Danh sách công trình kiến trúc thuộc địa Pháp tại Hà Nội

bài viết danh sách Wikimedia

Năm 1897, sau khi trở thành kiến trúc sư trưởng Hà Nội, kiến trúc sư Henri Vildieu bắt đầu quy hoạch lại Hà Nội theo phong cách quy hoạch đô thị phương Tây bằng việc xây dựng khu vực hành chính với hàng loạt trụ sở hành chính của Đông Dương và Bắc Kỳ, ông cũng đưa nhà tù (Maison centrale) vào trung tâm khu phố Pháp (tương tự kiểu quy hoạch của nhiều thành phố Pháp thời đó).

Cầu Long Biên
Phủ Chủ tịch

Năm 1924, Ernest Hébrard bắt đầu thực hiện kế hoạch đô thị hóa Hà Nội lần 1 gồm quy hoạch lại khu vực hành chính vào trung tâm Hà Nội (khu quảng trường Ba Đình hiện nay); tập trung các cơ sở công nghiệp vào khu vực Gia Lâm bên bờ trái sông Hồng; dự định di dời cảng sông Hồng sang địa điểm mới rộng rãi hơn và phát triển ga đường sắt phụ tại Gia Lâm; phát triển các đường nhánh từ đại lộ có sẵn; dự định quy hoạch xung quanh khu vực hồ phía Tây thành phố một không gian xanh dạng Bois de BoulogneParis.[1] 10 năm sau, người kế nhiệm Hébrand trong vai trò kiến trúc sư trưởng Hà Nội là Louis-Georges Pineau đưa ra kế hoạch đô thị hóa Hà Nội lần 2 với quy mô nhỏ hơn gồm kè bờ hồ Gươm; xây dựng quảng trường Ernest-Hébrard (1937); lập quy hoạch về hồ Bảy Mẫu và khu phố Sinh Từ bên cạnh ga Hà Nội.[2]

Năm 1943, kế hoạch đô thị hóa cuối cùng của người Pháp với Hà Nội được Henri Cerutti, kiến trúc sư trưởng thành phố, đề xuất gồm phát triển tuyến đường sắt về phía Nam; xây dựng khu phố-vườn dành cho nhân viên ngành đường sắt; quy hoạch và nắn thẳng lại hệ thống đường nhánh; phát triển thành phố về phía Nam theo hướng bệnh viện René Robin (bệnh viện Bạch Mai ngày nay) và khu cư xá sinh viên (Đại học Bách khoa ngày nay).[3]

Danh sách các công trình kiến trúc lớn tại Hà Nội xây dựng trong thời Pháp thuộc[4]
Công trình Năm xây dựng Kiến trúc sư Công dụng hiện tại
Tòa nhà Sở Công chính
(Immeuble du service des travaux publics)
1898 Henri Vildieu
Cầu Paul Doumer
(Pont Paul-Doumer)
1902 Công ty Dayddé & Pillé Cầu Long Biên
Ga Đường Sắt
(Gare de chemin de fer)
1901 Henri Vildieu Ga Hà Nội
Tượng đài "Vì nước Pháp"
(Monument À la France)
1907 Théodore Rivière Đã bị phá hủy
Phủ toàn quyền Đông Dương
(Palais du gouvernement général)
1907 Charles Lichtenfelder Phủ Chủ tịch
Dinh thống sứ Bắc Kỳ
(Hôtel de la résidence supérieure du Tonkin)
1919 Adolphe Bussy Nhà khách Chính phủ
Tòa án
(Palais de justice)
1906 Henri Vildieu Tòa án nhân dân Tối cao Việt Nam
Nhà tù Trung tâm
(Maison centrale)
1899 Henri Vildieu Nhà tù Hỏa Lò
Sở Tài chính
(Direction des Finances)
1931 Ernest Hébrard Bộ Ngoại giao Việt Nam
Nhà thờ lớn Thánh Joseph
(Cathédrale Saint-Joseph)
1886 Paul-François Puginier Nhà thờ lớn Hà Nội
Nhà thờ xứ đạo dòng Dominique
(Église paroissiale dominicaine)
1943 Jacques Lagisquet
Trụ sở quân đội Pháp
(Hôtel du quartier général de l'armée)
1877 Armand Dupommier Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tòa nhà bộ tham mưu
(Immeuble de l'état-major)
1907 ? Bộ Quốc phòng Việt Nam
Sở Cảnh Sát
(Commissariat de police)
1915 Adolphe Bussy Công an Thành phố Hà Nội
Sở Bưu điện
(Hôtel des postes)
1883/1884/1893/1894

(tòa nhà đầu tiên)

? Bưu điện Hà Nội
Sở Bưu điện 1901

(hoàn thành; tòa nhà thứ hai)

Henri Vildieu
Sở Bưu điện/Phòng Thương Mại và Nông nghiệp Hà Nội 1942/1943

(tòa nhà thứ ba)

Felix Godard/Henri Cerutti – Maori
Viện xạ trị
(Institut du radium)
1927 Charles Delpech Bệnh viện K
Bệnh viện René Robin
(Hôpital René-Robin)
1931 Charles Christian Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện bảo hộ
(Hôpital du Protectorat)
1904 ? Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Lanessan
(Hôpital de Lanessan)
1894 Génie Frichement Bệnh viện Hữu Nghị và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bệnh viện Saint-Paul de Chartres 1896 ? Bệnh viện Xanh Pôn
Phân viện Pasteur Hà Nội
(Institut Pasteur de Hanoi)
1930 Gaston Roger Viện Vệ sinh - Dịch tễ Trung ương
Trường Puginier
(École Puginier)
1898 ? Trường trung học phổ thông Việt Đức
Trường tiểu học nữ
(École primaire supérieure de jeunes filles)
1907 Charles Lichtenfelder Trường trung học cơ sở Trưng Vương
Trường tiểu học nam
(École primaire supérieure)
1901 Charles Lichtenfelder Trường trung học phổ thông Trần Phú
Trường trung học bảo hộ
(Collège du Protectorat)
1908 ? Trường trung học phổ thông Chu Văn An
Trường trung học Albert Sarraut
(Lycée Albert-Sarraut)
1920 ? Trụ sở Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Giảng đường Đại học Y
(École de médecine)
1918 Adolphe Bussy Đại học Y Hà Nội
Đại học Đông Dương
(Université indochinoise)
1927 Ernest Hébrard Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội
Cư xá sinh viên Hà Nội
(Cité universitaire de Hanoi)
1942 Louis Chauchon, Gilles et Masson Khoa Sau đại học, Đại học Bách khoa Hà Nội
Câu lạc bộ Đoàn kết
(Cercle de l'Union)
1898 ?
Trung tâm thể thao trong nhà
(Cercle sportif de Hanoi)
1920 Jacques Lagisquet
Nhà hát Thành phố
(Théâtre municipal)
1911 François Lagisquet Nhà hát Lớn Hà Nội
Khu Đấu xảo
(Palais d'expositions)
1902 Adolphe Bussy Đã bị phá hủy trong Thế chiến thứ hai. Hiện nay là Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô
Bảo tàng Louis Finot
(Musée Louis-Finot)
1931 Ernest Hébrard Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Sở thương mại và nông nghiệp
(Chambre de commerce et d'agriculture)
1895[5] Henri Vildieu Thư viện Quốc gia Việt Nam
Nhà in Viễn Đông
(Imprimerie d'Extrême-Orient)
1929 ? Nhà in báo Nhân dân
Chợ Lớn
(Les Halles)
1906 Adolphe Bussy Chợ Đồng Xuân
Sở Thuế
(Hôtel des douanes)
1903 Henri Vildieu Bảo tàng Cách mạng Việt Nam
Ngân hàng Đông Dương
(Banque de l'Indochine)
1930 Félix Dumail Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Quỹ cho vay thế chấp Đông Dương
(Crédit foncier de l'Indochine)
1930 Georges Trouvé
Vườn bách thảo
(Jardin botanique)
1890 Martin & Lemarié Vườn bách thảo Hà Nội
Sân bay Gia Lâm
(Aérogare de Gia Lam)
1936 Félix Godard Sân bay Gia Lâm
Khách sạn Metropole
(Hôtel Métropole)
1901 ? Khách sạn Sofitel Metropole
Viện Viễn Đông Bác cổ
(École française d'Extrême-Orient)
1926 Carlos Batteur & Ernest Hébrard Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Tham khảo

sửa
  • Arnauld Le Brusq và Léonard de Selva (1999). Vietnam, à travers l'architecture coloniale. Patrimoines et Médias / Édition de l'Amateur. ISBN 2 85917 274 2.
  1. ^ Xem Le Brusq & de Selva, tr. 156-157.
  2. ^ Xem Le Brusq & de Selva, tr.158.
  3. ^ Xem Le Brusq & de Selva, tr. 159.
  4. ^ Arnauld Le Brusq và Léonard de Selva (1999). Vietnam, à travers l'architecture coloniale. Patrimoines et Médias / Édition de l'Amateur. ISBN 2 85917 274 2.
  5. ^ Chuyển công năng thành Thư viện thành phố từ năm 1917

Liên kết ngoài

sửa