguyễn Trường Tài (1988)
3 Lê Văn Duẩn (1987)
4 Mai Nguyễn Hưng (1988)
5 Trần Thanh Nhanh (1993)
6 Huỳnh Mai Duy (1984)
7 Trần Thanh Điền (1996)
11 Nguyễn Minh Tâm (1989) Mathnasium Thành phố Hồ Chí Minh (MAT)
12 Ách Xa Na Qui (1993)
13 Nguyễn Lưu Thanh Nhân (1994)
14 Đỗ Trí Dũng (1995)
15 Đinh Quốc Việt (1985)
16 Phạm Phát Đạt (1994)
17 Lê Nguyệt Minh (1992)
21 Bùi Minh Thụy (1989) ADC Truyền hình Vĩnh Long (ADC)
22 Hồ Văn Phúc (1988)
23 Nguyễn Hữu Tiến (1996)
24 Tăng Trí Hùng (1989)
25 Nguyễn Hoàng Sang (1993)
26 Nguyễn Minh Luận (1997)
27 Trịnh Đức Tâm (1992)
31 Hồ Hoàng Sơn (1992) Thanh Sơn Hóa Nông - Vĩnh Long (THN)
32 Nguyễn Duy Khánh (1996)
33 Nguyễn Minh Thiện (1998)
34 Nguyễn Phạm Quốc Khang (1996)
35 Võ Thành Tấn (1998)
36 Lê Tấn Phát (1998)
37 Nguyễn Văn Dương (1997)
41 Nguyễn Quốc Định (1992) Bến Tre (BTR)
42 Nguyễn Quốc Dương (1995)
43 Nguyễn Thanh Tuấn (1990)
44 Nguyễn Ngọc Tươi (1995)
45 Nguyễn Hữu Đức (1997)
46 Lê Văn Hiếu (1998)
47 Phước Minh Hòa (1996)
51 Huỳnh Nhật Duy (1997) Dogarlic Đồng Tháp (DOG)
52 Nguyễn Tuấn Vũ (1999)
53 Phạm Quốc Cường (1994)
54 Trương Nhật Trường (1995)
55 Trần Tuấn Kiệt (2000)
56 Lê Quốc Bảo (2000)
57 Nguyễn Hoàng Thái (1998)
61 Đỗ Tuấn Anh (1985) Dược Domesco Đồng Tháp (DDD)
62 Trần Nguyễn Minh Trí (1994)
63 Nguyễn Tấn Hoài (1992)
64 Nguyễn Vũ Linh (1989)
65 Nguyễn Nhật Nam (1997)
66 Lê Ngọc Sơn (1991)
67 Phan Hoàng Thái (1998)
71 Lê Quốc Vũ (1996) Gạo Hạt Ngọc Trời An Giang (GHT)
72 Đỗ Phước Tuấn (1995)
73 Hồ Huỳnh Vạn An (1993)
74 Nguyễn Phú Trung (1991)
75 Nguyễn Thành Tâm (1992)
76 Nguyễn Anh Khoa (1995)
77 Nguyễn Hoàng Giang (1996)
81 Lê Anh Dũng (1992) Đống Đa Hà Nội (HNO)
82 Quàng Văn Cường (1997)
83 Lò Văn Xom (1997)
84 Lường Văn Sinh (1997)
85 Ngô Văn Phương (1998)
86 Nguyễn Đoàn Đức (1998)
87 Hà Công Ky (1998)
91 Nguyễn Huỳnh Phú Lộc (1994) Quân Đội (QDO)
92 Huỳnh Thanh Tùng (1996)
93 Trần Nguyễn Duy Nhân (1997)
94 Trần Lê Minh Tuấn (1994)
95 Lê Hữu Phước (1995)
96 Trần Đức Tiến (1998)
97 Trần Văn Quyền (1993)
101 Lê Văn Động (1983) VTV Cần Thơ (CTH)
102 Nguyễn Minh Triết (1996)
103 Phan Thông Nhàn (1988)
104 Phan Tuấn Vũ (1997)
105 Nguyễn Văn Đức (1992)
106 Sử Phương Toàn (1998)
107 Châu Hồng Hậu (1992)
111 Nguyễn Văn Thế (1990) BTV Bình Dương (TBD)
112 Trần Quốc Dũng (1990)
113 Nguyễn Huỳnh Kỳ (1997)
114 Nguyễn Anh Khoa (1999)
115 Nguyễn Minh Việt (1997)
116 Nguyễn Cường Khang (1998)
117 Nguyễn Dương Hồ Vũ (1999)

Lộ trình và kết quả từng chặng sửa

Lộ trình Cuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 27 – 2015[1]
Chặng Ngày Đoạn đường Khoảng cách Kết quả từng chặng
Nhất Nhì Ba
1 11 tháng 4 Vòng đua hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) (25 vòng x 1,7 km) 42,5 km Lê Nguyệt Minh (MAT) Trương Nguyễn Thanh Nhân (VUS) Nguyễn Trường Tài (VUS)
2 12 tháng 4 Hà Nội đi Thanh Hóa 130 km Châu Hồng Hậu (CTH) Nguyễn Vũ Linh (DDD) Trịnh Đức Tâm (ADC)
3 13 tháng 4 Thanh Hóa đi Vinh (Nghệ An) 42 km Nguyễn Hoàng Sang (ADC) Nguyễn Quốc Đỉnh (BTR) Phạm Phát Đạt (MAT)
4 14 tháng 4 Vòng đua Quảng trường Hồ Chí Minh (Nghệ An) 54 km Trần Văn Quyền (QK7) Nguyễn Thành Tâm (GHT) Nguyễn Vũ Linh (DDD)
5 15 tháng 4 Vinh đi Đồng Hới (Quảng Bình, đèo Ngang) 121 km Hồ Văn Phúc (ADC) Phan Hoàng Thái (DDD) Lê Văn Động (CTH)
6 16 tháng 4 Đồng Hới đi Nghĩa trang đường 9 Đông Hà[a] 121 km Đỗ Tuấn Anh (DDD) Lê Văn Duẩn (VUS) Huỳnh Thanh Tùng (QK7)
7 Nghĩa trang đường 9 Đông Hà đi Huế[b] 70 km Đỗ Tuấn Anh (DDD) Trần Văn Quyền (QK7) Lê Văn Duẩn (VUS)
17 tháng 4 Nghỉ tại Huế
8 18 tháng 4 Vòng đua Trường Tiền - Phú Xuân (Huế) (20 vòng x 2,1 km) 42 km Lê Văn Duẩn (VUS) Lê Nguyệt Minh (MAT) Trần Văn Quyền (QK7)
9 19 tháng 4 Huế đi Đà Nẵng (đèo Phú Gia, Phước Tượng, Hải Vân) 109 km Nguyễn Thành Tâm (GHT) Lê Văn Duẩn (VUS) Hồ Văn Phúc (ADC)
10 20 tháng 4 Đà Nẵng đi Quảng Ngãi 133 km Nguyễn Quốc Đỉnh (BTR) Lê Văn Động (CTH) Nguyễn Văn Dương (THN)
11 21 tháng 4 Quảng Ngãi đi Quy Nhơn (Bình Định) 179 km Lê Văn Động (CTH) Hồ Hoàng Sơn (THN) Lê Anh Dũng (HNO)
12 22 tháng 4 Quy Nhơn đi Tuy Hòa (Phú Yên) 116 km Lê Anh Dũng (HNO) Phan Tuấn Vũ (CTH) Hồ Hoàng Sơn (THN)
13 23 tháng 4 Tuy Hòa đi Nha Trang (Khánh Hòa, đèo Cả) 120 km Nguyễn Lưu Thanh Nhân (MAT) Châu Hồng Hậu (CTH) Nguyễn Văn Đức (CTH)
14 24 tháng 4 Đua đồng đội tính giờ tại Nha Trang 50 km Anh văn Hội Việt Mỹ TP.HCM (VUS) ADC Truyền hình Vĩnh Long (ADC) Gạo Hạt Ngọc Trời An Giang (GHT)
25 tháng 4 Nghỉ tại Nha Trang
15 26 tháng 4 Nha Trang đi Phan Rang (Ninh Thuận) 97 km Hồ Hoàng Sơn (THN) Nguyễn Cường Khang (TBD) Nguyễn Quốc Đỉnh (BTR)
16 27 tháng 4 Phan Rang đi Đà Lạt (Lâm Đồng, đèo Ngoạn Mục, Prenn) 127 km Nguyễn Thành Tâm (GHT) Lê Ngọc Sơn (DDD) Trần Lê Minh Tuấn (QK7)
17 28 tháng 4 Vòng đua hồ Xuân Hương (Đà Lạt) (10 vòng x 5,1 km) 51 km Trịnh Đức Tâm (ADC) Hồ Huỳnh Vạn An (GHT) Lê Ngọc Sơn (DDD)
18 29 tháng 4 Đà Lạt đi Bảo Lộc (Lâm Đồng) 110 km Bùi Minh Thụy (ADC) Trịnh Đức Tâm (ADC) Nguyễn Văn Thế (TBD)
19[5] 30 tháng 4 Bảo Lộc đi Thành phố Hồ Chí Minh 168 km Nguyễn Quốc Đỉnh (BTR) Nguyễn Hoàng Thái (DOG) Hồ Hoàng Sơn (THN)

Kết quả màu áo qua các chặng sửa

Chặng
  • Áo vàng (VĐV xuất sắc)
  •  
  • Áo xanh (Vua nước rút)
  •  
  • Áo chấm đỏ (Vua leo núi)
  •  
  • Áo trắng (VĐV trẻ xuất sắc)
  •  
  • Thành tích đồng đội
  •  
1 Lê Nguyệt Minh (MAT) Lê Nguyệt Minh (MAT) Trần Đức Tiến (QDO) VUS
2 Châu Hồng Hậu (CTH) Nguyễn Minh Việt (TBD) GHT
3 Nguyễn Vũ Linh (DDD) Nguyễn Vũ Linh (DDD) Quàng Văn Cường (HNO)
4
5 Nguyễn Quốc Đỉnh (BTR) Phan Hoàng Thái (DDD) Nguyễn Minh Việt (TBD)
6 Hồ Huỳnh Vạn An (GHT)
7 Đỗ Tuấn Anh (DDD)
8 Lê Văn Duẩn (VUS)
9 Nguyễn Minh Việt (TBD) Nguyễn Tấn Hoài (DDD)
10
11
12
13
14 Nguyễn Trường Tài (VUS) Nguyễn Hoàng Giang (GHT)
15
16
17
18
19
Kết quả Nguyễn Trường Tài (VUS) Lê Văn Duẩn (VUS) Nguyễn Tấn Hoài (DDD) Nguyễn Hoàng Giang (GHT) GHT

Xếp hạng chung cuộc sửa

Nhất Nhì Ba Tham khảo
  Áo vàng Nguyễn Trường Tài (VUS) Hồ Văn Phúc (ADC) Nguyễn Hoàng Giang (GHT) [5][6]
  Áo chấm đỏ Nguyễn Tấn Hoài (DDD) Trần Lê Minh Tuấn (QK7) Lê Ngọc Sơn (DDD)
  Áo xanh Lê Văn Duẩn (VUS) Hồ Văn Phúc (ADC) Nguyễn Quốc Đỉnh (BTR)
  Áo trắng Nguyễn Hoàng Giang (GHT) Nguyễn Minh Việt (TBD) Nguyễn Minh Luận (ADC)
  Giải đồng đội Gạo Hạt Ngọc Trời An Giang Quân khu 7 Dược Domesco Đồng Tháp
  Giải phong cách Dược Domesco Đồng Tháp

Truyền hình sửa

Các chặng đua được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9, HTV Thể Thao, VTV3VTV6.[1] Đây là lần cuối cùng Đài Truyền hình Việt Nam tiếp sóng truyền hình trực tiếp cuộc đua.

Đây cũng là cuộc đua đầu tiên được truyền hình trực tiếp với định dạng HD.

Nhà tài trợ sửa

  • Tập đoàn Hoa Sen

Chú thích sửa

  1. ^ Thi đấu vào buổi sáng
  2. ^ Thi đấu vào buổi chiều

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Minh Quang (11 tháng 4 năm 2015). “Giải đua xe đạp Cúp TH TP.HCM 2015: 84 tay đua tranh áo vàng”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Dương Huyền (8 tháng 4 năm 2015). “Giải đua xe đạp cúp truyền hình TPHCM 2015: Non sông liền một dải”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ Q. Liêm (1 tháng 4 năm 2015). “Cúp Truyền hình TP HCM 2015 đua xuyên Việt”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ a b “Đội đua - Cúp truyền hình 2015”. Chuyên trang Cúp truyền hình HTV. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ a b Tấn Phúc (30 tháng 4 năm 2015). “Trường Tài đoạt áo vàng Cúp truyền hình TP.HCM 2015”. TUOI TRE ONLINE. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ Bình Minh (30 tháng 4 năm 2015). “Kết thúc giải xe đạp Cup truyền hình TP.HCM 2015: Trường Tài giành Áo vàng”. thethaovanhoa.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2024.