Frestonia
Frestonia, tên chính thức Cộng hòa Tự do và Độc lập Frestonia (tiếng Anh: Free and Independent Republic of Frestonia) là một vi quốc gia ở London, Vương quốc Anh, được thành lập bởi những công dân sống trên đường Freston vào năm 1977.[1][2] Cư dân của nước này bao gồm các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, diễn viên và nhà hoạt động.[3] Nam diễn viên David Rappaport là Bộ trưởng Ngoại giao, trong khi nhà viết kịch Heathcote Williams là Đại sứ tại Vương quốc Anh.
Cộng hòa Tự do và Độc lập Frestonia
|
|
---|---|
Tên bản ngữ
| |
Quốc kỳ | |
Tiêu ngữ: Nos Sumus Una Familia Tất cả chúng ta là một gia đình | |
Tổng quan | |
Thủ đô | People's Hall (Trụ sở của Nhân dân) |
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Anh |
Chính trị | |
Cơ cấu tổ chức | Vô chính phủ |
Địa lý | |
Diện tích đã tuyên bố | |
• Tổng cộng | 0,0073 km2 0 mi2 |
Dân số | |
• Ước lượng 1982 | 97 |
Thông tin khác | |
Trang web http://www.frestonia.org/ |
Địa lý
sửaFrestonia bao gồm một tam giác đất rộng 1,8 mẫu Anh (0,73 ha) (bao gồm cả các khu vườn chung) được hình thành bởi đường Freston, đường Bramley và đường Shalfleet, W10,[4] vào thời điểm đó thuộc về Khu Hammersmith của London. Vùng đất này hiện thuộc về Khu Hoàng gia Kensington và Chelsea.[5]
Trước khi xây dựng Westway, đường Freston được gọi là đường Latimer, và ga tàu điện ngầm gần đó vẫn mang tên cũ.[6]
Nguồn gốc
sửaHầu hết cư dân của đường Freston là những người chiếm dụng nhà vô chủ vào đầu những năm 1970.[7] "Cộng hòa Frestonia" tiếp tục hoạt động dưới hình thức tập thể vào những năm 1980, trở thành trung tâm sáng tạo cho các nhà văn, nghệ sĩ và nhạc sĩ cũng như các nhà hoạt động văn hóa.[8] Khi hội đồng Đại Luân Đôn lên kế hoạch tái phát triển khu vực này, 120 cư dân trước hết đã lấy cùng một họ là Bramley với mong muốn hội đồng sẽ tái định cư cho họ.[9]
Tuyên bố độc lập
sửaHội đồng đe doạ chính thức trục xuất các cư dân đường Freston, vì vậy tại một cuộc họp công khai với sự tham dự của 200 người, cư dân Nicholas Albery — lấy cảm hứng từ bộ phim hài hước Passport to Pimlico và chuyến thăm trước đó đến Thành phố tự do Christiania ở Copenhagen — đề nghị họ ủng hộ nền độc lập Frestonia của với phần còn lại của Vương quốc Anh. Một cuộc trưng cầu dân ý cho biết có 94% cư dân ủng hộ kế hoạch và 73% ủng hộ việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu. Nền độc lập được tuyên bố vào ngày 31 tháng 10 năm 1977. Trong một tranh chấp pháp lý liên quan đến việc trình diễn trái phép vở kịch Người bất tử của mình, Heathcote Williams đã giành được phán quyết từ tòa án Vương quốc Anh rằng Frestonia, vì hành động này, sẽ không phải là một phần của Vương quốc Anh.[10]
Frestonia đã thông qua tiêu ngữ tiếng Latinh Nos Sumus Una Familia — Tất cả chúng ta là một gia đình — và nộp đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc.[11]
Văn hóa, giao tiếp, giao thông và kinh tế
sửaFrestonia có quốc kỳ riêng; tem bưu chính; tem hộ chiếu cho du khách; tờ báo riêng với tên gọi The Tribal Messenger;[12] cũng như một phòng trưng bày nghệ thuật.[13]
Các nhà triển lãm của phòng trưng bày này bao gồm Joe Rush của Công ty Chất thải Mutoid,[14] Julie Umerle,[15] Brett Ewins, Giles Leaman[16] và Brendan McCarthy.[17] Phòng trưng bày mở cửa cho công chúng tại số 4 đường Bramley vào ngày 14 tháng 12 năm 1979. Năm 1980, nghệ sĩ khái niệm John Latham đã xem riêng một trong những buổi biểu diễn được trình bày ở [18] Hệ thống ánh sáng chuyên nghiệp cho phòng trưng bày được đưa vào bởi Sandy Nairne, sau này là Giám đốc Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia.
Nghệ thuật đường phố Frestonia bao gồm bức vẽ một con cá voi trên phố Stoneleigh và một buổi biểu diễn Apocalypse Now trên xe đạp.[19]
Giao thông tại đây được phục vụ bởi xe buýt số 295 và ga tàu điện ngầm London trên đường Latimer, gần đường Bramley.
Việc sản xuất tiền tệ cũng được lên kế hoạch.[20]
Khi Frestonia kỷ niệm 5 năm thành lập vào năm 1982, dân số lên tới 97 người sống trong 23 ngôi nhà. Cùng năm, The Clash thu âm album Combat Rock của họ tại "Trụ sở của Nhân dân" ở Frestonia. Những ban nhạc như Killing Joke và Girlschool cũng luyện tập ở đây.[21]
Suy tàn và sụp đổ
sửaSau khi báo chí quốc tế đưa tin, các cư dân đã thương lượng với chính quyền địa phương để được tiếp tục cư trú và tái phát triển khu đất có thể chấp nhận được. Một số người Frestonia không hài lòng với việc này và đã chuyển đi nơi khác. Theo Tony Sleep, một nhiếp ảnh gia[22] cư trú tại đây với tạp chí ảnh trực tuyến[23] ghi lại lịch sử của khu vực, sau khi những người này rời đi, nhà của họ thường được cư trú bởi những người có vấn đề về rượu và ma túy. Những người Frestonia còn lại trở nên mất khả năng duy trì những lý tưởng của "quốc gia" Frestonia nên họ tuyên bố sự cáo chung của quốc gia này.
Tình trạng hiện tại
sửaSau khi vi quốc gia Frestonia sụp đổ, một cộng đồng địa phương truyền thống hơn đã phát triển, không có bất kỳ tuyên bố ly khai nào khỏi Vương quốc Anh. Một số cư dân tại đây là con hoặc cháu của những người Frestonia ban đầu, mặc dù cũng có một lượng lớn cư dân mới.
Một dự án văn phòng mới nổi, cũng được đặt tên là Frestonia, được xây dựng trên địa điểm liền kề ở ngã ba đường Bramley và đường St Anns, và do trụ sở của Cath Kidston quản lý. Một dự án văn phòng lớn thứ hai cũng được các nhà phát triển đặt tên là Frestonia được xây dựng tại địa chỉ 125/135 đường Freston vào năm 2001.[24]
Những phát triển đáng kể xuất hiện vào những năm 2000 với việc hoàn thành trụ sở của Monsoon Accessorize (2007) và TalkTalk (2009) ở phía sau địa chỉ 91–121 đường Freston.[25] Quỹ Louise T Blouin (2006) được xây dựng ở phố Olaf gần đó.[26] Khu phức hợp mua sắm Westfield London rộng 150.000 m² gần đó mở cửa vào năm 2008.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ Harris, John (ngày 30 tháng 10 năm 2017). “Freedom for Frestonia: the London commune that cut loose from the UK”. the Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Frestonia: the past is another country”. Rbkclocalstudies.wordpress.com. ngày 23 tháng 4 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “The Notting Hill Squatters Who Declared Independence from the UK”. Vice.com. ngày 28 tháng 10 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Frestonia1983”. ngày 13 tháng 1 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Google Maps”. Google Maps. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ Bebbington, Gillian (1972). London Street Names. Batsford. tr. 193.
- ^ Cooke, Robin (ngày 4 tháng 6 năm 2001). “Beneath the Mirror Ball”. Australian Broadcasting Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007.
- ^ "In pictures: Frestonia the Notting Hill squat that formed its own state". Time Out. Nick thompson. 2 Nov 2017 Lưu trữ 2018-03-03 tại Wayback Machine.
- ^ “Home – News, Entertainment, World Events Video – NBCUniversal Archives”. NBCUniversal Archives. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “The Eddie Woods Archive”. American Literary Studies. Stanford University Library. ngày 6 tháng 8 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2007.
- ^ Mahoney, Elisabeth (ngày 22 tháng 11 năm 2011). “Radio review: From Frestonia to Belgravia – the History of Squatting”. the Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Tribal Messenger, No. 20, 22/09/1977 » The Republic of Frestonia”. Frestonia.org. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “IT – International Times Archive”. Internationaltimes.it. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “PFF 2005”. Portobellofilmfestival.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Solo Show of Abstract Paintings by Julie Umerle at The Carbreakers Gallery, 2 – ngày 14 tháng 6 năm 1980 » The Republic of Frestonia”. Frestonia.org. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Splotches in Space » The Republic of Frestonia”. Frestonia.org. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “The Republic of Frestonia. Car Breaker Posters” (PDF). Frestonia.org. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Splotches in Space » The Republic of Frestonia”. Frestonia.org. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Talking Pictures”. Portobellofilmfestival.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Frestonia- News in Notting Hill”. ngày 15 tháng 9 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Frestonia declares its independence: It happened here”. Time Out London. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “The Notting Hill Squatters Who Declared Independence from the UK”. Vice.com. ngày 28 tháng 10 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Welcome to Frestonia. Comprehensive history and archive of photographs from Frestonia, by Tony Sleep, a resident photographer”. Tonysleep.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Frestonia.com”. Frestonia.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Planning Search”. Rbkc.gov.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Art and London psychogeography: Louise T. Blouin finds herself in Frestonia”. Hughpearman.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.