Sắc tộc

nhóm người xác định về mặt đặc tính xã hội

Sắc tộc hay nhóm sắc tộc (tiếng Anh: ethnic group hay ethnicity),[n 1] hiện nay nhiều khi thường gọi là dân tộc,[n 2] là một nhóm được định nghĩa theo đặc tính xã hội. Những nhóm này dựa trên di sản văn hóa, nguồn gốc tổ tiên, lịch sử chung, ngôn ngữ-phương ngữ, nơi ở, và có thể những khía cạnh khác như tôn giáo, thần thoạinghi lễ, ẩm thực, trang phục, đặc điểm cơ thể,...

Cộng đồng người Hmong ở Bắc Kinh

Một sắc tộc được phân loại dựa vào đặc điểm chung, mà thường là dựa vào đặc điểm chung về nguồn gốc như tổ tiên, dòng dõi,... Đặc điểm sắc tộc cho biết điểm phân biệt giữa các sắc tộc và của cả những người cùng thuộc một sắc tộc. Có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau ứng với mỗi trường hợp. Sự khác biệt nhỏ trong cách phát âm cũng đủ phân loại con người theo các sắc tộc khác nhau. Mặt khác, với hai người khác nhau về nhân cách, tín ngưỡng, nơi cư trú, thời gian, thậm chí cả ngôn ngữ vẫn có thể xem nhau như cùng sắc tộc và điều này được nhiều người công nhận. Người dân cùng sắc tộc có chung lối sống, quy tắc cư xử, có trách nhiệm với các thành viên khác và chịu trách nhiệm về hành động của những người cùng sắc tộc.[cần dẫn nguồn]

Một sắc tộc thường trải qua nhiều thế hệ, cả những thành viên đã chết vẫn được xem như người trong sắc tộc. Một điểm mơ hồ là những thế hệ tương lai cũng được tính là cùng sắc tộc. Dù không xác định rõ khoảng thời gian nhưng một sắc tộc thường có hàng trăm năm tuổi. Đặc tính sắc tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất xác định đặc trưng văn hóa, đặc trưng xã hội của các thành viên sắc tộc. Tuy vậy, nhiều người có cùng gốc gác vẫn có thể sống ở những nước khác nhau và vì thế được xem là người dân ở những nước khác nhau, hay có những tranh luận về yếu tố đặc trưng của một sắc tộc.[cần dẫn nguồn]

Ghi chú sửa

  1. ^ Nhiều tài liệu ở Việt Nam gọi là tộc người (ethnicity) hay nhóm tộc người (ethnic group)[1][2][3]
  2. ^ Trong tiếng Việt, thuật ngữ "dân tộc" vừa hàm nghĩa ethnic group (tộc người), vừa hàm nghĩa nation (dân tộc/quốc gia).[4]

Tham khảo sửa

  • Abizadeh, Arash, "Ethnicity, Race, and a Possible Humanity" World Order, 33.1 (2001): 23-34. (Article that explores the social construction of ethnicity and race.)
  • Barth, Fredrik (ed). Ethnic groups and boundaries. The social organization of culture difference, Oslo: Universitetsforlaget, 1969
  • Beard, David and Kenneth Gloag. 2005. Musicology, The Key Concepts. London and New York: Routledge.
  • Billinger, Michael S. (2007), "Another Look at Ethnicity as a Biological Concept: Moving Anthropology Beyond the Race Concept" Lưu trữ 2009-07-09 tại Wayback Machine, Critique of Anthropology 27,1:5–35.
  • Cole, C.L. "Nike's America/ America's Michael Jordan", Michael Jordan, Inc.: Corporate Sport, Media Culture, and Late Modern America. (New York: Suny Press, 2001).
  • Camoroff, John L. and Jean Camoroff 2009: Ethnicity Inc.. Chicago: Chicago Press.
  • Dünnhaupt, Gerhard, "The Bewildering German Boundaries", in: Festschrift for P. M. Mitchell (Heidelberg: Winter 1989).
  • Eriksen, T.H. 1993. Ethnicity and Nationalism: Anthropological Perspectives, London, Pluto Press.
  • Eysenck, H.J., Race, Education and Intelligence (London: Temple Smith, 1971) (ISBN 0-85117-009-9)
  • Hartmann, Douglas. "Notes on Midnight Basketball and the Cultural Politics of Recreation, Race and At-Risk Urban Youth", Journal of Sport and Social Issues. 25 (2001): 339-366.
  • Hobsbawm, Eric, and Terence Ranger, editors, The Invention of Tradition. (Cambridge: Cambridge University Press, 1983).
  • Thomas Hylland Eriksen (1993) Ethnicity and Nationalism: Anthropological Perspectives, London: Pluto Press
  • Levinson, David, Ethnic Groups Worldwide: A Ready Reference Handbook, Greenwood Publishing Group (1998), ISBN 978-1-57356-019-1.
  • Merriam, A.P. 1959. "African Music", in R. Bascom and, M. J. Herskovits (eds), Continuity and Change in African Cultures, Chicago, University of Chicago Press.
  • Morales-Díaz, Enrique; Gabriel Aquino; & Michael Sletcher, "Ethnicity", in Michael Sletcher, ed., New England, (Westport, CT, 2004).
  • Omi, Michael and Howard Winant. Racial Formation in the United States from the 1960s to the 1980s. (New York: Routledge and Kegan Paul, Inc., 1986).
  • Seeger, A. 1987. Why Suyá Sing: A Musical Anthropology of an Amazonian People, Cambridge, Cambridge University Press.
  • Seidner, Stanley S. Ethnicity, Language, and Power from a Psycholinguistic Perspective. (Bruxelles: Centre de recherche sur le pluralinguisme1982).
  • Sider, Gerald, Lumbee Indian Histories (Cambridge: Cambridge University Press, 1993).
  • Smith, Anthony D. (1987). “The Ethnic Origins of Nations”. Blackwell. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Smith, Anthony D. (1998). Nationalism and modernism. A Critical Survey of Recent Theories of Nations and Nationalism. London – New York: Routledge.
  • Smith, Anthony D. (1999). “Myths and memories of the Nation”. Oxford University Press. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • ^ U.S. Census Bureau State & County QuickFacts: Race Lưu trữ 2006-02-07 tại Wayback Machine.

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa

  1. ^ Vương Xuân Tình; Vũ Đình Mười (2 tháng 3 năm 2021). “Nhân học tộc người”. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
  2. ^ Mai Thanh Sơn (27 tháng 10 năm 2017). “Bàn thêm về tộc danh và tính chính danh của chủ thể”. Công an nhân dân.
  3. ^ “Nan đề dân tộc, tộc người và tộc danh ở Việt Nam trong giao lưu học thuật quốc tế”. Tia Sáng. 9 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ Vương Xuân Tình, Lê Minh Anh (2021). Về quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay – Kỷ yếu Hội nghị Dân tộc học quốc gia năm 2020 (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. tr. 83–115.