| Đây là danh sách hướng dẫn Wikipedia, bao gồm tóm tắt những hướng dẫn quan trọng nhất đang được sử dụng. Nếu cần tìm danh sách quy định, xem Danh sách quy định. Nếu cần tìm một danh sách quy định và hướng dẫn toàn diện nhưng ít liệt kê chi tiết hơn, xem Danh sách quy định và hướng dẫn. Nếu cần tìm các thể loại hướng dẫn, xem
Thể loại:Hướng dẫn Wikipedia cùng các thể loại con của nó. Xem Wikipedia:Quy định và hướng dẫn để có được cái nhìn tổng quát quy định và hướng dẫn nói về điều gì, chúng được tạo ra như thế nào và tại sao chúng ta lại cần có chúng. |
|
Ứng xử
Hướng dẫn ứng xử mở rộng dựa trên quy tắc ứng xử. Xin hãy xem qua nó trước.
- Giữ thiện ý
- Trừ khi có bằng chứng rõ ràng ngược lại, hãy xem như người tham gia hoạt động trong dự án đang cố gắng đóng góp, chứ không phải làm hại dự án.
- Xung đột lợi ích
- Đừng sử dụng Wikipedia để quảng bá bản thân, trang web, bản thu âm hoặc cơ quan, tổ chức của bạn.
- Sửa đổi gây hại
- Những người tham gia có những sửa đổi có tác dụng gây hại đến việc cải thiện bài viết hoặc nền tảng của dự án trong việc xây dựng một bách khoa toàn thư có thể bị cấm chỉ hoặc cấm vô hạn.
- Đừng phá rối Wikipedia nhằm chứng minh một quan điểm
- Nói rõ quan điểm của mình. Tuy nhiên, đừng quấy rối Wikipedia, đề xử xóa bài không thành thật, đẩy các quy định tới giới hạn tận cùng hoặc cố tạo việc làm cho người khác chỉ để chứng minh quan điểm của mình.
- Quy tắc ứng xử
- Những người tham gia đóng góp có quan điểm, góc nhìn và kiến thức nền lẫn xuất thân đôi khi vô cùng khác biệt. Đối xử tôn trọng với người khác là bí quyết để hợp tác hiệu quả cùng xây dựng bách khoa toàn thư.
- Đừng cắn người mới đến
- Nhiều người đóng góp thiếu kiến thức về những quy định ở Wikipedia. Tuy nhiên, hãy luôn hiểu rằng những người đóng góp mới là những "thành viên" đầy triển vọng và là do đó cũng là nguồn lực giá trị nhất của chúng ta.
- Chữ ký
- Kí tên sau mỗi thảo luận ở các trang thảo luận bằng cách gõ ~~~~ để những người khác hiểu được cuộc hội thoại, nhưng đừng ký tên trong bài viết.
- Trang thảo luận
- Trang thảo luận dùng để thảo luận văn minh nhằm cải thiện bách khoa toàn thư, không nên bị sử dụng để bày tỏ quan điểm cá nhân về một đề tài nào đó.
- Trang thành viên
- Bạn có thể sử dụng trang thành viên của mình để thêm vào một ít thông về bản thân hoặc giúp bạn sử dụng Wikipedia hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng Wikipedia không phải là blog, nhà cung cấp không gian web hay trang mạng xã hội..
Hướng dẫn ứng xử khác
- Hướng dẫn bỏ cấm
- Việc cấm không phải là một cách trừng phạt mà là cách để ngăn ngừa tác động gây hại. Thành viên bị cấm nên hiểu những lý do mình bị cấm và thuyết phục bảo quản viên rằng họ không gây hại cho dự án nếu họ được bỏ cấm.
- Kêu gọi thảo luận với mục đích dàn xếp đồng thuận
- Khi thông báo cho những thành viên khác tham gia thảo luận, hãy cố gắng giữ cho số lượng thông báo đó thấp, cố giữ nội dung thông báo trung lập và đừng chọn lựa người tham gia dựa trên quan điểm mà họ đã thể hiện trước đó. Hãy cởi mở!
- Đổi tên người dùng
- Cách thức người đổi tên trên toàn hệ thống và tiếp viên thực hiện yêu cầu đổi tên.
- Biến mất trong danh dự
- Biến mất trong danh dự có nghĩa là bất kỳ thành viên nào ở vị thế tốt—trong việc rời khỏi Wikipedia mãi mãi—có thể yêu cầu đổi tên tài khoản; xóa hoặc để trống trang thành viên; cũng có thể xóa hoặc để trống những thảo luận liên quan đến cách cư xử của người đó.
- Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống
- Chơi trò luẩn quẩn với quy định và hướng dẫn để tránh né đồng thuận hoặc làm cản trở mục đích và tinh thần của quy định là điều tuyệt đối bị ngăn cấm.
- Liên kết đến nội dung quấy rối bên ngoài
- Cần tránh những liên kết chứa đựng nội dung vi phạm quyền riêng tư hoặc quấy rối mang tính hiềm khích.
- Phản hồi đe dọa gây hại
- Đe dọa gây hại (bao gồm tự làm hại bản thân) nên bị xử lý nghiêm túc, cần báo cáo với Wikimedia Foundation và bảo quản viên.
- Duyệt thay đổi đang chờ
- Rà soát xem phiên bản sửa đổi mới có phù hợp cho công chúng xem chưa, nếu không phù hợp, hãy sửa đổi bài viết để đạt đến một phiên bản chấp nhận được.
- Lùi sửa
- Lùi sửa là quyền được cấp cho bảo quản viên và cũng có thể cấp cho những thành viên khác theo yêu cầu cấp quyền. Quyền này cho phép những sửa đổi liên tiếp của thành viên cuối cùng tham gia sửa đổi bị hủy bỏ chỉ với một cú nhấp chuột.
- Danh sách đen
- Danh sách đen là một cơ cấu điều khiển nhằm ngăn chặn việc thêm thắt những liên kết ngoài vào bài viết bằng cách thêm URL vào trong MediaWiki:Spam-blacklist.
Hướng dẫn nội dung
Hướng dẫn nội dung được mở rộng dựa trên quy định nội dung. Xin hãy xem qua nó trước.
- Tự truyện
- Tránh viết hoặc tham gia biên tập bài viết về chính bạn ngoại trừ việc hiệu chỉnh lỗi nguồn gốc không rõ ràng.
- Chú thích nguồn gốc
- Để viết và định dạng tham khảo, sử dụng những cách chú thích khác nhau.
- Chia nội dung
- Bài viết không nên bị chia nhỏ ra nhiều bài chỉ để mỗi bài có thể biện hộ cho một lập trường khác về đề tài đó.
- Liên kết ngoài
- Liên kết ngoài nên được thêm vào ở mức tối thiểu, tối cần thiết và có liên quan trực tiếp đến bài viết. Wikipedia không phải là cơ hội quảng cáo.
- Thuyết quan điểm thiểu số
- Cần thận trọng khi viết nội dung về thuyết quan điểm thiểu số (nghĩa là các quan điểm thiểu số, đối lập với quan điểm dòng chính trong lĩnh vực đó). Thuyết quan điểm thiểu số chỉ nên được dùng khi ảnh hưởng của nó được công nhận bởi các nguồn độc lập đáng tin cậy, nếu không, chúng nên được loại khỏi bài.
- Hình ảnh
- Hình ảnh dùng để minh họa phải có liên hệ với nội dung bài, có nguồn gốc rõ ràng, và vừa đủ lớn để thể hiện chi tiết mà không lấn át sang nội dung bài viết.
- Không tuyên bố miễn trừ trách nhiệm trong bài viết
- Wikipedia chứa đựng những phần cho biết trước nội dung và những thứ có thể gây khó chịu và nhiều thứ khác nữa. Về cơ bản là không cần cảnh báo người đọc về điều này.
- Nội dung không tự do và Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý
- Nội dung không tự do—bao gồm tất cả nội dung được bảo hộ bản quyền—chỉ có thể được sử dụng trong những trường hợp riêng biệt và phải được dùng một cách thận trọng. Có thể xem xét sử dụng hợp lý theo luật bản quyền Hoa Kỳ và tuân theo chính sách tiêu chuẩn cho nội dung không tự do.
- Đạo văn
- Sao chép lại nội dung của người khác mà không có thẩm quyền phù hợp là vi phạm đạo đức và có thể đem lại tai tiếng cho dự án. Hãy ghi nhận công lao cho người xứng đáng.
- Nguồn đáng tin cậy
- Thông tin xoay quanh việc xác định và sử dụng nguồn phù hợp để tuân theo quy định về thông tin kiểm chứng được của Wikipedia.
- Biết trước nội dung
- Không được xóa thông tin với lý do rằng nó có thể cho người đọc biết trước nội dung và làm hỏng trải nghiệm thưởng thức của người đó.
- Wikipedia không dành cho những thứ được xây dựng trong một ngày
- Bạn hãy cân nhắc và kềm chế sự cám dỗ về việc viết bài đưa tin tức.
Hướng dẫn nội dung khác
- Tranh chấp về tính chính xác
- Những bài viết mà độ chính xác nằm trong vòng tranh chấp cần được đặt bản mẫu cảnh báo {{Tranh chấp}} ở đầu trang
- Không tung tin vịt
- Không tung tin vịt, thông tin sai lệch hoặc nội dung không kiểm chứng được vào bài viết. Tuy nhiên, những bài viết về những tin vịt nổi bật được chấp nhận.
- Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài
- Trích dẫn bất cứ nôi dung tranh luận gốc nào cũng nên có liên quan đến tranh luận đó (hoặc minh họa cho phong cách) và chỉ nên dài vừa đủ.
- Biểu trưng
- Khi sử dụng hình ảnh biểu trưng, cần cẩn trọng về vấn đề bản quyền, nhãn hiệu và xuất bản.
- Không minh họa 3D
- Đừng sử dụng hình ảnh mà chỉ có thể xem được chính xác với công cụ 3D.
- Không theo luật bản quyền Hoa Kỳ
- Một công trình thuộc phạm vi công cộng ở quốc gia của nó đôi khi không thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ và không được sử dụng tại Wikipedia, vốn tuân theo Luật Hoa Kỳ.
- Nội dung gây khó chịu
- Bài viết ở Wikipedia có thể chứa đựng từ ngữ và hình ảnh gây khó chịu nhưng chỉ vì mục đích tốt đẹp. Không cần thêm vào phủ định trách nhiệm.
- Nội dung vô nghĩa
- Hướng dẫn xử lý nội dung vô nghĩa.
- Spam
- Spam nghĩa là thêm vào những đường dẫn hoặc thông tin không phù hợp vào Wikipedia, nhằm mục đích quảng cáo một tổ chức, cá nhân hoặc ý tưởng bên ngoài.
Biên tập nội dung
- Độ lớn bài viết
- Hướng dẫn về quy mô tối ưu của bài viết.
- Hãy táo bạo
- Wikipedia phát triển nhanh hơn khi có người sửa chữa vấn đề, sửa văn phong, thêm nguồn gốc, đảm bảo câu từ chính xác,... và nhiều vấn đề khác nữa. Chúng tôi mong rằng mọi người hãy luôn táo bạo. Việc này hoàn toàn không sao.
- Trang định hướng
- Được tạo ra để giải thích rõ nghĩa về một cụm từ nào đó dễ gây nhầm lẫn—khi nó nói về nhiều hơn một chủ đề trên Wikipedia.
- Làm cho những bài viết kỹ thuật trở nên dễ hiểu
- Hãy cố gắng làm cho từng phần của mỗi bài viết dễ hiểu nhất có thể đối với phần lớn độc giả.
- Thể loại, danh sách, và bản mẫu tóm gọn
- Hướng dẫn này giúp cho người biên tập chọn cách phân loại và sắp xếp phù hợp.
- Hướng dẫn thể loại
- Cách sắp xếp thể loại, đặt tên, đổi tên thể loại.
- Xếp thể loại quá mức
- Xếp thể loại quá mức (quá nhiều thể loại con) làm phát sinh quá nhiều thể loại và giảm bớt tính hữu ích của nó.
- Duyệt bài viết tốt
- Hướng dẫn cách duyệt Bài viết tốt một cách công bằng và khách quan.
- Trang con
- Không được tạo ra trang con cho không gian tên chính. Có thể tạo trang con ở các không gian tên khác bằng cách sử dụng dấu gạch chéo (/).
Hướng dẫn biên tập khác
- Sao chép trong Wikipedia và Wikimedia
- Khi sao chép nội dung từ bài này sang bài khác, ít nhất phải thể hiện sự ghi công và đường dẫn tới trang nguồn trong thanh tóm lược sửa đổi.
- Ghi chú đầu trang
- Ghi chú đầu trang là ghi chú tóm lược đặt ở đầu mỗi bài viết hoặc đoạn viết, cung cấp liên kết đến bài viết liên quan có thể tìm thấy hoặc một trang định hướng.
- Bản mẫu có nguy cơ cao
- Những bản mẫu và mô-đun có nguy cơ cao có thể được khóa hoàn toàn. Việc sửa đổi những trang này không nên diễn ra thường xuyên.
- Tẩy trắng trang
- Đừng tẩy trắng bài viết, thay vào đó hãy yêu cầu xóa nó (trừ khi đó là trang hoàn toàn do bạn tạo ra).
- Chuẩn bị hình ảnh để tải lên
- Khi tải hình lên Wikipedia (khuyến khích tải thẳng lên Wikimedia Commons trừ khi đó là hình sử dụng hợp lý), cần chú ý sử dụng đúng định dạng tập tin phù hợp với nội dung.
- Liên kết đỏ
- Liên kết đỏ dành cho những mục từ nên có bài viết nhưng chưa được tạo ra. Những liên kết này không thể truy cập được nhưng cần thiết.
- Hướng dẫn trả lời bàn tham khảo
- Giữ trong lòng Năm cột trụ khi trả lời tại bàn tham khảo và cố làm cho câu trả lời hữu ích đối với người đọc, cũng như có lợi cho Wikipedia.
- Thay thế bản mẫu
- Một số bản mẫu nên được dùng ở dạng
{{thế:tên trang}}
, số khác có thể nhúng thẳng vào bài.
- Phong cách tóm lược
- Những phần trong bài viết dài nên được tóm lược lại và đưa nội dung chi tiết vào những bài viết khác có liên quan.
- Cập nhật thông tin
- Cập nhật lại những thông tin luôn thay đổi theo thời gian.
Quy ước đặt tên
- Tên bài
- Trang hướng dẫn chính về quy ước đặt tên bài.
- Tên thể loại
- Tên thể loại nên mang tính đặc thù, trung lập, bao quát và tuân theo quy ước chung.
- Tên tập tin
- Tên hình ảnh và các tập tin khác nên đặt sao cho dễ hiểu.
Độ nổi bật
- Độ nổi bật
- Chỉ có những đối tượng được công nhận đáng kể từ các nguồn bên ngoài mới được có bài viết ở Wikipedia.
- Các hướng dẫn về độ nổi bật khác
- Người, Học giả, Tổ chức và công ty, Sách, Sự kiện, Phim, Âm nhạc, Web, Con số, Địa điểm, Truyền thông, Thể thao, Trò chơi điện tử.
Cách trình bày
- Cẩm nang biên soạn
- Đây là hướng dẫn phong cách quan trọng nhất và là "mẹ đẻ" của tất cả các hướng dẫn biên soạn khác. Cẩm nang này đưa ra hướng dẫn về các vấn đề như chính tả, dấu câu, viết hoa và cách định dạng bài viết.
- Ngày và số
- Các tiêu chuẩn thống nhất trong việc sử dụng và định dạng ngày và số giúp bài viết dễ đọc, viết và chỉnh sửa hơn.
- Bố cục
- Bao gồm những nguyên tắc chung hướng dẫn định dạng các thành phần của bài viết quy có mô lớn ở hầu hết các trường hợp thường gặp. Bố cục của những bài viết phức tạp tốt nhất là có thể mô phỏng theo bài viết cấu trúc phù hợp đang sẵn có.
- Phần mở đầu
- Phần mở đầu nên xác định rõ chủ đề và tóm lược nội dung của bài viết với độ dài vừa phải.
- Liên kết trong
- Cung cấp các liên kết nằm trong bài để hỗ trợ điều hướng và giải nghĩa từ, nhưng tránh làm bài trở nên lộn xộn bằng những liên kết hiển nhiên, dư thừa (lặp lại) và không thực sự hữu ích.
- Cẩn trọng khi dùng từ
- Hãy thận trọng với cách dùng từ có thể làm người khác hiểu sai lệch. Hãy sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trực tiếp.
- Khả năng truy cập
- Cố gắng làm cho các trang Wikipedia dễ dàng điều hướng (di chuyển qua lại) và dễ đọc cho những người có bị giới hạn khả năng (tốc độ) truy cập.
Hướng dẫn khác về cách trình bày
Xem thêm
|
---|
|
Nội dung | |
---|
Quy tắc | |
---|
Xóa | |
---|
Thực thi | |
---|
Sửa đổi | |
---|
Nội dung dự án | |
---|
WMF | |
---|
|