Ma túy

tên gọi chung chỉ những chất kích thích thần kinh

Ma túy (hay trong khẩu ngữ thường được gọi là mai thuý, đồ) là tên gọi chung chỉ những chất kích thích thần kinh có hiệu ứng gây ngủ. Tại đa số các nước, từ này đã trở nên đồng nghĩa với các hợp chất opioid, thường là morphineheroin, cũng như dẫn xuất của nhiều hợp chất được tìm thấy trong mủ thuốc phiện thô. Ba loại chính là morphine, codeinethebaine (trong khi chính thebaine chỉ có tính chất thần kinh rất nhẹ, nó là tiền chất quan trọng trong phần lớn các chất dẫn xuất thuốc phiện bán tổng hợp, như oxycodone).

Heroin, một chất Ma Tuý và thuốc phiện mạnh

Định nghĩa sửa

  • Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu.

Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, cocain. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất gây nghiện mà người đó sử dụng.

Tuy nhiên ở Việt Nam không có một sự nhất quán chung trong việc sử dụng danh xưng này cho các chất thuộc loại này. "Ma túy" được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ mang màu sắc tiêu cực để chỉ từ những chất có khả năng gây nghiện và tàn phá cơ thể người dùng cao (heroin, Crystal Meth...) cho đến những chất có thể dùng trong y tế với liều lượng nhỏ (như cần sa, chất được sử dụng rộng rãi ở Hà Lan, một phần Hoa Kỳ) khiến dư luận tại Việt Nam thiếu khách quan và khoa học khi nói đến vấn đề sử dụng các chất này (người dân thường chỉ quan tâm đến tác hại trong khi công dụng dược liệu ít được để ý).

Tính chất sửa

Làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người sử dụng khiến cho họ có cảm giác giảm đau, dễ chịu, lâng lâng và không tự chủ được hành vi của bản thân, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.

Tùy vào loại ma túy cũng như số lượng và sự điều độ trong việc sử dụng là những tác nhân có thể dẫn đến việc nghiện của người sử dụng. Thông thường, số lớn chất ma túy tổng hợp (nhân tạo) có khả năng gây nghiện cao đồng thời có sức tàn phá cơ thể của người dùng hơn chất tinh khiết tự nhiên.

Phân loại sửa

Dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma túy gồm có:

Ma túy tự nhiên sửa

Ví dụ: thuốc phiện.
Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, Cocain...

Ma túy tổng hợp sửa

Ma túy tổng hợp là chất có đặc tính tương tự như các chất gây ảo giác đã biết hoặc ma túy nhưng có cấu trúc hóa học bị thay đổi đôi chút, chủ yếu nhằm tránh sự kết tội liên quan đến các thành phần bất hợp pháp.

Ban đầu, ma túy tổng hợp được sản xuất trong các phòng thí nghiệm nhằm mục đích y tế hợp pháp. Tuy nhiên, một số các đối tượng đã chuyển sang hướng tội phạm, sản xuất bất hợp pháp trong các phòng thí nghiệm bí mật.

Ma túy tổng hợp có thể gây nghiện và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, rất khó để các cơ quan quản lý kiểm soát hoặc giám sát. Các nhà sản xuất thường sửa đổi một chút cấu trúc phân tử của các chất bất hợp pháp, lách luật thuốc hiện hành hoặc dán nhãn “không dùng cho người” để che giấu mục đích thật sự và tránh sự giám sát quy định của FDA đối với quá trình sản xuất.

Những loại ma túy tổng hợp với ví dụ điển hình là Heroin. Chúng thường là những hóa chất khá độc hại nằm trong nhóm ketamin hay amphetamin,...

Các loại ma túy tổng hợp sửa

Dựa trên thành phần hóa học, ma túy tổng hợp thường được chia thành hai loại:

  • Cannabinoid tổng hợp: Điển hình là K2 và Spice. Chúng thuộc nhóm các hóa chất bắt chước tác dụng của THC, thành phần hoạt tính thần kinh chính trong cần sa.
  • Chất kích thích: Điển hình như Bath Salts. Hầu hết các chất kích thích tổng hợp đều chứa các hợp chất hóa học bắt chước tác dụng của cocaine, LSD và methamphetamine (loại thuốc tương tự MDMA, hay còn có tên gọi là thuốc lắc).

Tác hại của ma túy tổng hợp sửa

  • Đối với cannabinoids tổng hợp, các tác động bao gồm kích động và lo lắng nghiêm trọng, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, run và co giật, ảo giác, giãn đồng tử, tự sát và những suy nghĩ và / hoặc hành động có hại khác.
  • Đối với chất kích thích tổng hợp, các tác động bao gồm tăng nhịp tim và huyết áp, đau ngực, hoang tưởng tột độ, ảo giác, ảo tưởng và hành vi bạo lực, khiến người dùng tự gây hại cho bản thân hoặc người khác.
  • Đối với thuốc lắc, các tác động bao gồm tăng thân nhiệt nghiêm trọng, mất nước, suy giảm khả năng học tập trong thời gian dài, buồn nôn, ớn lạnh, đổ mồ hôi, nghiến răng không tự chủ, co cứng cơ, mờ mắt, cao huyết áp, suy timloạn nhịp tim.

Cannabinoids tổng hợp được sử dụng trong y tế sửa

Dưới đây là các lớp cấu trúc chứa cannabinoid tổng hợp và danh sách các loại thuốc trong mỗi loại cấu trúc:

  • Naphthoylindoles: JWH 015, JWH 018, JWH 019, JWH 073, JWH 081, JWH 122, JWH 200, JWH 210, JWH 398, AM 2201 và WIN 55 212.
  • Naphthylmethylindoles: JWH-175 và JWH-184.
  • Naphthoylpyrroles: JWH 307.
  • Naphthylmethylindenes: JWH-176.
  • Phenylacetylindoles: RCS-8 (SR-18), JWH 250, JWH 203, JWH-251 và JWH-302.
  • Cyclohexylphenol: CP 47,497 (cannabicyclohexanol và CP 55,940).
  • Benzoylindoles: AM 694, Pravadoline (WIN 48.098), RCS 4 và AM-679.
  • [2,3-Dihydro-5-methyl-3- (4-morpholinylmetyl) pyrrolo [1,2,3-de] -1, 4-benzoxazin-6-yl] -1-napthalenylmethanone: WIN 55,212-2.
  • (6aR, 10aR) -9- (hydroxymetyl) -6, 6-đimetyl-3- (2-metyloctan-2-yl) -6a, 7,10,
  • 10a- tetrahydrobenzo [c] chromen-1-ol: HU-210.
  • Adamantoylindoles: AM-1248.

Cannabinoids tổng hợp sử dụng bất hợp pháp sửa

Một số dạng cannabinoids tổng hợp được sử dụng như chất gây nghiện gồm: K2, Smoke, Spice, Chill X, Chronic Spice, Earth Impact, Spice Gold, Galaxy Gold, Spice Silver, Space Truckin, Skunk, Solar Flare, Black Mamba, Moon Rocks, Zohai, Aroma, Mr. Nice Guy, Scope, K3, Sky High, K3 Legal, Red X Dawn, Genie, Spice Smoked Blend, Sence.

Ma túy tổng hợp có thể gây nghiện và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Nguồn gốc sửa

Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuộc nhóm amphetamin, ketamin,methamphetamin...

Độc lực sửa

So với thuốc phiện tự nhiên, các chất ma túy tổng hợp có tính độc hại hơn gấp 500 lần. Chúng có những tác động xấu đến tâm sinh lý của người sử dụng.

Các dạng sửa

ectasy, ma túy đá (hay là crystal meth), Morphine.

Nguồn gốc và sự phát triển sửa

Ma túy, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Hơn 8000 năm trước đây, thuốc phiện đã được người Somai ở tây Á sử dụng, người ta đã biết được những khoái cảm và sự thoải mái hết sức mà thuốc phiện mang lại khi dùng.[cần dẫn nguồn]

Thế kỷ thứ 1, Rioskelires đã miêu tả khá kỹ về thuốc phiện trong cuốn sách "Dược điển luận" của mình. Tuy nhiên ở thời kỳ này, người ta mới chỉ chú trọng đến những khoái cảm, những tác dụng trong chữa bệnh mà thuốc phiện mang lại chứ chưa chú ý tới mặt trái của nó, đó là tác dụng gây nghiện khó cai[cần dẫn nguồn]

Tác hại của ma túy sửa

Sức khỏe sửa

Chú ý: thông tin sau đây không nhằm tổng quát hóa toàn bộ các loại chất ma túy mà chỉ áp dụng cho một số loại nhất định.

Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp làm tăng tần số thở gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột.

Chẳng hạn một thanh niên đang cai nghiện đột ngột ngưng thở tử vong không rõ nguyên nhân, khi giải phẫu tử thi thì phát hiện nạn nhân có bao heroin bởi một màng mỏng rồi cấy dưới da để thuốc phóng thích từ từ, nhưng bao thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích quá nhiều gây ngộ độc.

Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản...

Theo thông tin trên tạp chí Medical Progress tháng 1 năm 1999, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ đã cho thấy có mối liên quan giữa hút ma túy (nhất là cocaine) và ung thư phổi.

Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành có thể tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.

Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc..., cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quỵ...

Đối với hệ sinh dục: Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục bị suy giảm một cách rõ rệt[1], và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu[2]. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh[3].

Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị...[4] Sử dụng ma túy còn có khả năng nhiễm HIV/AIDS và khả năng tử vong cao (từ các bệnh cơ hội).[5]

Xã hội sửa

Ma túy vốn là chất độc "tuyệt nhân mệnh lại tổn thương nguyên khí". Số người nghiện càng tăng thì lượng tiền bạc để hút chích càng lớn, càng có nhiều gia đình người nghiện bị phá sản. Kinh tế dân sinh càng khó khăn, phong tục càng đồi bại. Bản thân con nghiện cũng trở nên ốm yếu, sức lao động ngày càng sút kém, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một sỹ phu Trung Quốc thế kỷ 19 nhận xét: "Trên thì quan phủ, khoa bảng thân sĩ; dưới đến công, thương, con hát, tôi đòi; cho đến phụ nữ, tăng ni, đạo sĩ, đều hút thuốc phiện. Một khi đã nghiện, thì một giờ không bỏ được, gia đình trung lưu thường bị phá sản; thứ khói thuốc này quấy nhiễu trăm mạch, đưa đến bệnh hoạn, lâu rồi tinh thần đại hao, không thể cứu trị."

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam cho biết có hơn 50% phạm nhân trong các trại giam là đối tượng liên quan đến ma tuý. Bộ Công an xác định ma tuý là tội phạm của mọi tội phạm, là nguyên nhân gây ra hầu hết các tội phạm. Từ nghiện ma tuý sinh ra trộm cắp, cướp tài sản, thậm chí giết người cướp của; sử dụng ma tuý gây ảo giác giết cả gia đình. Con nghiện ma túy không điều khiển được hành vi, không chấp hành pháp luật, không còn đạo đức, ít nhất cũng không có lối sống thông thường[6]:

Thời nhà Thanh, quan đại thần Lâm Tắc Từ từng dâng tấu cho vua Đạo Quang nói về tác hại của ma túy: "Thuốc phiện nếu không cấm tuyệt, thì nước mỗi ngày một nghèo, dân mỗi ngày một yếu; chỉ hơn chục năm sau, nước ta sẽ không còn quân mạnh để ngự địch, không có bạc nén để lo quân lương". Vua Đạo Quang cũng tán đồng:

"Vật này (thuốc phiện) nếu không cấm tuyệt, khiến lưu hành trong nội địa, thì không những tan nhà, mà còn tan cả nước."

Những khu vực sản xuất ma túy lớn trên thế giới sửa

Colombia, Afghanistan, Trung Đông, Trung QuốcTam giác Vàng.

Kiểm soát ma túy sửa

Đầu thế kỷ 19, Trung Quốc bị các nước phương Tây đưa thuốc phiện vào buôn bán, khiến số người nghiện ngày càng tăng. Năm 1848, nhà Thanh ra lệnh tịch thu và thiêu hủy thuốc phiện của tàu buôn châu Âu, Anh Quốc phát động cuộc chiến tranh nha phiến khiến đất nước Trung Quốc hầu như bị tê liệt. Chiến tranh Trung - Anh mà lịch sử gọi là Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ và kết quả là triều Thanh phải nhượng bộ, Anh quốc được tiếp tục buôn thuốc phiện vào Trung Quốc. Sau Cách mạng Tân Hợi, chính phủ mới tại Trung Hoa đã cấm chỉ mọi hình thức sử dụng và buôn bán thuốc phiện.

Vào những năm 70 của thế kỷ 20, vùng biên giới phía Bắc của Thái Lan, phía Tây của Lào và phía Nam của Myanmar (còn được gọi là Tam Giác Vàng) là nơi trồng cây anh túc và cần sa lớn nhất thế giới và cũng là nơi buôn bán ma túy lớn nhất thế giới. Tuy nhiên vào những năm 90 của thế kỷ 20 thì số lượng anh túc lẫn cần sa tại Thái Lan giảm, (trước kia, đây là nước sản xuất và buôn bán ma túy lớn nhất thế giới. Hiện nay, nó thuộc về Pakistan.) trong khi đó diện tích của hai cây ấy lại tăng vọt ở Myanmar khiến nơi đây trở thành nơi sản xuất ma túy lớn thứ hai thế giới.

Singapore có những quy định tử hình rất nghiêm khắc đối với tội phạm ma túy. Cụ thể: dù chỉ tàng trữ một lượng ma túy nhỏ để sử dụng cũng sẽ bị phạt tiền tối đa 20.000 USD và phạt tù tối đa 10 năm tù giam. Những đối tượng mang theo các chất sau với khối lượng tương ứng sẽ bị kết án tử hình: heroin (từ 15 gr trở lên), cocaine (từ 30 gr trở lên), morphine (từ 30 gr trở lên), hashish (từ 200 gr trở lên), methamphetamine (từ 250 gr trở lên), cần sa (từ 500 gr trở lên) và thuốc phiện (từ 1.200 gr trở lên). Với những quy định nghiêm khắc bậc nhất thế giới về kiểm soát ma túy, người Singapore tự hào với tỉ lệ nghiện ma túy tại nước họ thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác[7].

Tại Việt Nam sửa

Số người nghiện ma túy tại Việt Nam có xu hướng gia tăng nhanh. năm 2009, cả nước có trên 146.000 người nghiện có hồ sơ quản lý, đến tháng 12/2019 cả nước có trên 235.000 người nghiện có hồ sơ quản lý (tăng 60%)[8].Một trong những nguyên nhân căn bản của tình trạng này là do pháp luật quá nương nhẹ, cụ thể Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã bãi bỏ tội danh "sử dụng trái phép chất ma túy" mà chỉ coi người nghiện là "bệnh nhân". Do đó, người nghiện không bị bắt đi cai nghiện mà vẫn tiếp tục ở ngoài xã hội, họ vừa rủ rê người khác mắc nghiện theo, vừa phạm tội gây tác động xấu đến tình hình trật tự, an toàn, xã hội.[9]

Năm 2020, Quốc hội đã thảo luận về Luật Phòng chống ma tuý (sửa đổi). Nhiều đại biểu cho rằng: với xu hướng người nghiện gia tăng nhanh chóng, tình hình an ninh xã hội xấu đi do ma túy thì không thể tiếp tục chính sách coi người nghiện là "bệnh nhân" để nương nhẹ xử lý như những năm qua. Đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi) cho rằng: hành vi sử dụng ma tuý rất nguy hiểm cho xã hội, nhiều đối tượng nghiện ma tuý đã gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, họ không bị bắt đi cai nghiện mà chỉ bị phạt hành chính 500 ngàn - 1 triệu đồng nên chưa đủ sức răn đe. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết có hơn 50% phạm nhân trong các trại giam là đối tượng liên quan đến ma tuý. Ông khẳng định cần phải xử lý người nghiện ma túy một cách nghiêm khắc hơn chứ không thể tiếp tục chính sách coi đối tượng này là người bệnh[6]:

"Ở nước ta, trước đây chúng ta coi người sử dụng ma tuý là người bệnh, phải chữa bệnh, không coi là tội phạm. Nhưng trên thực tế, người nghiện tăng lên rất nhiều dẫn đến chúng ta trở thành điểm có nhu cầu về sử dụng ma tuý nên nguồn cung sẽ tập trung về nước ta. Chúng ta đã chặn những đường dây hàng nghìn bánh heroin nhưng vì trong nước có nguồn cầu nên ma tuý vẫn lọt vào. Chính vì vậy, chúng ta xử lý người nghiện tức là giải quyết nguồn cầu. Các đối tượng tổ chức ma tuý lôi kéo, cho người khác sử dụng miễn phí dẫn đến việc họ bị nghiện ma tuý. Như thế rất đáng lo. Chính vì vậy, chúng tôi khẳng định, không thể coi người nghiện ma tuý là người bệnh."
Bộ Công an xác định ma tuý là tội phạm của mọi tội phạm, là nguyên nhân gây ra hầu hết các tội phạm. Từ nghiện ma tuý sinh ra trộm cắp, cướp tài sản, thậm chí giết người cướp của; sử dụng ma tuý gây ảo giác giết cả gia đình... chúng không điều khiển được hành vi, không chấp hành pháp luật, không còn đạo đức, ít nhất cũng không có lối sống thông thường. Chính vì vậy, phải tính toán xử lý hành vi sử dụng ma tuý

Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: Trước đây, gần như tỉnh nào cũng có cơ sở cai nghiện bắt buộc tập trung, nhưng năm 2008, khi sửa đổi luật để coi người nghiện là "bệnh nhân" thì một số cơ sở cai nghiện phải chuyển sang mục đích khác. Nhiều gia đình có con bị nghiện ma túy rất đau khổ, không quản lý được người nghiện mà cũng không cho đi cai nghiện tập trung được. Ông Vương nêu ra thực tiễn rằng Trung Quốc thực hiện cai nghiện rất chặt chẽ, một đối tượng nghiện ma túy thì bắt buộc phải vào trại cai nghiện ba năm, sau khi ra trại nếu tái nghiện là bị truy tố hình sự. Trung Quốc giao các trại cai nghiện tập trung này cho Bộ Công an để quản lý an ninh. Thượng tướng Lê Quý Vương cho rằng Việt Nam cần học theo chính sách cơ sở cai nghiện tập trung nghiêm túc như vậy thì mới giảm bớt được tình trạng ma túy đang lan rộng[10].

Tội phạm ma túy theo pháp luật sửa

Hiện nay, các tội phạm về ma túy được quy định tại Chương XX Bộ luật Hình sự 2015[11] bao gồm các tội danh:

- Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy

- Tội sản xuất trái phép chất ma túy

- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

- Tội mua bán trái phép chất ma túy

- Tội chiếm đoạt chất ma túy

- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy

- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

- Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy

- Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

- Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

- Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần

Trong các tội danh về ma túy thì các nhóm tội về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là nhóm tội phạm phổ biến nhất. Hình phạt cao nhất cho các tội danh này có thể lên đến tử hình.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ [maxreading.com/sach-hay/ma-tuy-va-tac-hai-cua-viec-su-dung-ma-tuy/tac-hai-cua-ma-tuy-28922.html “ảnh hưởng khả năng sinh hoạt tình dục”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  2. ^ vnmedia.vn/suc-khoe/song-khoe/201209/ma-tuy-thu-pham-gay-bat-luc-phong-the-430897/
  3. ^ tuoitre.vn/tac-hai-cua-thuoc-lac-va-ma-tuy-85194.htm
  4. ^ “Loạn thần do ma túy”. Truy cập 29 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ nhandan.vn/tin-tuc-y-te/lam-dung-ma-tuy-tong-hop-lam-gia-tang-nhiem-hiv-trong-gioi-tre-342130
  6. ^ a b cand.com.vn. “Không chấp nhận có ma tuý, không hợp pháp hoá ma tuý”. Báo Công an Nhân dân điện tử.
  7. ^ ONLINE, TUOI TRE (16 Tháng một 2018). “Singapore xử tội khỏa thân công cộng, ma túy thế nào?”. Tuổi Trẻ Online.
  8. ^ https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=52106
  9. ^ “Tội phạm ma túy gia tăng, Luật Phòng, chống ma túy cần sửa đổi, bổ sung một cách cấp thiết”. Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2021.
  10. ^ PLO.VN (3 Tháng mười một 2020). “Cai nghiện ma túy: Bộ Công an quản hay xã hội hóa?”. PLO.
  11. ^ Bộ luật Hình sự 2015. “Bộ luật Hình sự 2015”. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2024. Đã định rõ hơn một tham số trong |tác giả=|họ= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)

Liên kết ngoài sửa