Hướng dẫn về Bố cục của Wikipedia là một ví dụ đang được sử dụng có tính chú thích cho một số nền tảng về trình bày bố cục một bài viết. Nó là sự tóm tắt về một bài viết nên trông như thế nào. Để viết những bài phức tạp hơn, bạn có thể phải chép cách trình bày của một bài viết có sẵn, có cấu trúc thích hợp với đề tài.

Hướng dẫn này không nói về cách sử dụng mã wiki (xem Trợ giúp:Sửa đổi để xem về vấn đề đó); cũng không nói về văn phong viết bài (xem Wikipedia:Cẩm nang về văn phong để xem về vấn đề đó).

Phần mở đầu

Trừ khi một bài viết là quá ngắn, nó nên bắt đầu bằng một phần mở đầu bao gồm một hoặc nhiều đoạn văn mang tính giới thiệu. Phần mở đầu được hiển thị phía trên mục lục (đối các trang có hơn ba đề mục). Chiều dài thích hợp cho phần này phụ thuộc vào chiều dài của bài viết, nhưng không nên dài quá bốn đoạn văn. Phần mở đầu không tựa đề.

Chủ đề của bài viết nên được nhắn đến bằng chữ đậm ('''chủ đề''') tại vị trí thông thường, thường nằm ở câu đầu tiên. Nếu bài viết nói về một đề tài thường được viết nghêng (như tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm văn học, đĩa thu âm, con thuyền, hoặc một cụm từ tiếng nước ngoài), nơi đề cập đến chủ đề đầu tiên nên vừa viết in lẫn viết nghiêng ('''''chủ đề''''').

Thông thường, đoạn văn đầu tiên tóm tắt lại những điểm cơ bản của bài viết. Nó nên giải thích về chủ đề một cách rõ ràng để người đọc được chuẩn bị cho mức độ chi tiết lớn hơn, cũng như sự chứng nhận và sắc thái ở các phần sau. Nếu cần thông tin giới thiệu nhiều hơn ở phía trước đề mục đầu tiên, bạn có thể ghi vào những đoạn văn sau. Phần giới thiệu của những bài viết về tiểu sử thường nhiều hơn là tóm tắt, nó có thể liệt kê những thành tựu nổi tiếng nhất của chủ đề. Nên nhớ rằng đôi khi người đọc chỉ đọc phần này, do đó những thông tin quan trọng nhất nên được đặt ở đây.

Đoạn đầu tiên

Nhan đề hoặc chủ đề hầu như luôn luôn nằm ở câu đầu tiên hoặc ở đâu đó trong đoạn đầu tiên.

'''Việt Nam''' là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo [[Đông Dương]], thuộc khu vực [[Đông Nam Á]].

Nếu chủ đề của bài viết có nhiều hơn một tên, mỗi dạng tên mới nên được viết đậm trong lần xuất hiện đầu tiên của nó.

  • Nguyễn Huệ (chữ Hán: 阮惠; 17531792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝), vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương...
'''Nguyễn Huệ''' ([[chữ Hán]]: 阮惠; [[1753]] – [[1792]]), còn được biết đến là '''Quang Trung Hoàng đế''' (光中皇帝), '''vua Quang Trung''' hay '''Bắc Bình Vương'''...

Nếu nhan đề bài viết có tính chất định hướng để bớt nhập nhằng, không nên đặt nó vào đoạn viết đậm.

  • Bài Scorpions (ban nhạc Đức) nên bắt đầu bằng "Scorpions là một trong những nhóm nhạc...", chứ không phải "Scorpions (ban nhạc Đức) là một trong những nhóm nhạc...".

Ngữ cảnh của chủ đề nên được ghi rõ ràng trong vài từ đầu tiên.

Trong [[vật lý lượng tử]], '''nguyên lý bất định Heisenberg'''......

Tránh liên kết trong những nhan đề được viết đậm, và tránh định nghĩa lòng vòng. Tuy nhiên, phần lớn những từ mô tả tựa đề nên được liên kết đến những phần chi tiết hơn.

'''Phật giáo Việt Nam''' là [[Phật giáo]] được bản địa hóa khi du nhập từ [[Ấn Độ]] và [[Trung Quốc]] vào [[Việt Nam]]

Tiêu bản định hướng

Một dòng "đối với chủ đề có cùng tên..." đôi khi được đặt ở đầu, để liên kết tới một bài viết nói về một nghĩa khác của từ, hoặc trong trường hợp một liên kết mà nhiều người đọc có thể muốn đi tới thay vì đọc bài đó. Đừng biến liên kết ban đầu thành một đề mục. Trong những trường hợp đó, dòng này nên được viết nghiêng và sử dụng các tiêu bản. Không nên đặt một đường phân tách dòng vào dưới dòng này.

Liên kết

Thêm hai dấu ngoặc vuông ([[...]]) bao quanh một từ hoặc một cụm từ là một phần quan trọng của các bài viết được wiki hóa. Cách làm như vậy sẽ liên kết những từ quan trọng đến một bài viết tương ứng có chứa thông tin có thể giúp người đọc hiểu bài viết ban đầu. Ví dụ, một bài viết có thể đề cập đến phở mà không giải thích nó là gì, mặc dù đôi khi sẽ thích hợp hơn nếu ghi thêm một lời giải thích ngắn gọn. Một bài viết về tia laser có thể cung cấp những tư liệu nền tảng có ích để đọc bài. Việc nhấn vào các liên kết mà bạn đã thêm vào và kiểm tra xem nó có đi đến đúng trang cần đến hay không rất quan trọng. Những liên kết có ích không được đề cập trong đoạn văn bản có thể ghi vào đề mục "xem thêm".

Cấu trúc bài

Các phân đoạn nên được chia với độ dài vừa phải, như thế giúp cho mắt nhìn của bạn đọc ít bị mỏi khi phải đọc những đoạn văn dầy đặc chi chít. Tương tự, bài viết phải được cô đọng nhưng súc tích.

Các Đề mục sẽ giúp cho bài viết trở nên sáng sủa và có bảng mục lục rõ ràng; xem mục Wikipedia:Section.

Khi đề mục có phân cấp, và một số người thích đề mục có đánh số, bạn có thể thực hiện bằng ==Đề mục== và nội tiếp bằng ===Đề mục con===, ====Đề mục cháu====, lần lượt như thế. Vâng, kiểu ==Đề mục== hơi to đối với một số trình duyệt, nhưng như vậy sẽ tiện dụng về sau nhờ phong cách dàn trang (style sheet) khiến cho cấu trúc bài viết sẽ trở nên dễ sửa chữa.

Mặt khác, nên tránh lạm dụng các đề mục con, vì nó làm cho bài viết trở nên rối rắm. Các đoạn văn thật ngắn hoặc những câu đơn chung chung không đủ để làm thành một đề mục con, trường hợp này thì nên đánh dấu hoa thị hoặc thay bằng mục chữ đậm. Ở mức độ tiểu chủ đề thì nên tách riêng thành một trang đơn hoặc gộp tên các trang con vào một trang định hướng.

Hình ảnh

Nếu bài viết có kèm minh hoạ bằng hình ảnh, thì nên tìm vị trí thích hợp để đặt hình minh hoạ. Xem chi tiết tại trang Wikipedia:Hình ảnh.

Phụ lục chuẩn

Có nhiều tuỳ chọn đã được tiêu chuẩn hóa để đặt vào cuối trang của bài viết, xem mô tả ở phần dưới đây.

Trích dẫn

Dưới đề mục này, liệt kê những trích dẫn đáng nhớ phù hợp với đề tài.

  • "Trích dẫn sai chỉ là trích dẫn những gì không bao giờ được trích lầm." — Hesketh Pearson, Common Misquotations (1934)

Đề mục này là điều được yêu cầu. Thông thường, những trích dẫn xác đáng có thể được đặt trực tiếp vào trong văn mạch theo thứ tự minh họa cho đề tài. Danh sách những trích dẫn sẽ được đưa vào tổng mục Wikiquote và Đoạn trích sẽ được thay thế toàn bộ bằng dấu hiệu {{wikiquote}}.

Các chủ đề liên quan

Đặt vào đây, theo kiểu danh mục hoa thị, các bài viết khác trong Wikipedia có liên quan với đề tài này.

Các đề tài liên quan phải được gộp nhóm theo từng lãnh vực để dễ định hướng. Vui lòng cung cấp một câu chú thích, khi mối liên quan của liên kết không hoàn toàn tương thích – làm như sau:

Hoặc mối liên quan rất ít thì làm như thế này:

  • Pooh, W. T. & Robin, C. (1926). "How to catch a heffalump" in A. A. Milne (Ed.), The Karma of Kanga, pp. 23–47. Hundred Acre Wood: Wol Press.

Bố cục bài hoàn chỉnh

{{bản mẫu thông báo}}
{{hộp thông tin}}
{{bản mẫu đầu trang}}

'''Tên bài viết''' và đoạn giới thiệu bài viết mở đầu tổng quan (thường là định nghĩa, khái niệm).

== Mục lớn 1 ==
Nội dung mục lớn 1

=== Mục 1.1 ===
Nội dung mục 1.1

==== Mục 1.1.1 ====
Nội dung mục 1.1.1

=== Mục 1.2 ===
Nội dung mục 1.2

== Mục lớn 2 ==
Nội dung mục lớn 2

== Xem thêm ==
* [[Liên kết bài 1, bài có trong Wikipedia]]
* [[Liên kết bài 2, bài có trong Wikipedia]]

== Ghi chú ==
* Ghi chú nội dung bài theo ký hiệu bảng chữ cái a, b, c,...
{{notelist}}

== Tham khảo hoặc Chú thích ==
{{tham khảo}}

== Đọc thêm hoặc Nghiên cứu thêm hoặc Sách chuyên khảo ==
* Chỉ chứa liên kết (tên) sách, giáo trình, tạp chí

== Liên kết ngoài ==
* Liên kết ngoài 1
* Liên kết ngoài 2

{{bản mẫu cuối trang 1}}
{{bản mẫu cuối trang 2}}
{{bản mẫu sơ khai}}

{{DEFAULTSORT:Tên bài viết}}

[[Thể loại:___]]

{{Link GA|___}}
{{Link FA|___}}

[[en:____]] <!-- Không cần nếu bài đã kết nối với Wikidata -->
[[fr:____]] <!-- Không cần nếu bài đã kết nối với Wikidata -->

Tham khảo

Đặt dưới đề mục này, một danh mục hoa thị nữa, dành cho sách vở, bài viết, trang Web, v.v… bất kỳ nào mà bạn dùng để xây dựng bài viết và/hoặc đề nghị nguồn thông tin tham khảo cho bạn đọc.

  • Pooh, W. T. & Robin, C. (1926). "How to catch a heffalump" in A. A. Milne (Ed.), The Karma of Kanga, pp. 23–47. Hundred Acre Wood: Wol Press.

Điều quan trọng nhất để đưa vào đây là thông tin trích dẫn đầy đủ, tư liệu nền tảng của bạn; quy cách chính xác sẽ giúp cho việc thảo luận hoà hoãn và hiệu chỉnh về sau. Xem thêm: Wikipedia:Chú thích nguồn gốc.

Liên kết ngoài

Đặt vào đây, theo dạng liệt kê, các web sites bất kỳ mà bạn đã sử dụng hoặc đề nghị thêm cho bạn đọc. Có thể mô tả: (xem Wikipedia:Guide to writing better articles#Standard appendices)

(Một số biên tập viên thích liệt kê liên kết ngoài dưới mục "Tham khảo"; vẫn chưa có sự nhất trí về việc tách riêng một phân đoạn cho sự trích dẫn trực tuyến.)

Xem thêm

  Bạn còn thắc mắc?
Mời vào: Bàn giúp đỡ sử dụng Wikipedia