Chiến tranh Kitos

Chiến tranh Do Thái-La Mã thứ hai
(Đổi hướng từ Cuộc chiến Kitô)

Chiến tranh Kitos hay Chiến tranh Do Thái-La Mã lần thứ hai (115–117; Tiếng Do Thái: mered ha'galuyot or mered ha'tfutzot [מרד התפוצות] (Cuộc nổi dậy của người Do Thái) là một trong những cuộc xung đột lớn của Chiến tranh Do Thái-La Mã, 66–136. Cuộc nổi dậy nổ ra vào năm 115, khi một lượng lớn quân đội La Mã đang bận chiến đấu trong Chiến tranh Parthia của Trajan ở biên giới phía tây của Đế quốc này. Nhiều cuộc nổi dậy của người JudeaCyrenaica, SípAi Cập thuộc La Mã đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát, hệ quả là đã xảy ra những cuộc tàn sát có hệ thống của người Do Thái ở những nơi quân La Mã đồn trú không kiểm soát và những vùng dân cư đông đúc.

Chiến tranh Kitos

hay

Chiến tranh Do Thái - La Mã lần thứ hai
Một phần của Xung đột La Mã-Do Thái

Lãnh thổ Đế quốc La Mã vào khoảng năm 117 SCN
Thời gian115–117
Địa điểm
Kết quả Đế quốc La Mã chiến thắng
Thay đổi
lãnh thổ
Không đáng kể
Tham chiến
 Đế quốc La Mã Người Do Thái
Chỉ huy và lãnh đạo

Đế quốc La Mã Hoàng đế Trajan
Đế quốc La Mã Marcius Turbo

Đế quốc La Mã Lusius Quietus

Lukuas (Andreas)
Julianus Hành quyết[1]
Pappus Hành quyết[1]

Artemio
Thương vong và tổn thất
Vô số dân thường bị thương vong, nhiều làng mạc bị phá hủy. Riêng ở Cyrene và Cyprus, ước tính có trên 460.000 dân thường La Mã (phần lớn là người Hy-La) bị giết. 200.000 người[2]
Những cộng đồng Do Thái ở Cyprus, Cyrene và những nơi khác bị sụt giảm dân số, hầu hết phải tha hương về những vùng phía Đông của Đế quốc.

Những cuộc nổi loạn này cuối cùng cũng bị dập tắt bởi những Binh đoàn La Mã dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Lusius Quietus, người sau này đã đặt tên cho cuộc chiến này là "Kitô", mặc dù đó chỉ là một cách hiểu sai lạc của ông. Khi người La Mã quay trở lại những vùng đất bị chiếm đóng, chúng hầu như đều bị tàn hại hết thảy. Thủ lĩnh Do Thái Lukuas cuối cùng phải trốn đến Judea.[3] Marcius Turbo truy bắt ông và xử tử hai anh em Julian và Pappus, những kẻ lãnh đạo cuộc nổi dậy. Lusius Quietus, lúc bấy giờ đang lãnh đạo binh đoàn La Mã ở Judea, đã kéo quân bao vây Lydda, nơi những người Do Thái tập hợp lại dưới ngọn cờ của hai anh em Julian và Pappus. Lydda bị chiếm và những người Do Thái ở đây bị xử tử.[4]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Malamat, Abraham (1976). A History of the Jewish people. Cambridge, Mass: Harvard University Press. tr. 330. ISBN 0674397312.
  2. ^ Beck (2012). True Jew: Challenging the Stereotype. tr. 18.
  3. ^ Abulfaraj, in Münter, "Der Jüdische Krieg," p. 18, Altona and Leipsic, 1821
  4. ^ Pes. 50a; B. B. 10b; Eccl. R. ix. 10

Tham khảo

sửa