Funny Girl[a] là phim điện ảnh tiểu sử và nhạc kịch hài hước do William Wyler đạo diễn. Isobel Lennart viết kịch bản, chuyển thể từ chính kịch bản của cô cho vở nhạc kịch sân khấu cùng tên. Bộ phim phần nào dựa trên cuộc đời và sự nghiệp thật của ngôi sao Broadway và điện ảnh kiêm danh hài Fanny Brice cùng mối quan hệ của cô với doanh nhân và nhà đánh bạc chuyên nghiệp Nicky Arnstein.

Funny Girl
Áp phích phim
Đạo diễnWilliam Wyler
Sản xuấtRay Stark
Tác giảIsobel Lennart
Dựa trênNhạc kịch Funny Girl
năm 1964
của Isobel Lennart
Jule Styne
Bob Merrill
Diễn viên
Âm nhạc
  • Nhạc:
  • Jule Styne
  • Lời:
  • Bob Merrill
Quay phimHarry Stradling, Sr.
Dựng phim
  • William Sands
  • Maury Winetrobe
Hãng sản xuất
Phát hànhColumbia Pictures
Công chiếu
  • 18 tháng 9 năm 1968 (1968-09-18)
Độ dài
  • Phát hành lần đầu:
  • 149 phút[1]
  • Tái phát hành 2002:
  • 155 phút[2]
Quốc giaHoa Kỳ
Ngôn ngữEnglish
Kinh phí$14.1 triệu
Doanh thu$58.5 triệu[3]

Do Ray Stark (con rể của Fanny Brice) sản xuất, Jule Styne và Bob Merrill viết nhạc và lời, Barbra Streisand thủ vai nhân vật Brice còn Omar Sharif vai Arnstein. Phim còn có dàn diễn viên phụ gồm Kay Medford, Anne Francis, Walter Pidgeon, Lee Allen và Mae Questel. Đây cũng là bộ phim đầu tay của công ty Rastar (công ty của Stark). Là một thành công lớn về mặt thương mại lẫn chuyên môn, Funny Girl là một phim có doanh thu cao thứ hai Hoa Kỳ năm 1968 và nhận 8 đề cử Oscar.

Cốt truyện sửa

Lấy bối cảnh thành phố New York trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bộ phim mở đầu với cảnh ngôi sao Broadway Fanny Brice đang chờ người chồng Nicky Arstein ra tù, rồi chuyển qua phần hồi tưởng nói về quá trình hai người gặp gỡ và yêu nhau.

Trong lúc Fanny đang sửa soạn để ra khỏi nhà chuẩn bị đi làm, mẹ và người cô Strakoh bạn của mẹ thuyết phục Fanny đừng mơ mộng đến giới giải trí vì cô không có ngoại hình xinh đẹp mà người ta mong muốn ("If a Girl Isn’t Pretty"). Tại nhà hát, Fanny bị ông chủ đuổi việc nhưng cô vẫn một mực tin rằng mình có tố chất để trở thành một ngôi sao ("I’m the Greatest Star"). Eddie Ryan (nhân viên nhà hát) giúp Fanny tham gia vào một tiết mục múa hát trượt patin trên sân khấu. Cô gần như phá hỏng phần trình diễn tập thể nhưng khán giả lại thích thú và thấy hài hước ("Rollerskate Rag"). Ngay sau đó là lần đầu tiên Fanny diễn trên sân khấu với bài hát "I'd Rather Be Blue Over You (Than Happy With Somebody Else)". Tan làm, cô gặp gỡ và làm quen với doanh nhân Arnstein hào hoa phong nhã thuộc giới quý tộc. Ước mơ hóa thành sự thật khi Fanny được Florenz Ziegfeld tuyển dụng, trở thành một thành viên của đoàn kịch Follies danh giá. Trong buổi diễn debut, đáng ra Fanny phải hát và diễn một bài tình cảm lãng mạn nhưng cô lại thêm thắt các yếu tố hài hước khiến khán giả lăn ra cười ("His Love Makes Me Beautiful"). Gia đình và hàng xóm Fanny tổ chức tiệc mừng, Nicky cũng đến tham dự ("People"). Cuối buổi, anh nói lời tạm biệt và không hẹn ngày gặp lại cụ thể.

Một năm sau, sự nghiệp ngày càng thăng hoa; Fanny trở thành ngôi sao mới nổi trong ngành giải trí thì cũng là lúc cô gặp lại Nicky và hai người có một buổi tối hẹn hò lãng mạn ("You Are Woman, I Am Man"). Hai hôm sau, Arnstein rời Baltimore để đến cảng New York nhằm lên tàu thủy đi châu Âu. Thay vì cùng đoàn kịch đi Chicago, Fanny đột xuất đổi ý và đuổi theo Arnstein ("Don't Rain On My Parade"). Trên chiếc RMS Berengaria, Nicky thắng đậm một ván poker, hai người quyết định kết hôn, chuyển đến sống ở một cơ ngơi sang trọng rồi có với nhau một đứa con gái ("Sadie, Sadie").[6] Fanny quay về làm việc cho Ziegfeld và Follies. Các thương vụ làm ăn của Nicky thất bại. Thấy chồng gặp khó khăn về tài chính nên Fanny ra tay giúp đỡ anh nhưng chỉ khiến Nicky bực mình. Anh dính líu đến một vụ lừa đảo trái phiếu của phố Wall và bị tuyên án 18 tháng tù giam vì tội biển thủ.

Sau khi Nicky ra tù, hai người đồng ý chia ly. Bộ phim kết thúc bằng cảnh Fanny trình bày bài hát "My Man".

Phân vai sửa

Sản xuất sửa

Lúc đầu, Isobel Lennart viết kịch bản để làm thành một bộ phim chính kịch mang tên My Man cho nhà sản xuất Ray Stark (con rể của Fanny Brice). Khi ông đưa cho nữ diễn viên Mary Martin xem, bà thấy rằng nếu dựng thành một vở nhạc kịch sân khấu thì sẽ thích hợp hơn. Đây chính là tiền đề cho vở nhạc kịch Funny Girl - một sản phẩm thành công trên sân khấu Broadway, với vai chính do Barbra Streisand thủ diễn.[7]

Nhà sản xuất Stark muốn Streisand phải ký hợp đồng một lúc bốn bộ phim. Khâu quay phim chính bắt đầu từ tháng 8 năm 1967 và đóng máy vào tháng 12.[8] Nữ diễn viên Anne Francis được giao vai giọng ca chính trong đoàn kịch Ziegfeld Follies.[9] Ban đầu, phần đất diễn trên phim của Francis nhiều hơn, sau được cắt bớt. Trên báo The Sumter Daily Item, Francis thổ lộ nỗi tức tối của mình rằng "họ [...] cứ lẳng lặng cắt mà không nói với tôi một tiếng. Tôi nghĩ họ e sợ là nếu họ tử tế với tôi thì Barbra sẽ bực bội."[10]

Bài nhạc sửa

  1. "Overture" (nhạc dạo đầu)
  2. "If a Girl Isn't Pretty" – Fanny, Rose, và Mrs. Strakosh
  3. "I'm the Greatest Star" – Fanny
  4. "Rollerskate Rag" – Fanny và đội múa hát trượt patin
  5. "I'd Rather Be Blue Over You (Than Happy With Somebody Else)" – Fanny
  6. "Second Hand Rose" – Fanny
  7. "His Love Makes Me Beautiful" – Fanny và Follies Ensemble
  8. "People" – Fanny
  9. "You Are Woman, I Am Man" – Nicky và Fanny
  10. "Don't Rain on My Parade" – Fanny
  11. "Entr'acte"
  12. "Sadie, Sadie" – Fanny và Nicky
  13. "The Swan" – Fanny
  14. "Funny Girl" – Fanny
  15. "My Man" – Fanny
  16. "Exit Music"

Ghi chú sửa

  1. ^ Được Netflix dịch là Cô nàng vui tính,[4] và cũng có báo gọi là Cô gái đáng yêu[5]

Tham khảo sửa

  1. ^ FUNNY GIRL (U)”. British Board of Film Classification. 3 tháng 10 năm 1968. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2012.
  2. ^ FUNNY GIRL (U)”. British Board of Film Classification. 3 tháng 1 năm 2002. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2012.
  3. ^ “Funny Girl (1968)”. The Numbers. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2012.
  4. ^ “Cô nàng vui tính”. Netflix. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.[liên kết hỏng]
  5. ^ Hữu Công (theo BBC) (31 tháng 1 năm 2013). “Barbra Streisand biểu diễn ở lễ trao giải Oscar 2013”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ Lâm Lê (8 tháng 7 năm 2020). "Funny girl": Cuộc đời không phải màu hồng khi tiếng cười lặng đi”. Phụ Nữ Online. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2021.
  7. ^ Taylor, Theodore (1979). Jule: The Story of Composer Jule Styne. New York: Random House. tr. 226–249. ISBN 9780394412962.
  8. ^ “Barbra Streisand archives”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2009.
  9. ^ Scott, Vernon (25 tháng 8 năm 1967). "Honey West" now in "Funny Girl". The News-Dispatch. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013 – qua Google News.
  10. ^ Kleiner, Dick (27 tháng 11 năm 1968). “Knotts Goes Romantic”. The Sumter Daily Item. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013 – qua Google News.