Diopside
Diopsid là một loại khoáng vật trong nhóm pyroxen có công thức hóa học MgCaSi2O6. Nó tạo ra một chuỗi dung dịch rắn hòa chỉnh với hedenbergit (FeCaSi2O6) và augit, và các dung dịch rắn từng phần với orthopyroxen và pigeonit. Nó có nhiều màu nhưng đặc trưng nhất là các tinh thể lục tối thuộc nhóm lăng trụ một nghiêng[4]
Diopside | |
---|---|
Diopside - Bellecombe, Châtillon, Aosta Valley, Italy | |
Thông tin chung | |
Thể loại | Khoáng vật silicat |
Công thức hóa học | MgCaSi2O6 |
Hệ tinh thể | một nghiêng |
Nhóm không gian | Monoclinic 2/m - prismatic |
Ô đơn vị | a = 9.746 Å, b = 8.899 Å, c = 5.251 Å; β = 105.79°; Z = 4 |
Nhận dạng | |
Màu | sáng đến lục sẫm; có thể có màu xanh dương, nâu, lho6ng màu. trắng, xám |
Dạng thường tinh thể | tinh thể lăng trụ ngắn, có thể dạng dạng, trụ, khối |
Song tinh | đơn giản và nhiều theo mặt {100} và {001} |
Cát khai | có/tốt trên mặt {110} |
Vết vỡ | bất thường, không phẳng, vỏ sò |
Độ bền | giòn |
Độ cứng Mohs | 5.5 - 6.5 |
Ánh | thủy tinh đến mờ |
Màu vết vạch | trắng |
Tỷ trọng riêng | 3.278 |
Thuộc tính quang | Biaxial (+) |
Chiết suất | nα= 1.663 - 1.699, nβ= 1.671 - 1.705, nγ= 1.693 - 1.728 |
Khúc xạ kép | δ = 0.030 |
Góc 2V | đo: 58° to 63° |
Tán sắc | đến đến rõ, r>v |
Nhiệt độ nóng chảy | 1391 °C |
Tham chiếu | [1][2][3] |
Thành tạo
sửaDiopside được tìm thấy trong các đá siêu mafic (kimberlite và peridotit), và augit giàu diopside là phổ biến trong các đá mafic như basalt olivin và andesit. Diopside cũng được tìm thấy ở nhiều biến thể khác nhau trong các đá biến chất như đá biến chất tiếp xúc skarn phát triển từ các đá dolomit giàu silica. Nó là khoáng vật quan trọng trong manti của Trái Đất và phổ biến ở dạng thể tù peridotit phun trào trong kimberlite và basalt kiềm.
Khoáng vật học và phân bố
sửaDiopside là tiền chất của chrysotile (asbestos trắng) được hình thành bởi sự thay thế nhiệt dịch và sự phân dị mác-ma;[5] nó có thể phản ứng với các dung dịch hydrat magiê và clo để tạo rar chrysotile bằng cách nung ở 600 °C trong khoảng 3 ngày.[6] Một số tích tụ vermiculit, chủ yếu ở Libby, Montana, bị nhiễm chrysotile (cũng như các dạng khác của asbestos) được hình thành từ diopside.[7]
Tham khảo
sửa- ^ C. D. Gribble biên tập (1988). “The Silicate Minerals”. Rutley's Elements of Mineralogy (ấn bản thứ 27). London: Unwin Hyman Ltd. tr. 378. ISBN 0-04-549011-2.
- ^ Mindat page for Diopside
- ^ Handbook of Mineralogy
- ^ M M Smedskjaer, M Jensen, and Y-Z Yue (2008). “Theoretical calculation and measurement of the hardness of diopside”. Journal of the American Ceramic Society. 91 (2): 514–518. doi:10.1111/j.1551-2916.2007.02166.x.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ A L Boettcher (1967). “The Rainy Creek alkaline-ultramafic igneous complex near Libby, Montana. I: Ultramafic rocks and fenite”. Journal of Geology. 75: 536–553.
- ^ Eugenio Barrese, Elena Belluso, and Francesco Abbona (ngày 1 tháng 2 năm 1997). “On the transformation of synthetic diopside into chrysotile”. European Journal of Mineralogy. 9 (1): 83–87.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Asbestos in Your Home”. United States Environmental Protection Agency. 2003. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2007.