D8E
D8E là một loại đầu máy được sản xuất tại Việt Nam, trước đây có hoạt động trên mạng lưới các tuyến Đường sắt ở Việt Nam. Tuy nhiên vì những đầu máy này không có hiệu quả cho ngành vận tải đường sắt nên đã không được sử dụng nữa, hiện nay nằm ở một góc của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội chờ thanh lý.
Đầu máy D8E | |||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
![]() Một đầu máy D8E vào năm 2011 | |||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
|
Lịch sửSửa đổi
Những đầu máy D8E này được sản xuất bởi Việt Nam, cụ thể là Công ty Xe lửa Gia Lâm vào năm 2002 và dùng để kéo các toa tàu khách. Số lượng đầu máy sản xuất ra chỉ có 2 chiếc với số hiệu từ D8E-1001 và D8E-1002 và hoạt động không được hiệu quả. Tuy có hai chiếc được sản xuất nhưng có thể rằng chỉ có một chiếc được hoạt động. Sau khi sản xuất vào năm 2002, đầu máy D8E đã được đưa vào vận hành chính thức vào tháng 9 năm 2003. Tuy nhiên, để dự phòng thì Nhà máy này đã sản xuất thêm một đầu máy để kéo và đẩy vào cuối năm 2003.[1] Về phần thẩm mỹ, đầu máy khi sử dụng được một thời gian có vẻ đã gặp vấn đề về phần mũi phía trước đầu máy. Tuy rằng đầu máy có màu sơn trắng và sọc đỏ để tạo một đường liền mạch đối với các toa khách cùng màu, thế nhưng đầu máy này vẫn có thể kéo được những toa phổ thông khác.[2]
Tham khảoSửa đổi
- ^ Như Trang (Ngày 6 tháng 8 năm 2003). “Sản xuất thêm một đầu kéo và đẩy dự phòng”. Vnexpress.
- ^ David Gurnett (Ngày 10 tháng 11 năm 2013). “Lịch sử về đầu máy D8E”. Railways in Vietnam. Truy cập Ngày 25 tháng 12 năm 2021.