Billie Jean King Cup

(Đổi hướng từ Fed Cup)

Billie Jean King Cup (hoặc BJK Cup) là một giải đấu đồng đội quốc tế hàng đầu ở quần vợt nữ, ra mắt vào năm 1963 với tên gọi là Federation Cup để chào mừng năm thành lập thứ 50 của Liên đoàn quần vợt Quốc tế (ITF). Giải đấu được đổi tên là Fed Cup vào năm 1995 và đổi tên lần nữa vào tháng 9 năm 2020 để vinh danh cựu số 1 thế giới Billie Jean King.[2][3]

Billie Jean King Cup
Mùa giải hiện tại hoặc giải đấu:
Sự kiện thể thao đang diễn ra Billie Jean King Cup 2022
Môn thể thaoQuần vợt
Thành lập1963; 61 năm trước (1963)
Số đội8 (Nhóm Thế giới)
99 (tổng cộng năm 2016)[1]
Các quốc giaCác quốc gia thành viên ITF
Đương kim vô địch Thụy Sĩ (lần thứ 1)
Nhiều danh hiệu nhất Hoa Kỳ (18 lần)
Trang chủbilliejeankingcup.com

Giải đấu tương đương của các vận động viên nam là Davis Cup. Cộng hòa Séc, Úc, Nga và Hoa Kỳ là những quốc gia đã tổ chức cả hai giải Cup trong cùng một năm.

Lịch sử

sửa

Federation Cup lần đầu tiên thu hút được 16 đội chơi, không có tiền thưởng và các đội phải tự lo chi phí của mình. Sau đó, nhiều công ty nhận tài trợ cho giải đấu làm tăng đáng kể số đội chơi, lần đầu do Colgate tài trợ năm 1976, đến năm 1981-1994 giải đấu được NEC tài trợ. Năm 1994, đã có 73 quốc gia tham gia tranh tài.

Số đội chơi gia tăng dẫn đến việc tạo ra các cuộc thi vòng loại khu vực vào năm 1992, và sau đó vào năm 1995, Federation Cup đã thông qua một thể thức mới và rút ngắn tên gọi là Fed Cup. Thể thức thi đấu đã được điều chỉnh nhiều lần kể từ năm 1995, thể thức hiện nay được giới thiệu vào năm 2005.

Cấu trúc hiện tại

sửa
Level Nhóm
1 Nhóm Thế giới I

8 quốc gia

Playoff Nhóm Thế giới II

4 quốc gia từ Nhóm Thế giới I + 4 quốc gia từ Nhóm Thế giới II

2 Nhóm Thế giới II

8 quốc gia

Playoff Nhóm Thế giới II

4 quốc gia từ Nhóm Thế giới II + 2 quốc gia từ Châu Âu/Châu Phi Nhóm I
+ 1 quốc gia từ Châu Mỹ Nhóm I + 1 quốc gia từ Châu Á/Châu Đại Dương Nhóm I

3 Châu Mỹ Nhóm I

8 quốc gia

Châu Âu/Châu Phi Nhóm I

14 quốc gia

Châu Á/Châu Đại Dương Nhóm I

8 quốc gia

4 Châu Mỹ Nhóm II

10 quốc gia

Châu Âu/Châu Phi Nhóm II

8 quốc gia

Châu Á/Châu Đại Dương Nhóm II

13 quốc gia

5 Châu Âu/Châu Phi Nhóm III

22 quốc gia

Số liệu thống kê

sửa
 
Vô địch Fed Cup
Quốc gia Năm chiến thắng Á quân
  Hoa Kỳ 1963, 1966, 1967, 1969, 1976, 1977, 1978, 1979, 1980, 1981, 1982, 1986, 1989, 1990, 1996, 1999, 2000 (17) 1964, 1965, 1974, 1985, 1987, 1991, 1994, 1995, 2003, 2009, 2010 (11)
  Tiệp Khắc
  Cộng hòa Séc
1975, 1983, 1984, 1985, 1988, 2011, 2012, 2014 (8) 1986 (1)
  Úc 1964, 1965, 1968, 1970, 1971, 1973, 1974 (7) 1963, 1969, 1975, 1976, 1977, 1978, 1979, 1980, 1984, 1993 (10)
  Tây Ban Nha 1991, 1993, 1994, 1995, 1998 (5) 1989, 1992, 1996, 2000, 2002, 2008 (6)
  Liên Xô
  Nga
2004, 2005, 2007, 2008 (4) 1988, 1990, 1999, 2001, 2011, 2013 (6)
  Ý 2006, 2009, 2010, 2013 (4) 2007 (1)
  Tây Đức
  Đức
1987, 1992 (2) 1966, 1970, 1982, 1983, 2014 (5)
  Pháp 1997, 2003 (2) 2004, 2005 (2)
  Nam Phi 1972 (1) 1973 (1)
  Bỉ 2001 (1) 2006 (1)
  Slovakia 2002 (1) (0)
  Anh Quốc (0) 1967, 1971, 1972, 1981 (4)
  Hà Lan (0) 1968, 1997 (2)
  Thụy Sĩ (0) 1998 (1)
  Serbia (0) 2012 (1)

Thứ hạng hiện tại

sửa
Top 25 Rankings ngày 10 tháng 11 năm 2014[4]
Rank Change Team Points
1     Cộng hòa Séc 35,535.00
2     Ý 21,182.50
3     Nga 14,560.00
4     Đức 14,140.00
5     Úc 7,630.00
6     Serbia 6,117.50
7     Ba Lan 6,060.00
8     Canada 5,862.50
9     Pháp 5,125.00
10     Slovakia 5,010.00
11     Argentina 3,900.00
12     Tây Ban Nha 3,750.00
13     Thụy Sĩ 3,457.50
14     Hoa Kỳ 3,450.00
15     Thụy Điển 3,445.00
16     România 3,170.00
17     Hà Lan 3,122.50
18     Nhật Bản 2,452.50
19     Brasil 2,312.50
20     Anh Quốc 2,147.50
21     Thái Lan 2,102.50
22     Kazakhstan 2,047.50
23     Paraguay 1,977.50
24     Belarus 1,857.50
25     Bỉ 1,785.00

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Fed Cup Number of Nations Participating per Year”. www.fedcup.com. ITF. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ Clarey, Christopher (17 tháng 9 năm 2020). “In a Fitting Tribute, the Fed Cup Is Renamed After Billie Jean King”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ “About Us”. BillieJeanKingCup.com. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ “ITF Fed Cup Nations Ranking”. Fed Cup. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa