Bán đảo Đông Dương

khu vực ở Đông Nam Á
(Đổi hướng từ Đông Dương)

Bán đảo Đông Dương (chữ Anh: Indochina Peninsula) hoặc gọi bán đảo Ấn - Trung, Đông Nam Á lục địa, là một bán đảo nằm tại Đông Nam Á, là một trong ba bán đảo lớn ở phía nam châu Á. Bán đảo Đông Dương nằm giữa Trung Quốctiểu lục địa Ấn Độ, phía tây giáp vịnh Bengal, biển Andamaneo biển Malacca, phía đông giáp biển Đông của Thái Bình Dương, là cây cầu nối giữa Đông Áquần đảo Mã Lai. Bán đảo Đông Dương bao gồm các quốc gia ngày nay như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nambán đảo Mã Lai.

Bán đảo Đông Dương
Địa lý
Vị tríĐông Nam Á
Tọa độ14°B 102°Đ / 14°B 102°Đ / 14; 102
Diện tích2.151.688 km2 (830.771,4 mi2)
Đỉnh cao nhấtHkakabo Razi
Hành chính
Điểm dân cư lớn nhấtThành phố Hồ Chí Minh (8.990.300 người)
Điểm dân cư lớn nhấtViêng Chăn (800.000 người)
Điểm dân cư lớn nhấtPhnôm Pênh (2.904.566 người)
Điểm dân cư lớn nhấtBangkok (10.000.000 người)
Điểm dân cư lớn nhấtYangon (5.900.000 người)
Điểm dân cư lớn nhấtSelangor (6.528.000 người)
Nhân khẩu học
Dân số269.700.000 người

Pháp, thuật ngữ "Indochina" thường được dùng để chỉ thuộc địaĐông Dương thuộc Pháp. Trong thời kì thuộc địa, thuật ngữ "Indochina thuộc Anh" có lúc được dùng để chỉ Miến Điện thuộc Anh[1]. Chữ "Indochina" theo nghĩa rộng chỉ khu vực Đông Nam Á lục địa, phía nam Trung Quốc và phần phía đông của tiểu lục địa Ấn Độ.

Văn hoá lịch sửSửa đổi

Nhìn từ mảng địa lí có phạm vi lớn hơn, đèo Khyler ở Afghanistan, là đường giao thông duy nhất từ Trung Á đến Nam Á; hành lang Wakhan là đường giao thông di chuyển tiện lợi từ Tân Cương thông đến Afghanistan; đèo Keriya ở huyện Vu Điền, là đường giao thông duy nhất từ Tân Cương thông đến Tây Tạng. Thị trấn nhỏ Ledo, bang Assam là thành phố biên giới giữa Ấn ĐộMyanmar, là con đường ắt phải đi qua từ Ấn Độ đi Myanmar, Đông Nam ÁTrung Quốc, cùng với thuyền tàu thương mại ở khu vực duyên hải Trung Quốc.

Bắt đầu từ trước thế kỉ II, hai nền văn minh Trung QuốcẤn Độ bắt đầu tiến hành trao đổi mua bán đi qua nhiều nơi. Ở thời kì cổ đại khả năng có bốn con đường từ Trung Quốc đến Ấn Độ:[2][3]

Trong đó hai đường bộ trước đi Ấn Độ hoàn toàn hiểm trở, cho nên đại đa số người đi buôn bán chọn dùng hai đường đi sau, nhất là đường biển. Bởi vì hai đường đi sau đều cần phải đi qua các nước Ấn Độ - Chi Na, khu vực này hoặc các nước này bị chính trị và văn hoá của Trung QuốcẤn Độ ảnh hưởng.

Từ giữa thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX, khu vực này trừ Thái Lan bảo toàn độc lập ra, liên tục đều bị thực dân PhápAnh thống trị. Trong đó, Việt Nam, CampuchiaLào bị Pháp thống trị, gọi là "Đông Dương thuộc Pháp". Myanmar, Malaysia bán đảoSingapore bị Anh Quốc thống trị. Người Pháp kiến lập Liên bang Đông Dương đầu tiên vào năm 1893, Nhật Bản chiếm cứ Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1940, Nhật Bản chiếm cứ toàn biên giới bán đảo Đông Dương trừ Thái Lan ra vào năm 1942.

Sau khi Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc vào năm 1945, sự độc lập của các thuộc địa thuộc Anh ở bán đảo Đông Dương khá là hoà bình, năm 1948 Myanmar độc lập, năm 1956 Malaysia bán đảo tự trị, năm 1957 Liên bang Malaya độc lập, năm 1963 Malaysia thành lập, năm 1965 Singapore thoát li độc lập từ Malaysia. Các thuộc địa thuộc Pháp khá là gian khổ, Việt Nam liền triển khai chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất từ sau khi Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc, sau Hội nghị Genève năm 1954, các nước Đông Dương thuộc Pháp mới giành được độc lập.

Năm 1960, Hoa Kỳ vì mục đích ngăn cấm, cản trở mở rộng chủ nghĩa cộng sản nên nhúng tay vào, tiến hành can dự Chiến tranh Việt Nam. Năm 1975, quân đội Mĩ rút lui rời khỏi Việt Nam, Việt Nam thống nhất. Về sau, nước Cộng hoà Nhân dân Trung HoaLiên Xô có mở rộng ảnh hưởng ở bán đảo Đông Dương, ba nước Đông Dương bị Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng trong khoảng thời gian dài, chính trị ở Đông Dương hoàn toàn bất ổn, sau đó vì nguyên do Khmer Đỏ đưa quân quấy phá biên giới Việt Nam, dẫn đến Chiến tranh biên giới Tây Nam, sau khi lật đổ Khmer Đỏ, do Trung Quốc là thế lực hậu thuẫn cho Khmer Đỏ nên đã đưa quân tấn công Việt Nam với danh nghĩa dạy cho Việt Nam một bài học để cứu nguy cho Khmer Đỏ, dẫn đến chiến tranh biên giới Việt Nam – Trung Quốc, cục thế chính trị ở Đông Dương trước năm 1989 hoàn toàn rối loạn. Đến niên đại 90, ba nước Đông Dương thuộc Pháp cũ ở bán đảo Đông Dương mới thực sự hoà bình.

Môi trường địa líSửa đổi

Vị trí địa líSửa đổi

Bán đảo Đông Dương nằm ở giữa Trung Quốcá lục địa Ấn Độ, phía tây giáp với vịnh Bengal, biển Andamaneo biển Malacca, phía đông giáp với biển Đông của Thái Bình Dương, là cây cầu nối giữa Đông Áquần đảo Mã Lai. Khí hậu bán đảo Đông Dương nóng ẩm, thảm thực vật rậm rạp tươi tốt, dòng sôngdãy núi chủ yếu ở bán đảo là kéo dài từ phía Trung Quốc qua, bán đảo Đông Dương có văn minh lịch sử lâu dài, ngôn ngữ đa dạng.[4]

Bán đảo Đông Dương bao gồm năm nước bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, MyanmarThái LanMalaysia bán đảo, là bán đảo lớn thứ ba trên thế giới[5]. Diện tích chừng 2,151 triệu kilômét vuông, chiếm khoảng 46% diện tích Đông Nam Á. Đường bờ biển dài hơn 11.700 kilômét, có nhiều vịnh cảng trọng yếu. Địa thế phía bắc cao phía nam thấp, phần nhiều đất đồi núi và các cao nguyên. Vùng đất phía bắc là cao nguyên Shan cao lớn và cổ xưa, chiều cao từ 1.500 đến 2.000 mét so với mực nước biển. Nhiều dãy núi kéo dài từ nam lên bắc hiện ra với hình dạng quạt, hình thành kết cấu địa hình cao nguyên Shan và sự phân bố xen kẽ của núi với thung lũng sông.

Dãy núi chủ yếu từ tây sang đông theo thứ tự là dãy núi Naga, dãy núi Arakan; dãy núi Daen Lao, dãy núi Tenasserim, dãy núi Bilauktaung; dãy núi Trường Sơn. Dòng sông ở giữa ba thứ tự núi lớn là sông Irrawaddy, sông Salween, sông Chao Phraya, sông Mê Kôngsông Hồng, chảy xiết dâng vọt từ bắc xuống nam, đầu nguồn rất xa, dòng nước rất dài. Thượng du dòng sông phần nhiều chảy xuyên qua cao nguyên Shan, lũng sông cắt sâu đem cao nguyên chia làm mấy khối, thí dụ cao nguyên Đông Miến ở giữa sông Irrawaddysông Salween, cao nguyên Chiang Mai ở giữa sông Salweensông Mê Kông, các cao nguyên Lào ở giữa sông Mê Kôngsông Hồng, là sự xen lẫn núi và sông điển hình, phân bố hàng dọc. Đồng bằng lũng sông ở trung du và hạ du của một số sông và tam giác châucửa sông của mỗi sông là khu nông nghiệp chủ yếu và khu vực tập trung đông nhân khẩu.[6]

Địa hình địa mạoSửa đổi

Địa thế phía bắc cao phía nam thấp, phần nhiều là đất đồi núi và cao nguyên. Vùng đất phía bắc là cao nguyên Shan cao lớn cổ xưa, chiều cao từ 1.500 đến 2.000 mét so với mực nước biển. Nhiều dãy núi kéo dài từ nam lên bắc hiện ra hình dạng quạt, hình thành kết cấu địa hình cao nguyên Shan và sự phân bố xen kẽ núi với lũng sông. Dãy núi chủ yếu từ tây sang đông theo thứ tự là dãy núi Naga, dãy núi Arakan; dãy núi Daen Lao, dãy núi Tenasserim, dãy núi Bilauktaung; dãy núi Trường Sơn.[6]

Bán đảo Đông Dương có đủ ba đặc trưng khá rõ ràng. Đầu tiên, địa thế của nó xét tổng thể phía bắc cao phía nam thấp, phần nhiều là đất đồi núi và cao nguyên, núi sông xét tổng thể đi theo hướng nam bắc, hơn nữa núi và sông xếp đặt xen lẫn nhau, địa thế bán đảo giống như hình dạng lòng bàn tay. Thứ hai, địa thế của nó lâu ngày đã xói mòn cho nên hiện ra hình dạng nửa đồng bằng, địa hình các-xtơ sinh sôi, trong vận động tạo núikỉ Đệ Tam địa khối Ấn Độ - Mã Lai cũng có hiện tượng nhô lên và đứt gãy. Thứ ba, đồng bằng phần nhiều phân bố ở khu vực duyên hải phía đông nam, chủ yếu là đồng bằng bồi tíchtam giác châu ở hạ du sông cả có diện tích rộng lớn.

Dãy núicao nguyên ở bán đảo Đông Dương chủ yếu có dãy núi Naga, dãy núi Arakan ở phía tây, là dãy núi hình vòng cung nhô ra hướng về phía tây[7], phần lớn chiều cao so với mức mặt biển là từ 1.800 mét trở lên, chiều dài chừng 1.100 kilômét, bao gồm rất nhiều dãy núi song song, là bộ phận kéo dài nối tiếp của phía nam dãy núi Himalaya, và tiếp tục duỗi dài mở rộng hướng về phía nam. Vùng đất phía đông có dãy núi Trường Sơn dài liên tiếp hơn 1.000 kilômét, đi theo hướng nam bắc, ranh giới của Việt Nam, LàoCampuchia, dốc tây của dãy núi khá thoải, rồi dần dần chuyển tiếp đến cao nguyên ở bên trong nước LàoCampuchia, thí dụ cao nguyên Xiêng Khoảng, cao nguyên Hủa Phăn, cao nguyên Khăm Muộn và cao nguyên Bolaven; dốc đông dãy núi khá dốc gần như thẳng đứng, sát gần bờ biển, hình thành rất nhiều vách núi cao chót vót và mũi đất lấn ra biển. Phía giữa là bộ phận kéo dài nối tiếp của phía nam dãy núi Hoành Đoạn, có núi Daen Lao, dãy núi Tenasserim và núi Bilauktaung ở biên giới MyanmarThái Lan, duỗi dài về phía nam đến bán đảo Mã Lai, khối núi ở trong nước Myanmar vừa rộng vừa cao, trở thành cao nguyên có diện tích lớn nhất ở Đông Nam Á - cao nguyên Shan, ở phía đông Thái Lancao nguyên Khorat.

Đồi núi và cao nguyên ở bán đảo Đông Dương đã xói mòn trong khoảng thời gian dài, phần lớn đỉnh núi có hình tròn, bề mặt xói mòn của cao nguyên phát triển. Bán đảo Mã Lai và bán đảo Đông Dương thông thường lấy eo đất Kra làm biên giới. Về phương diện địa thế kiến tạo, bán đảo Mã Lai là một phần của địa khối Ấn Độ - Mã Lai, đất đồi núi ở khoảng giữa, xuống thấp hướng về hai phía đông tây, bán đảo Đông Dương bao gồm 8 dãy núi về tổng thể song song với nhau, chạy dọc theo hướng nam bắc, vì nguyên do đã xói mòn lâu ngày nên chiều cao không lớn, làm lộ ra đá phần nhiều là đá hoa cương, đá phiến mađá vôi, đỉnh núi cao nhất của núi Tahan chỉ có 2.187 mét. Chiều cao so với mức mặt biển của cao nguyên Shan là từ 1.000 - 1.300 mét, chủ yếu do tầng đá vôiĐại Cổ sinhĐại Trung sinh tạo thành, lại còn có thể xâm nhập của đá hoa cương. Trên mặt cao nguyên có rất nhiều hẻm núi cắt sâu và đỉnh núi cao vượt 800 đến 900 mét so với mặt đất. Dãy núi và rãnh suối đan chéo lẫn nhau, mặt đất bị xói mòn dữ dội, vùng đất phía tây có một đứt gãy lớn dài 600 đến 700 kilômét theo hướng nam bắc. Cao nguyên Khorat ở phía đông Thái Lan, phần lớn có chiều cao so với mức mặt biển là từ 150 đến 300 mét, do sa thạch đỏ hợp thành, địa thế nghiêng theo chiều hướng từ tây lên đông, mặt đất vì vậy lên xuống không bằng phẳng. Ở cao nguyên Shan cùng với vùng đất phía bắc của Việt NamLào, phân bố địa thế các-xtơ, là khu phong cảnh nổi tiếng.

Dãy núi Naga và dãy núi Rakhine có chiều cao chừng 3.000 mét so với mức mặt biển, dài 1.100 kilômét, là bức vách ngăn cách giữa Myanmar, Ấn ĐộBangladesh, giữa núi có một ít col núi là đường giao thông lớn mà các dân tộc cổ đại thiên cư. Núi Daen Lao, dãy núi Tenasserim và dãy núi Bilauktaung chạy dọc biên giới MyanmarThái Lan, có vài col núi nổi tiếng ở giữa núi là cửa ải hiểm yếu của việc hành quân tác chiến giữa MyanmarThái Lan về phương diện lịch sử. Núi Luangprabang, núi Dong Phaya Yen và núi Sankamphaeng chạy dọc phía giữa bán đảo, là chỗ phân chia cảnh quan khác nhau của hai bộ phận đông và tây của bán đảo. Dãy núi Trường Sơn ở phía đông có chiều cao thông thường không đạt tới 1.500 mét so với mức mặt biển, kéo dài liên tục hơn 1.000 kilômét, là dãy núi phân giới ba nước Việt - Lào - Cam, đường đèo ở vùng núi Hoành Đoạn là đường tắt thông suốt giữa bờ biển Đông và các hẻm núi sông Mê Kông ở trong nước Trung Quốc. Giữa các núi có rất nhiều cao nguyên, nổi tiếng nhất có cao nguyên Shan, cao nguyên Xiêng Khoảng, cao nguyên Hủa Phăn, cao nguyên Khăm Muộn, cao nguyên Bolaven và cao nguyên Đắk Lắk, tất cả đều có sẵn ý nghĩa đặc thù ở các phương diện như địa mạo, khí hậu, lịch sử, sắc tộc, giao thông và sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc.

Đặc trưng khí hậuSửa đổi

Tuyệt đại bộ phận bán đảo Đông Dương ở vào giữa 10° - 20° vĩ bắc, thuộc khí hậu gió mùa nhiệt đới điển hình[8]. Từ tháng 3 đến tháng 5 mỗi năm là mùa nóng, gió mùa mùa đông và mùa hạ suy giảm, khí hậu nóng nực, nhiệt độ trung bình tháng đạt tới 25 - 30℃; một năm chia thành hai mùa mùa khô và mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 10 là mùa mưa, thịnh hành gió mùa Tây Nam, giáng thủy dồi dào; từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau là mùa khô, thời tiết khô ráo ít mưa. Đặc trưng khí hậu: nhiệt độ cao cả năm, giáng thủy phân bố tập trung vào mùa hè.

Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở các nơi như Nam Á và bán đảo Đông Dương, đặc điểm của nó là nhiệt độ cao cả năm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất cũng từ 18℃ trở lên, giáng thủy có quan hệ mật thiết với hướng gió, mùa đông thịnh hành gió mùa Đông Bắc đến từ đất liền. giáng thủy ít, mùa hạ thịnh hành gió mùa Tây Nam đến từ Ấn Độ Dương, giáng thủy dồi dào, lượng giáng thủy hằng năm là 1.500 đến 2.000 milimét ở phần lớn khu vực, nhưng mà có một ít khu vực còn nhiều và dài hơn số đó. Lượng giáng thủy hằng năm bị địa mạo ảnh hưởng, ở dốc đón gió đạt tới 5.000 milimét, nhưng mà ở dốc trái gió thì không đến 2.000 milimét. Một số dốc đón gió cá biệt và khu vực bán đảo Mã Lai hình thành được cảnh quan rừng mưa nhiệt đới, số ít đồng bằng và lũng sông ở bên trong thì hình thành thảo nguyên nhiệt đới.

Thuỷ vănSửa đổi

Dòng sông chủ yếu ở bán đảo Đông Dương có sông Irrawaddy, sông Salween, sông Chao Phraya, sông Mê Kôngsông Hồng, chảy xiết từ bắc xuống nam, đầu nguồn rất xa, dòng nước rất dài. Thượng du dòng sông phần nhiều chảy xuyên qua cao nguyên Shan, lũng sông cắt sâu đem cao nguyên chia làm mấy khối, thí dụ cao nguyên Đông Miến ở giữa sông Irrawaddysông Salween, cao nguyên Chiang Mai ở giữa sông Salweensông Mê Kông, các cao nguyên Lào ở giữa sông Mê Kôngsông Hồng, là sự xen lẫn núi và sông điển hình, phân bố hàng dọc. Đồng bằng lòng chảo ở trung và hạ dụ của một số dòng sông và tam giác châu cửa sông của mỗi sông là khu nông nghiệp chủ yếu và vùng tập trung nhân khẩu.

Ở giữa đồi núi và cao nguyên, các sông cả ở Nam Á xuôi theo địa thế từ bắc vào nam chảy vào biển, từ đông sang tây có sông Hồng, sông Mê Kông, sông Chao Phraya, sông Salweensông Irrawaddy. Trong số sông cả này, dòng sông chảy qua nhiều quốc gia nhất là sông Mê Kông, cuối cùng đổ vào biển thông qua hệ thống đồng bằng sông Cửu Long. Có nhiều tam giác châu ở bán đảo Đông Dương, nổi tiếng có tam giác châu sông Mê Kông, tam giác châu sông Irrawaddy, tam giác châu sông Hồng và tam giác châu sông Chao Phraya. Những tam giác châu này do sông cả bồi tích mà thành, diện tích rộng lớn, địa thế bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi trong tam giác châu tập hợp dày đặc, nhiều ao đầm, tốc độ mở rộng hướng biển nhanh.

Văn hoáSửa đổi

Văn hoá của các nước bán đảo Đông Dương chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độvăn hoá Trung Hoa[9], các nước chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhiều hơn là Thái Lan, LàoCampuchia, các nước chịu sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa nhiều hơn là Việt Nam, Myanmar là quốc gia giao thoa giữa hai nền văn hoá. Tín ngưỡng tôn giáo ở bán đảo Đông Dương phần lớn là Phật giáo[10][11][12][13][14][15], thiểu số là Hồi giáoẤn Độ giáo.[16][17]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Dictionnaire géographique universel contenant la description de tous les lieux du globe intéressants sous le rapport de la géographie physique et politique, de l'histoire, de la statistique, du commerce, de l'industrie, etc”. 1830. tr. 596. Lưu trữ bản gốc 2011.
  2. ^ Wolters, O. W. (1999). History, culture, and region in Southeast Asian perspectives. Southeast Asia Program Publications, Southeast Asia Program, Cornell University, Ithaca, N.Y. ISBN 9780877277255.
  3. ^ Reid, Anthony (1988). Southeast Asia in the Age of Commerce, 1450-1680: Volume One: The Lands below the Winds. Yale University Press. ISBN 978-0300039214.
  4. ^ Đào Bảo Tường, Tôn Đan Bình (1 tháng 12 năm 2019). “Cùng uống chung một dòng nước: Hành trình nghiên cứu khoa học sông Mê Kông”. Beijing Book Co. Inc. ASIN B085HNLD9Z.
  5. ^ Haines, Dena (11 tháng 5 năm 2022). “16 Largest Peninsulas in the World (By Area)”. storyteller.travel. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ a b Encyclopædia Britannica. “Mainland Southeast Asia”. www.britannica.com. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ A. J, Barber; Khin Zaw; Crow, M.J. (2017). Myanmar: Geology, Resources and Tectonics. The Geological Society of London. ISBN 9781862399693.
  8. ^ Yiya Yang, Renguang Wu (22 tháng 10 năm 2018). “Seasonal variation of precipitation over the Indochina Peninsula and its impact on the South China Sea spring warming”. rmets.onlinelibrary.wiley.com.
  9. ^ Marion Severynse biên tập (1997). The Houghton Mifflin Dictionary Of Geography. Houghton Mifflin Company. ISBN 0-395-86448-8.
  10. ^ “Malaysia”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 28 tháng 9 năm 2016.
  11. ^ “Thailand”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 28 tháng 9 năm 2016.
  12. ^ “Myanmar”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 28 tháng 9 năm 2016.
  13. ^ “Cambodia”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 28 tháng 9 năm 2016.
  14. ^ “Vietnam”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 28 tháng 9 năm 2016.
  15. ^ 2008 Report on International Religious Freedom (Bản báo cáo). U.S. Department of State, Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor. tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2016.
  16. ^ SIDDIQUE, SHARON (1981). “Some Aspects of Malay-Muslim Ethnicity in Peninsular Malaysia”. Contemporary Southeast Asia. 3 (1): 76–87. doi:10.1355/CS3-1E. ISSN 0129-797X. JSTOR 25797648.
  17. ^ “The Minority Muslim Experience in Mainland Southeast Asia: A Different Path”. Routledge & CRC Press (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2021.

Xem thêmSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi