Tử hình

việc hành quyết một người theo một quy trình luật pháp như một sự trừng phạt cho một hành động tội phạm

Tử hình là việc hành quyết một người theo một quy trình luật pháp như một sự trừng phạt cho một hành động tội phạm. Nó được xem là giải pháp ngăn cản tội ác hữu hiệu nhất (loại trừ vĩnh viễn bị cáo ra khỏi xã hội). Mục đích của án tử hình không chỉ là để trừng trị kẻ phạm tội ác nghiêm trọng, mà còn là sự cảnh cáo nghiêm khắc nhất với những kẻ có ý định phạm tội tương tự, qua đó hạn chế tối đa những tội ác tương tự tái diễn trong tương lai. Những người này thường được gọi là Tử tù.

Một người cộng sản đối lập chính quyền bị tử hình ở Cuba, trong thời kỳ Cách mạng Cuba (1956).

Tử hình hầu như đã được thực hiện ở mọi xã hội, và ví thể có thể được coi là một văn hoá toàn cầu hay gần như vậy, ngoại trừ những xã hội có tôn giáo quốc gia cấm hình phạt đó. Trong thế kỷ XVIII ở châu Âu, các nhà nhân quyền không chấp nhận quyền này của nhà cầm quyền và đòi bãi bỏ án tử hình. Ngày nay, án tử hình về mặt đạo đức, hình sự và thực tế là một vấn đề tranh cãi sôi nổi ở nhiều nước và quốc gia, và các quan điểm có thể khác biệt bên trong một vùng văn hoá hay ý thức hệ duy nhất.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua, trong năm 2007, 2008, 2010, 2012 và năm 2014,[1] các nghị quyết không ràng buộc kêu gọi đình chỉ tử hình toàn cầu, nhằm cuối cùng bãi bỏ.[2] Tại các quốc gia thành viên EU, theo Hiệp ước Lisbon, Điều 2 của Hiến chương các Quyền Căn bản của Liên minh châu Âu cấm hình phạt tử hình.[3] Ngoài ra, hội đồng châu Âu, mà có 47 quốc gia thành viên, cấm các quốc gia thành viên áp dụng luật tử hình. Ngược lại, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc... vẫn sẽ duy trì án tử hình với mục đích tạo hình phạt đủ sức răn đe với các loại tội phạm nghiêm trọng, nhằm đảm bảo an ninh chung cho xã hội. Hơn 65% dân số thế giới sống tại các quốc gia nơi có án tử hình, và bốn quốc gia đông dân nhất thế giới (Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Indonesia) vẫn đang áp dụng hình phạt tử hình và sẽ không xoá bỏ nó trong một tương lai gần.[4][5][6][7][8][9][10][11][12]

Tính đến đầu năm 2016, 65 quốc gia vẫn còn hình phạt tử hình, 103 quốc gia đã hoàn toàn bãi bỏ hình phạt này, 6 nước bãi bỏ cho những tội thông thường (chỉ tuyên tử hình với những tội đặc biệt như tội phạm chiến tranh, tội phản quốc, giết người hàng loạt), và 30 nước vẫn còn án tử hình nhưng đã lâu không áp dụng.[13]

Thuật ngữ Sửa đổi

Chữ "tử hình" có nguồn gốc từ Hán Việt 死刑 (pinyin: sǐxíng), có nghĩa là hình phạt chết.

Một số cách tử hình Sửa đổi

 
Hình phạt voi giày

Các đối tượng không áp dụng, không thi hành án tử hình Sửa đổi

Bộ luật Hình sự ở Việt Nam quy định về án tử hình như sau:

Không áp dụng Sửa đổi

Khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015: Không áp dụng hình phạt tử hình đối với:
1. Phụ nữ mang thai
2. Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
3. Người dưới 18 tuổi khi phạm tội
4. Người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc xét xử

Không thi hành Sửa đổi

Khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015: Không thi hành án tử hình (chuyển thành tù chung thân):
1. Phụ nữ có thai
2. Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
3. Người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc xét xử
4. Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Trong trường hợp quy định không tại khoản 3 Điều 40 hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Án tử hình trên thế giới Sửa đổi

 
Tình hình áp dụng án tử hình trên thế giới
  Hủy bỏ cho tất cả mọi tội
  Hủy bỏ trừ các trường hợp đặc biệt (ví dụ như tội phạm chiến tranh)
  Có án tử hình, nhưng trong 10 năm qua chưa áp dụng với người nào
  Đang áp dụng

Tính đến đầu năm 2016, 65 quốc gia vẫn còn luật tử hình, 103 quốc gia đã hoàn toàn bãi bỏ án phạt này, 6 nước bãi bỏ cho những tội thông thường (chỉ duy trì án tử hình trong những trường hợp đặc biệt như tội ác chiến tranh, phản quốc), và 30 còn án tử hình nhưng đã lâu không áp dụng trong thực tế.[13]

Trong một số các quốc gia có án tử hình, nó chỉ được dùng cho tội giết người và tội liên quan đến chiến tranh. Trong một số quốc gia khác, như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Indonesia, Malaysia, Singapore, Ả Rập Xê Út, Việt Nam... nó còn được áp dụng cho các tội bất bạo động như buôn lậu ma túytham nhũng... Nói chung, việc quy định án tử hình dành cho tội danh nào tùy thuộc vào nhu cầu an ninh và mức nghiêm trọng của các loại tội danh tại quốc gia đó.

Ví dụ như Singapore có những quy định tử hình rất nghiêm khắc đối với tội phạm ma túy. Cụ thể những đối tượng mang theo các chất sau với khối lượng tương ứng sẽ bị kết án tử hình: heroin (từ 15 gr trở lên), cocaine (từ 30 gr trở lên), morphine (từ 30 gr trở lên), hashish (từ 200 gr trở lên), methamphetamine (từ 250 gr trở lên), cần sa (từ 500 gr trở lên) và thuốc phiện (từ 1.200 gr trở lên). Với những quy định nghiêm khắc bậc nhất thế giới về kiểm soát ma túy, người Singapore tự hào với tỉ lệ nghiện ma túy tại nước họ thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác[14].

Tranh luận Sửa đổi

Tổ chức Ân xá quốc tế khuyến khích các quốc gia bãi bỏ án tử hình,[15] Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua, trong năm 2007, 2008, 2010, 2012 và năm 2014,[1] các nghị quyết không ràng buộc kêu gọi đình chỉ tử hình toàn cầu, nhằm cuối cùng bãi bỏ.[2] Tại các quốc gia thành viên EU, theo Hiệp ước Lisbon, Điều 2 của Hiến chương các Quyền Căn bản của Liên minh châu Âu cấm hình phạt tử hình.[3] Ngoài ra, hội đồng châu Âu, mà có 47 quốc gia thành viên, cấm các quốc gia thành viên áp dụng luật tử hình.

Ngược lại, nhiều quốc gia tuyên bố sẽ duy trì án tử hình với mục đích tạo hình phạt đủ sức răn đe với các loại tội phạm nghiêm trọng, nhằm đảm bảo an ninh chung cho xã hội. Lập luận này dựa trên các phân tích sau[16]:

  • Nếu dựa vào Điều 3 "Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền" (rằng "Mọi người đều có quyền sống, tự do và được bảo vệ an toàn") để diễn giải rằng việc sử dụng hình phạt tử hình là vi phạm nhân quyền thì diễn giải đó là vô lý. Bởi vì, nếu tử hình một ai đó tức là "vi phạm quyền sống" và phải xóa bỏ bản án này, thì đồng thời chính phủ các nước cũng phải xóa bỏ các trại giam tội phạm vì khi giam giữ một ai đó cũng là sự vi phạm "quyền tự do".
  • Mặt khác, khoản 2 Điều 6 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: "Ở những quốc gia chưa xóa bỏ hình phạt tử hình thì chỉ được phép áp dụng đối với những tội nghiêm trọng nhất…". Điều này cho thấy, công ước thừa nhận ở những quốc gia khác nhau, tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể duy trì hình phạt tử hình "với những tội nghiêm trọng nhất", và thế nào là "những tội nghiêm trọng nhất" cũng không có khái niệm cụ thể mà đó là nội bộ mỗi quốc gia tự quyết định.
  • Tính nhân đạo của pháp luật phải dung hòa lợi ích của xã hội và lợi ích của người phạm tội. Việc đề cao lợi ích của người phạm tội mà quên đi lợi ích của toàn xã hội không thể xem là thỏa mãn nguyên tắc nhân đạo của pháp luật. Một người phạm tội rất nghiêm trọng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng và còn tiếp tục đe dọa đến sự an toàn của xã hội, thì việc nhân đạo đối với tội phạm chính là vô nhân đạo đối với toàn thể cộng đồng xã hội.

Tại Việt Nam Sửa đổi

Hiện nay, tại Việt Nam Nghị định 82, có hiệu lực từ ngày 1/11/2011, bãi bỏ hình thức xử bắn mà thay bằng tiêm thuốc độc.[17] Tuy nhiên nghị định này quy định rõ ba loại thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình (Natri thiopental gây mê, Kali chloride ngưng tim, Pancuronium bromide liệt thần kinh và cơ bắp), nhưng đều là thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được. Các nước phương Tây lại từ chối bán thuốc độc cho Việt Nam khi biết mục đích là để thi hành án tử hình. Vì vậy, Việt Nam đã tự sản xuất thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình từ năm 2014.

Tuy nhiên, Nghị định 82 đã hết hiệu lực vào ngày 15/04/2020 và đã được thay thế bằng Nghị định 43/2020/NĐ-CP. Nghị định 43 đã quy định rõ thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm 03 loại thuốc sau:

- Thuốc làm mất tri giác;

- Thuốc làm liệt hệ vận động;

- Thuốc làm ngừng hoạt động của tim [18].

Tại Việt Nam, án tử hình chỉ áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, gồm: Tội xâm phạm an ninh quốc gia/phản quốc, tội giết người, tội hiếp dâm trẻ em, tội phạm về ma túy, tội tham nhũngtội phạm chiến tranh. Nếu được ân giảm thì chuyển thành tù chung thân. Người chưa đủ 18 tuổi khi gây án, người quá 75 tuổi sẽ không bị tuyên án tử hình.

Nhận xét Sửa đổi

Nhà chính trị học Nga Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông Đại học Tổng hợp St. Petersburg, cho rằng phương Tây đang lợi dụng việc "bãi bỏ án tử hình" để can thiệp vào nội bộ các nước, nhằm làm suy yếu luật pháp và an ninh các nước đó. Ông ủng hộ việc Nhà nước Việt Nam duy trì án tử hình với các loại tội phạm nghiêm trọng:

"Tại Việt Nam, pháp luật nhà nước nghiêm khắc đang chứng minh tính hiệu quả. Không có tội phạm có tổ chức, không có khủng bố. Buôn bán ma túy tuy hiện diện ở Việt Nam như ở tất cả các nước Đông Nam Á, nhưng không có quy mô khổng lồ, ví dụ như Philippines là nơi gần 1/3 dân số là người nghiện. Nhưng khi tổng thống Philippines kiên quyết tuyên chiến với những kẻ buôn lậu ma túy thì phương Tây lại hô hào "bảo vệ quyền con người"... Giờ đây, người Anh, người Úc, người Mỹ đang lo lắng cho "quyền con người" ở Việt Nam, đặc biệt là quyền của những kẻ buôn ma túy thường bị kết án tử hình. Cần nhắc rằng, chính người Anh đã đem nha phiến vào Trung Quốc và biến quốc gia này thành con nghiện khổng lồ, còn sản xuất ma túy ở Afghanistan đã tăng gấp nhiều lần sau khi người Mỹ đem quân đánh đổ chính quyền Taliban tại đây...
Việt Nam cần tiến hành chính sách bảo vệ an ninh quốc gia và trừng phạt nghiêm khắc những tội phạm nghiêm trọng theo Luật Hình sự được Quốc hội thông qua. Chấp nhận để phương Tây dẫn dắt và bãi bỏ án tử hình, Việt Nam lập tức sẽ đối đầu với sự gia tăng tổn thất sinh mạng do tội phạm hình sự, làn sóng tội phạm ma túytham nhũng, là thực tế mà chúng ta đã chứng kiến ở nhiều quốc gia và đáng tiếc là cả ở Nga"[19]

Luật pháp Việt Nam quy định không tuyên án tử hình với người dưới 18 tuổi hoặc người trên 75 tuổi. Hiện nay, sau một số vụ trọng án nhưng không bị tuyên án tử hình do chưa đủ 18 tuổi (ví dụ như Vụ án Lê Văn Luyện giết 3 người), có nhiều dư luận tại Việt Nam đề nghị cần hạ độ tuổi không bị tuyên án tử hình.

Những quốc gia không còn áp dụng hình thức tử hình Sửa đổi

Hiện nay có những nước như sau không còn áp dụng hình thức tử hình:

Những quốc gia còn áp dụng hình thức tử hình Sửa đổi

 
Cesare Beccaria, Dei delitti e delle pene

Hiện nay trên thế giới có 94/193 quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc vẫn còn duy trì hình phạt tử hình, trong đó có 7 quốc gia chỉ xử tử hình trong các trường hợp đặc biệt (tội phản quốc, thảm sát hàng loạt...): Kazakhstan, Israel, El Salvador, Brazil, Chile, PeruFiji. Nhiều quốc gia trong số này trong một khoảng thời gian khá lâu chưa có một vụ xử tử hình nào được thi hành, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel... Quốc gia có số vụ tử hình đứng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ... Trong đó có 11 quốc gia vẫn tồn tại hình phạt treo cổ song song với xử bắn: Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan, Iran, Iraq, Liban, Israel, JordanAi Cập. Đặc biệt duy nhất Ả Rập Xê Út là quốc gia duy nhất vẫn còn giữ hình thức xử tử công khai bằng cách chặt đầu. Có 6 quốc gia áp dụng hình thức tiêm thuốc độc thay cho xử bắn: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan (không phải thành viên của Liên Hợp Quốc), Hoa KỳGuatemala. Một số bang tại Hoa Kỳ cho tù nhân được chọn giữa hai hình thức tử hình: ghế điện hay tiêm thuốc độc.

Châu Đại Dương Sửa đổi

Châu Âu Sửa đổi

Châu Phi Sửa đổi

Châu Á Sửa đổi

Châu Mỹ Sửa đổi

Tường thuật 2017 Sửa đổi

Tổ chức Ân xá Quốc tế tường thuật, năm 2016, có 1.032 vụ tử hình được ghi nhận, nhưng con số thực sự sẽ cao hơn nhiều (do nhiều nước không công bố số liệu hoặc thống kê không đầy đủ), con số này giảm 37% so với năm trước. BeninNauru hủy bỏ luật tử hình. Tổng cộng 141 nước đã hủy bỏ luật tử hình hoặc đã lâu không thi hành nó nữa. Việt Nam theo Bộ Công an từ tháng 8 năm 2013 đến 30 tháng 6 năm 2016 có 429 người bị xử tử hình, và như vậy trở thành nước có số án tử hình nhiều thứ 3 sau Trung Quốc và Iran.[20]

Tham khảo Sửa đổi

  1. ^ a b “117 countries vote for a global moratorium on executions”. World Coalithion Against the Death Penalty.
  2. ^ a b “moratorium on the death penalty”. United Nations. ngày 15 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ a b Charter of Fundamental Rights of the European Union
  4. ^ “Asia Times Online – The best news coverage from South Asia”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ Coalithion mondiale contre la peine de mort – Indonesian activists face upward death penalty trend – Asia – Pacific – Actualités
  6. ^ Death penalty rift in states continues in the US Lưu trữ 2015-05-16 tại Wayback Machine By: Information Daily Staff Writer, cập nhật: 25/3, 2009 - 16:39 GMT bản lưu 27/8/2009
  7. ^ AG Brown says he'll follow law on death penalty By DON THOMPSON, The Associated Press 3:30 P.M.ngày 11 tháng 3 năm 2009
  8. ^ lawmakers-cite-economic-crisis-effort-ban-death-penalty
  9. ^ Legislators in U.S. state vote to repeal death penalty 14/3/2009, IHT
  10. ^ Death penalty repeal unlikely says anti-death penalty activist Carol J. Williams, cập nhật 22/11/2008, lưu 7/7/2011
  11. ^ A new Texas? Ohio's death penalty examined – Campus Lưu trữ 2012-01-12 tại Wayback Machine Travis Schulze cập nhật 15/6/2012
  12. ^ THE DEATH PENALTY IN JAPAN-FIDH > Human Rights for All / Les Droits de l'Homme pour Tous
  13. ^ a b “Death Sentences and Executions Report 2015”. Amnesty International. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  14. ^ https://tuoitre.vn/singapore-xu-toi-khoa-than-cong-cong-ma-tuy-the-nao-20180116145650703.htm
  15. ^ “Amnesty International”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
  16. ^ Cần tiếp tục duy trì hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam
  17. ^ Nghị định số 82/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc Nguyễn Tấn Dũng 16/9/2011
  18. ^ khoản 1 Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP
  19. ^ “Ai muốn bao che những kẻ buôn lậu ma túy và quan chức tham nhũng ở Việt Nam?”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2018.
  20. ^ “Vietnam executes many more people than previously thought”. www.economist.com. 12 tháng 4 năm 2017.

Liên kết ngoài Sửa đổi