Giải Oscar

Giải thưởng danh giá lĩnh vực điện ảnh toàn thế giới

Giải thưởng Viện Hàn lâm (tiếng Anh: Academy Awards), thường được biết đến với tên Giải Oscar (tiếng Anh: Oscars) là giải thưởng điện ảnh hằng năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (tiếng Anh: Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS) (Hoa Kỳ) với 74 giải thưởng dành cho các diễn viên và kỹ thuật hình ảnh trong ngành điện ảnh Hoa Kỳ. Kể từ năm 1929, giải Oscar được trao hàng năm tại thành phố Los Angeles[1] để ghi nhận những thành tựu xuất sắc của điện ảnh trong năm của các đạo diễn, diễn viên, kịch bản và nhiều lĩnh vực khác qua cuộc bỏ phiếu kín của các thành viên Viện Hàn lâm.

Giải Oscar
Giải Oscar lần thứ 96
Trao choNhững thành tựu xuất sắc nhất trong điện ảnh
Quốc giaHoa Kỳ
Được trao bởiViện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh
Lần đầu tiên1929
Trang chủwww.oscars.org

Giải Oscar lần đầu được phát thanh trên radio vào năm 1930 và phát hình lần đầu năm 1953. Hiện nay, giải thưởng được phát sóng trực tiếp trên 200 quốc gia và phát trực tiếp trên mạng. Giải Oscar là lễ trao giải lâu đời nhất thế giới trong ngành nghệ thuật.

Chịu trách nhiệm bầu chọn và trao giải Oscar là AMPAS, một tổ chức nghề nghiệp danh dự của những người làm điện ảnh Hoa Kỳ. Cho đến năm 2007, số người đủ tiêu chuẩn tham gia bầu chọn là 5830 người, trong đó có 1311 diễn viên (tỷ lệ cao nhất, chiếm 22%). Tính cho đến năm 2007, đã 72 năm quá trình bầu chọn này được thống kê bởi công ty kiểm toán PricewaterhouseCooperscông ty tiền nhiệm của nó là Price Waterhouse[2]. Đến nay đã có 3140 tượng vàng đã được trao trong suốt 94 năm tồn tại.

Lễ trao giải Oscar gần đây nhất, giải Oscar lần thứ 95, đã được trao vào năm 2024, tôn vinh các bộ phim hay nhất năm 2023, sẽ được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 năm 2024 tại nhà hát Dolby, Los Angeles, California. Người dẫn chương trình tại buổi lễ lần này là Jimmy Kimmel, và được trực tiếp trên đài ABC của Mỹ.

Lịch sử sửa

Giải thưởng Viện Hàn lâm đầu tiên được trao vào ngày 16 tháng 5 năm 1929, trong một buổi dạ tiệc chiều tại Khách sạn Roosevelt Hollywood với 280 khách mời. Giá trị tấm vé vào thời đó là 5 USD (tương đương 71 USD ngày nay). 15 bức tượng vàng đã được trao cho các diễn viên, đạo diễn và tổ làm phim cho các bộ phim từ năm 1927-1928 và lễ trao giải kéo dài chỉ trong 15 phút. Người chiến thắng lúc ấy được báo trước 3 tháng để chuẩn bị. Nhưng sau đó, dịp trao giải năm 1941 về sau, kết quả được giữ kín trong phong bì và không một ai biết được kết quả ngoại trừ giám đốc và phó giám đốc công ty sản xuất Tượng vàng Oscar R. S Owen.

Tổ chức sửa

Diễn viên xuất sắc nhất lần đầu tiên của giải là Emil Jannings trong bộ phim The Last CommandThe Way of All Fresh. Vì anh phải trở về châu Âu trước lễ trao giải và do đó Viện Hàn lâm đồng ý trao giải thưởng trước cho anh.

Vào lễ trao giải lần thứ 29 được tổ chức vào ngày 27 tháng 3 năm 1957, giải Oscar dành cho phim nước ngoài hay nhất được công bố. Tại lễ trao giải lần thứ 74 vào năm 2002, giải Oscar dành cho phim hoạt hình hay nhất được trao thưởng. Từ năm 1973, tất cả lễ trao giải đều kết thúc với giải Oscar dành cho bộ phim xuất sắc nhất.

Điều kiện đề cử và quá trình bầu chọn sửa

Từ năm 2004, kết quả đề cử được Viện Hàn lâm công bố cho cộng đồng vào cuối tháng Giêng. Trước đó, kết quả đề cử được công bố vào đầu tháng 2.

Điều kiện đề cử sửa

Ngày nay, theo điều số hai và số ba trong quy định chính thức của giải Oscar, một phim muốn đủ điều kiện tranh giải phải được trình chiếu trong năm trước đó, tức là từ nửa đêm ngày 1 tháng 1 đến nửa đêm ngày 31 tháng 12, tại quận Los Angeles, California[3]. Điều số hai còn nói rõ các bộ phim nộp dự giải phải là phim dài (feature-length), tức là có độ dài ít nhất 40 phút, trừ các phim tham gia hạng mục phim ngắn, và phải sử dụng phim 35 mm hoặc phim 70 mm, tốc độ 24 hoặc 48 hình trên giây, độ phân giải không được thấp hơn 1280x720.

Quá trình bầu chọn sửa

Thành viên bầu chọn sửa

Tất cả các thành viên của AMPAS đều phải có lời mời chính thức mới được tham gia quá trình lựa chọn đề cử và bầu ra người thắng giải. Các lời mời được đưa ra bởi Hội đồng quản trị (Board of Governors) thay mặt cho các Ủy ban nhánh của Viện Hàn lâm (Academy Branch Executive Committee). Những người được mời được lựa chọn cũng qua một quá trình đề cử hoặc được xét dựa trên sự cống hiến của họ cho ngành công nghiệp điện ảnh. Tuy rằng những người từng được trao giải Oscar thường là được mời tham gia bầu chọn vào các năm sau đó, nhưng điều này không nằm trong quy định của Hội đồng.

Việc đề cử các thành viên mới cho việc tuyển chọn được tiến hành hàng năm. Tuy rằng AMPAS không chính thức công bố danh tính những người được tham gia bầu chọn, nhưng báo chí vẫn đưa ra tên tuổi của những người này, theo đó năm 2012 có 5783 người được mời tham gia quá trình xét giải[4]. Những người này nằm trong 15 nhánh của Viện Hàn lâm, việc phân chia dựa vào các quá trình và bộ phận khác nhau của việc làm phim. Những người không nằm trong nhánh nào được xếp vào nhóm Thành viên chung (Members At Large).

Các thành viên thuộc các nhánh khác nhau sẽ bầu chọn ứng cử viên cho các hạng mục thuộc nhánh mình, riêng hạng mục Phim hay nhất (Best Picture) thì tất cả đều có quyền tham gia đề cử. Những người thắng giải sẽ được lựa chọn bằng vòng bỏ phiếu thứ hai, trong đó mọi thành viên đều được phép bầu cho hầu hết các hạng mục, kể cả hạng mục Phim hay nhất[5].

Vào năm 2012, theo kết quả điều tra của tờ thời báo Los Angeles, số lượng thành viên bầu chọn của AMPAS chiếm 88%, trong đó 94% là người Caucasia, 77% là đàn ông, 54% còn lại là các thành viên bầu chọn là hơn 60 tuổi.

Giải thưởng sửa

Tượng vàng Oscar sửa

Phần thưởng của giải Oscar là một bức tượng nhỏ có tên chính thức là Giải thưởng của Viện Hàn lâm cho đóng góp xuất sắc (tiếng Anh: Academy Award of Merit) hay thông thường được biết đến là Tượng vàng Oscar. Bức tượng bao gồm phần gốc bằng kim loại đen được mạ vàngbritannium, cao 34.3 cm và nặng 3,856 kg có hình dáng của một hiệp sĩ được điêu khắc theo phong cách Art Deco, người hiệp sĩ này cầm gươm và đứng trên một cuộn phim có năm cánh. Năm cánh này tượng trưng cho các nhánh gốc của Viện Hàn lâm bao gồm diễn viên, biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuấtkỹ thuật viên[6].

Hình mẫu bức tượng lấy cảm hứng từ diễn viên người México Emilio "El Endio" Fernández Người nghĩ ra ý tưởng cho bức tượng Oscar là chỉ đạo nghệ thuật của hãng MGM, Cedric Gibbons, một trong các thành viên đầu tiên của Viện Hàn lâm[7]. Những người cụ thể hóa ý tưởng của Gibbons là nhà điêu khắc George Stanley, người đã tạo ra một bản tượng bằng đất sét trước khi Alex Smith chế ra bản tượng bằng thiếcđồng được mạ vàng 24 karat với tỉ lệ 92,5 phần trăm thiếc và 7,5 phần trăm đồng. Ngày nay, mỗi năm có khoảng 40 bức tượng Oscar được sản xuất bởi công ty R.S. Owens với sự kiểm soát chất lượng rất nghiêm ngặt, các bản tượng lỗi trong quá trình sản xuất lập tức được cắt đôi và nung chảy[8]. Tuy nhiên từ năm 1943 đến năm 1945, do lượng kim loại bị thiếu hụt cho sản xuất trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, bức tượng khi ấy bắt buộc phải dùng thạch cao thay cho và sau khi chiến tranh kết thúc thì tượng Oscar trở về chất liệu truyền thống.

Tên gọi sửa

Nguồn gốc cái tên "Oscar" hiện vẫn còn gây tranh cãi. Trong cuốn tự truyện của mình, Bette Davis cho rằng chính mình là người nghĩ ra cái tên này, cô đặt nó theo tên người chồng đầu tiên, chỉ huy dàn nhạc Harmon Oscar Nelson[9]. Một người khác được coi là người khai sinh ra cái tên Oscar, đó là Margaret Herrick, một thư ký của Viện Hàn lâm, khi lần đầu tiên nhìn thấy bức tượng năm 1931, cô đã nói rằng bức tượng này trông giống "ông chú Oscar" (tên bí danh của ông là Oscar Piere), nhà bình luận báo Sidney Skolsky cũng có mặt ở đó đã lập tức chộp lấy cái tên đó để làm tựa đề cho bài báo của ông có tên: "Một nhân viên đã yêu mến đặt tên cho bức tượng nổi tiếng là 'Oscar'"[10]. Ngày nay cả hai cái tên OscarGiải thưởng Viện Hàn lâm (Academy Award) đều được AMPAS đăng ký tên thương mại để tránh các vụ kiện tụng hoặc tranh chấp có thể xảy ra.

Tính cho đến Giải Oscar lần thứ 79 tổ chức vào năm 2007, đã có tổng cộng 2671 bức tượng Oscar được trao[11]. Có 290 diễn viên khác nhau đã được trao giải Oscar về diễn xuất (bao gồm cả các giải Oscar danh dự và giải Oscar cho trẻ em), trong số này 144 người vẫn còn sống cho đến năm 2007.

Người sở hữu tượng vàng Oscar sửa

Kể từ năm 1950, AMPAS đã ra quy định về việc chủ nhân của các bức tượng Oscar và người thừa kế của họ không được phép bán bức tượng, trừ trường hợp bán lại cho chính Viện Hàn lâm với giá 1 USD. Nếu người được chọn trao giải từ chối vinh dự này, Viện Hàn lâm sẽ giữ lại bức tượng. Quy định này đã gây ra nhiều tranh cãi, vì nó đồng nghĩa với việc người được trao tượng vàng Oscar lại không được sở hữu hoàn toàn giải thưởng của mình[12]. Đã có trường hợp cháu trai của nhà sản xuất phim Michael Todd đã cố bán bức tượng Oscar của ông mình cho một nhà sưu tập, AMPAS đã ngăn cản được việc này bằng một lệnh của toà án. Vào tháng 12 năm 2011, Orson Welles giành được giải Oscar dành cho kịch bản gốc xuất sắc nhất cho bộ phim Citizen Kane, người thừa kế ông có được quyết định của tòa án năm 2004 cho phép bán đấu giá bức tượng này trên mạng với giá 861542 USD.

Vào năm 1992, Harold Russell cần tiền cho các chi phí y tế cho vợ ông. Trong một quyết định gây tranh cãi, ông đã đồng ý bán lại cho diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 1946 là Herman Darvick Autograph Auctions cho bộ phim The Best Years of Our Lives và vào ngày 6 tháng 8 năm 1992 tại thành phố New York, giải Oscar được bán lại cho nhà sưu tập với giá 60500 USD. Russell đã bảo vệ quyết định của mình và nói rằng: "Tôi không biết lí do vì sao mọi người đều chỉ trích tôi. Sức khỏe của vợ tôi quan trọng hơn rất nhiều so với giải thưởng này. Bộ phim sẽ vẫn còn mãi, thậm chí là cả giải Oscar

Lễ trao giải sửa

Địa điểm tổ chức sửa

Lễ trao giải đầu tiên của AMPAS diễn ra tại khách sạn Roosevelt ở Hollywood. Trong thập niên 1930 và đầu thập niên 1940, các buổi lễ được tổ chức tại khách sạn The Ambassador Hotel hoặc Millennium Biltmore HotelLos Angeles.

Từ năm 1944 đến năm 1946, Nhà hát Trung Hoa Grauman ở Hollywood là nơi tổ chức lễ trao giải trước khi nó dời về thính phòng Shrine Auditorium cho đến năm 1948. Lễ trao giải lần thứ 21 năm 1949 diễn ra tại Nhà hát Giải thưởng Viện Hàn lâm mà sau này là trụ sở chính của AMPAS trên đại lộ Melrose ở Hollywood[13].

Từ năm 1950 đến năm 1960, địa điểm được lựa chọn là Nhà hát Pantages. Từ năm 1961, đến lượt thính phòng Santa Monica Civic AuditoriumSanta Monica, California được tổ chức lễ trao giải Oscar. Năm 1968, một lần nữa lễ trao giải trở về Los Angeles, lần này là tại rạp Dorothy Chandler Pavilion nằm trong Trung tâm Âm nhạc Los Angeles. Rạp The Dorothy Chandler Pavilion là nơi tổ chức 20 đêm trao giải liên tiếp cho đến tận năm 1988, sau đó giải Oscar lại được trao luân phiên ở Trung tâm Âm nhạc và thính phòng Shrine Auditorium. Kể từ năm 2002, Nhà hát Kodak (từ năm 2012 đổi tên là Trung tâm Hollywood và Highland, sau đó là Nhà hát Dolby) của Hollywood trở thành địa điểm tổ chức lâu dài đầu tiên của giải thưởng.

Truyền hình sửa

Tại Hoa Kỳ, lễ trao giải Oscar được truyền hình trực tiếp ở hầu hết lãnh thổ Hoa Kỳ (ngoại trừ AlaskaHawaii), Vương quốc Anh cùng hàng triệu khán giả khắp thế giới trong khi đó lễ trao giải Emmy, Quả cầu vàngGiải Grammy chỉ được truyền trực tiếp ở Bờ Đông và phát trễ hơn ở Bờ Tây.

Lễ trao giải Oscar lần đầu được ghi hình năm 1953 bởi hãng NBC. Đến năm 1960 thì quyền truyền hình rơi vào tay hãng ABC (trong đó có buổi truyền hình trực tiếp có màu lần đầu năm 1966) cho đến năm 1970. Năm 1970, NBC giành lại quyền phát sóng trong 5 năm nhưng rồi từ năm 1976, chỉ có ABC được ghi hình buổi lễ này, hợp đồng của ABC với AMPAS hiện kéo dài đến năm 2028[14]. Lễ trao giải lần đầu phát sóng trực tiếp trên toàn thế giới vào năm 1970 qua vệ tinh nhưng chỉ có 2 quốc gia Nam Mỹ là Chile và Brazil mua được bản quyền phát sóng. Sau đó, bản quyền phát sóng được bán cho 50 quốc gia. Một thập kỷ sau, bản quyền đã được bán cho 60 quốc gia và tiếp tục tăng, đến năm 1984, bản quyền giải Oscar được cấp phép ở 76 quốc gia. Trong buổi phát sóng trực tiếp, các hãng phim bị nghiêm cấm phát quảng cáo.

Các hạng mục chính của giải Oscar sẽ được trao trong một buổi lễ trang trọng được truyền hình trực tiếp. Sáu tuần sau khi các ứng cử viên được công bố, buổi lễ được tổ chức rất hào nhoáng theo phong cách Hollywood khi các khách mời bước trên tấm thảm đỏ với những bộ đồ thời trang nhất. Trong vài năm trở lại đây, Viện Hàn lâm thường tuyên bố lễ trao giải của họ có tới hàng tỉ người xem trực tiếp, tuy nhiên thông tin này chưa hề được kiểm chứng bởi các nguồn độc lập và bản thân AMPAS cũng không đưa ra lý do tại sao số người xem lại có thể đạt tới con số lớn như vậy.

Giải Oscar phát lần đầu năm 1953 bởi đài NBC đến năm 1960 và sau đó được phát ABC thay thế. NBC giành lại quyền trực tiếp trong 5 năm (1971-1975), và ABC lại phát sóng trở lại vào năm 1976 và sẽ tiếp tục trực tiếp hằng năm cho đến năm 2028 sau khi hết hợp đồng với Viện Hàn lâm.

Sau hơn 60 năm được tổ chức vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4, kể từ năm 2004, buổi trao giải được dịch sớm lên cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 để rút ngắn quá trình vận động hành lang và quảng cáo. Việc tổ chức sớm hơn cũng đem lại thuận lợi cho hãng ABC vì tháng 2 là tháng có lượng người xem lớn và dễ đem lại lợi nhuận hơn. Một lí do khác là do sự tăng trưởng về lượt xem giải bóng rổ NCAA làm ảnh hưởng đến khán giả Viện Hàn lâm. Và việc chuyển ngày phát sóng từ thứ Ba sang thứ Hai đem lại nhiều lợi ích cho đài ABC vì đem lại tiền lãi nhiều. Một vài năm, lễ trao giải được dời thành ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Ba để tránh gây xung đột với Thế vận hội Mùa đông. Ngoài ra một lý do khác nữa là vì để tránh lễ trao giải quá gần với ngày lễ tôn giáo là lễ Passover và lễ Phục sinh, mà trong nhiều thập kỉ bị phản đối bởi các thành viên và công chúng. Tuy nhiên, việc dời ngày trao giải làm giảm số lượng quảng cáo. Vào năm 2010, Viện Hàn lâm còn muốn chuyển buổi lễ qua cả tháng Giêng. Tuy nhiên nếu kế hoạch tổ chức sớm như vậy thì sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian bỏ phiếu bị rút ngắn, làm cho chất lượng đề cử giảm đi đáng kể, đồng thời, việc tổ chức sớm sẽ trùng với giải Bóng bầu dục quốc gia.

Sau nhiều năm tổ chức vào ngày thứ Hai lúc 9 giờ tối (bờ Đông), từ năm 1999, nó được chuyển sang ngày Chủ Nhật lúc 8 giờ 30 (bờ Đông). Nguyên nhân là do nó tránh được việc kẹt xe vào giờ cao điểm ở Los Angeles và giúp cho khán giả bờ Đông có thể ngủ sớm. Trong nhiều năm, nhiều hãng phim phản đối việc phát sóng vào ngày Chủ Nhật bởi vì họ phải cắt đi giờ phim cuối tuần (thường đem lại cho họ rất nhiều lợi nhuận).

Vào lễ trao giải lần thứ 40, buổi lễ phải tạm hoãn trong 2 ngày nguyên nhân là do Martin Luther King bị ám sát. Ngày 30 tháng 3 năm 1981, buổi lễ trao giải đã bị lùi lại một ngày sau sự kiện tổng thống Ronald Reagan bị ám sát hụt.

Về chiều dài phát sóng, buổi lễ thường kéo dài ba tiếng rưỡi. Giải Oscar đầu tiên vào năm 1929 kéo dài 15 phút. Vào buổi lễ năm 2002 kéo dài 4 giờ 23 phút. Trong năm 2010, các nhà tổ chức Giải thưởng Viện hàn lâm đã công bố những bài phát biểu tạm chấp nhận của người đoạt giải thưởng không được vượt quá 45 giây. Điều này, theo nhà tổ chức Bill Mechanic, là để đảm bảo loại bỏ những gì ông gọi là "điều ghét nhất trong chương trình". Trong lễ trao giải năm 2018, dẫn chương trình Jimmy Kimmel đã thông báo rằng anh sẽ tặng một chiếc cano nước hoàn toàn mới và hiện đại nhất cho những người có bài phát biểu ngắn nhất của đêm (một phần thưởng mà Mark Bridges nhận được khi giành giải Oscar dành cho Thiết kế trang phục xuất sắc nhất của anh trong phim Phantom Thread).

Số lượng người xem sửa

Về mặt lịch sử, giải Oscar đã thu hút được một số lượng lớn người xem khi các bom tấn của phòng vé được ưa chuộng để tranh danh hiệu Giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất. Hơn 57,25 triệu người xem đã theo dõi chương trình truyền hình cho Giải thưởng Học viện 70 năm 1998, năm Titanic thu được gần 600 triệu đô la Mỹ tại các phòng vé trước giải Oscar ở Bắc Mỹ. Lễ trao giải Academy Awards lần thứ 76, trong đó The Lord of the Rings: Sự trở lại của nhà vua (thu được 368 triệu đô la Mỹ) nhận được 11 giải thưởng bao gồm giải cho phim xuất sắc nhất đã thu hút được 43.56 triệu người xem. Tuy nhiên, lễ trao giải được đánh giá cao nhất dựa trên xếp hạng của Nielsen cho đến nay là giải thưởng của Viện Hàn lâm lần thứ 42 với rating 43,4% vào ngày 7 tháng 4 năm 1970.

Ngược lại, các buổi lễ tôn vinh các bộ phim không đạt được nhiều thành công tại các phòng vé có xu hướng tỉ lệ người xem thấp hơn. Giải thưởng Viện Hàn lâm lần thứ 78, phim Crash (với tổng doanh thu trước giải Oscar là 53,4 triệu USD) với 38,64 triệu khán giả, tỉ lệ ấy tương đương 22,91%, thấp hơn so với giải Oscar 2 năm trước đó. Trong năm 2008, giải thưởng Giải thưởng Viện hàn lâm lần thứ 80 được theo dõi bởi 31,76 triệu người xem với tỷ suất người xem 18,66%, được đánh giá là lễ trao giải được xem là tỉ lệ thấp nhất cho đến nay, mặc dù đây là buổi lễ 80 năm giải thưởng của Học viện.

Mặc dù vẫn chiếm ưu thế trong xếp hạng, lượng người xem của giải đã giảm dần qua từng năm. Sau buổi trình chiếu, Variety khuyến khích ABC đàm phán mở rộng hợp đồng với AMPAS để tìm kiếm ra sự sáng tạo hơn đối với chương trình. Hiện tại, AMPAS chịu trách nhiệm về hầu hết các phần của chương trình, bao gồm cả việc lựa chọn nhân viên sản xuất và ABC được phép có một số ý kiến ​​về quyết định của họ. [65] Vào tháng 8 năm 2016, AMPAS mở rộng hợp đồng với ABC đến năm 2028: hợp đồng không có bất kỳ thay đổi đáng chú ý nào, cũng như không cho ABC bất kỳ sự sáng tạo nào đối với buổi lễ.

Danh sách giải thưởng sửa

Giải thưởng cho đóng góp xuất sắc sửa

Các hạng mục hiện hành sửa

Hạng mục đã ngừng trao sửa

Trong năm đầu tiên, giải Oscar đạo diễn xuất sắc nhất được chia thành hai thể loại phim chính kịch và phim hài kịch. Trong một thời gian dài, giải Oscar âm thanh cũng được chia làm hai thể loại chính kịch và hài kịch phim ca nhạc. Hiện nay chỉ có duy nhất một giải Oscar cho âm thanh. Từ thập niên 1930 đến thập niên 1960, các giải Oscar về quay phim, chỉ đạo nghệ thuật và thiết kế trang phục được chia thành hai thể loại cho phim trắng đen và phim màu.

Hạng mục được đề nghị sửa

Hàng năm Hội đồng quản trị của AMPAS đều họp lại để xem xét các đề nghị về hạng mục giải Oscar mới. Cho đến nay những hạng mục sau vẫn bị từ chối đưa vào danh sách giải thưởng chính thức:

  • Tuyển chọn diễn viên tốt nhất (Best Casting): từ chối năm 1999
  • Đóng thế xuất sắc nhất (Best Stunt Coordination): từ chối mỗi năm từ 1991 đến 2012
  • Tên phim hay nhất (Best Title Design): từ chối năm 1999

Giải thưởng đặc biệt sửa

Các giải này được bầu chọn bởi những ủy ban đặc biệt chứ không phải toàn bộ thành viên Viện Hàn lâm. Họ luôn luôn không được giới thiệu trong lễ trao giải

Hạng mục hiện hành sửa

Hạng mục đã ngừng trao sửa

Quà tặng sửa

Đây đã trở thành một truyền thống, những món quà được tặng cho các diễn giả và người biểu diễn tại Oscar sau buổi lễ. Trong những năm gần đây, những món quà này cũng đã được mở rộng để trao cho những ứng cử viên và người chiến thắng. Giá trị của mỗi túi quà tặng này có thể lên đến hàng chục nghìn đô la. Vào năm 2014, giá trị được báo cáo lên đến 80.000 USD. Giá trị món quà đã tăng lên đến mức Dịch vụ Doanh thu Nội địa Hoa Kỳ đã ban hành một điều luật về quà tặng và khả năng đánh thuế họ. Các món quà tặng của Oscar bao gồm gói du lịch đến Hawaii, Mexico và Nhật Bản, bữa tiệc riêng cho người được nhận và bạn bè tại nhà hàng, điện thoại video, bốn đêm ở khách sạn sang trọng, đồng hồ, vòng tay, spa, rượu vodka, và kẹo giảm cân.

Lượng người theo dõi và tiền quảng cáo sửa

Từ năm 2006 trở đi, thông tin về lượng người xem và tiền quảng cáo sẽ được cập nhật.

Năm Lượng người xem

(triệu người)

Tiền quảng cáo

(triệu USD)

2023 18.7 2.1
2022 16.6 1.71
2021 10.4 1.53
2020 23.6 Không có số liệu
2019 29.6 Không có số liệu
2018 26.5 Không có số liệu
2017 32.9 Không có số liệu
2016 34.3 Không có số liệu
2015 37.26 1.95
2014 43.74 1.8 - 1.9
2013 40.376 1.65 - 1.8
2012 39.46 1.61
2011 37.919 1.3684
2010 41.699 1.1267
2009 36.31 1.3
2008 32.006 1.82
2007 40.172 1.6658
2005 38.939 1.6468
2004 43.531 1.5031
2003 33.043 1.3458
2002 41.782 1.29
2001 42.944 1.45
2000 46.333 1.305
1999 45.615 1
1998 55.249 0.95
1997 40.075 0.85
1996 44.867 0.795
1995 48.279 0.7
1994 45.083 0.6435
1993 45.735 0.6078
1992 44.406 Không có số liệu
1991 44.727 Không có số liệu
1990 40.375 0.45
1989 42.619 0.375
1988 42.227 0.36
1987 37.190 0.335
1986 37.757 0.32
1985 38.855 0.315
1984 42.051 0.275
1983 53.235 0.245
1982 46.245 Không có số liệu
1981 39.919 Không có số liệu
1980 48.878 Không có số liệu
1979 46.301 Không có số liệu
1978 48.501 Không có số liệu
1977 39.719 Không có số liệu
1976 46.751 Không có số liệu
1975 48.127 Không có số liệu
1974 44.712 Không có số liệu

Thống kê sửa

Phim xếp theo số đề cử sửa

Phim xếp theo số giải giành được sửa

Phim đoạt 5 giải quan trọng sửa

Đạo diễn: Frank Capra
Nam diễn viên chính: Clark Gable
Nữ diễn viên chính: Claudette Colbert
Kịch bản: Robert Riskin
Đạo diễn: Milos Forman
Nam diễn viên chính: Jack Nicholson
Nữ diễn viên chính: Louise Fletcher
Kịch bản: Lawrence HaubenBo Goldman
Đạo diễn: Jonathan Demme
Nam diễn viên chính: Anthony Hopkins
Nữ diễn viên chính: Jodie Foster
Kịch bản: Ted Tally

Chỉ trích sửa

Các bộ phim sửa

Cũng như nhiều giải thưởng danh giá khác, giải Oscar thường xuyên gặp phải chỉ trích. Những người chỉ trích cho rằng có nhiều bộ phim giành giải Phim hay nhất trong quá khứ không còn nhiều giá trị theo thời gian. Một số phim như 80 ngày vòng quanh Thế giới, Grand Hotel hay The Greatest Show on Earth thường được coi là có tuổi thọ ngắn ngủi và ít có ảnh hưởng trong lần trình chiếu ra mắt[15][16][17]. Trong khi đó một số phim khác được coi là rất xứng đáng để trao giải thì lại chưa bao giờ vươn tới được danh hiệu Phim hay nhất[18]. Ví dụ tiêu biểu nhất phải kể tới bộ phim kinh điển Công dân Kane vốn được giới phê bình ủng hộ nhiệt liệt, được đề cử tới 9 giải Oscar nhưng chỉ mang về duy nhất một giải cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Sau này Công dân Kane được coi là một trong những bộ phim xuất sắc nhất trong lịch sử Điện ảnh Hoa Kỳ. Một bộ phim xuất sắc khác là The Shawshank Redemption được đề cử 7 giải Oscar nhưng thậm chí còn không giành được giải nào, mặc dù nó vẫn luôn được xếp vào hàng những bộ phim hay nhất của mọi thời đại trên trang web uy tín IMDb. Để cạnh tranh trong hạng mục danh giá nhất này, các hãng phim cũng tiến hành rất nhiều cuộc vận động hành lang, và nhiều người cho rằng đôi khi những đề cử cho hạng mục Phim hay nhất lại là kết quả của những cuộc vận động hành lang hơn là chất lượng thực sự của những bộ phim đó[19].

Nhiều chỉ trích còn nhằm vào một sự thật là các đề cử hầu như chỉ dành cho các bộ phim nói tiếng Anh, trừ đề cử cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Cho đến năm 2013, mới chỉ có 9 bộ phim nói tiếng nước ngoài được đề cử cho hạng mục Phim hay nhất, đó là các phim Grand Illusion (tiếng Pháp, 1938), Z (tiếng Pháp, 1969), The Emigrants (tiếng Thụy Điển, 1972), Cries and Whispers (tiếng Thụy Điển, 1973), Il Postino (tiếng Ýtiếng Tây Ban Nha, 1995), Cuộc sống tươi đẹp (tiếng Ý, 1998), Ngọa hổ tàng long (tiếng Quan thoại, 2000), Letters from Iwo Jima (tiếng Nhật Bản, 2006) và Amour (tiếng Pháp, 2012). Cho đến thời điểm hiện tại, Ký sinh trùng là bộ phim nước ngoài duy nhất đạt giải thưởng này.

Trong số ít các phim sản xuất tại nước ngoài giành giải Phim hay nhất, gần đây nhất có Slumdog Millionaire (AnhẤn Độ, 2008), The King's Speech (Anh, 2010) và The Artist (Pháp, 2011).

Quảng cáo thương mại sửa

Sau khi nhận được đề cử các bộ phim, các xưởng phim dành hàng triệu USD và thuê chuyên gia quảng cáo đặc biệt để giới thiệu cho bộ phim của mình trong thời gian được gọi là "mùa giải Oscar". Điều này đã gây ra cáo buộc Viện Hàn lâm bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tiếp thị nhiều hơn là chất lượng phim. William Friedkin, đạo diễn bộ phim từng đoạt giải Oscar và là cựu nhà sản xuất của buổi lễ, đã phát biểu tại một hội nghị ở New York vào năm 2009, mô tả nó như là "kế hoạch quảng bá lớn nhất mà bất kỳ ngành công nghiệp nào đã từng thực hiện".

Sự thiên vị sửa

Những lời chỉ trích điển hình của Giải Oscar cho phim xuất sắc nhất, những người đoạt giải và đề cử có sự thiên vị trong ban bầu chọn.

Phân biệt chủng tộc sửa

Viện Hàn lâm đã nhận được nhiều lời chỉ trích về việc phân biệt chủng tộc trong số những người được đề cử. Lễ trao giải lần thứ 88 đã trở thành đỉnh điểm của một cuộc tẩy chay, dựa trên việc bầu chọn của các nhà phê bình rằng danh sách các ứng cử viên toàn là người da trắng. Đáp lại, Viện Hàn lâm đã khởi xướng những thay đổi trong lịch sử "có tính lịch sử" vào năm 2020.

Từ chối giải thưởng sửa

Một số người chiến thắng của Giải Oscar đã tẩy chay các buổi lễ và do đó từ chối nhận giải Oscar của họ.

Người đầu tiên làm như vậy là nhà biên kịch Dudley Nichols (cho giải Oscar dành cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất năm 1935 của phim The Informer). Nichols tẩy chay lễ trao giải Academy Awards lần thứ 8 vì cuộc xung đột giữa Học viện và Hiệp hội Nhà văn [89] Nichols cuối cùng đã chấp nhận giải thưởng năm 1935 ba năm sau đó, tại lễ 1938. Nichols đã được đề cử ba giải Academy Awards khác trong sự nghiệp của mình.

George C. Scott đã trở thành người thứ hai từ chối nhận giải cho Nam diễn viên xuất sắc nhất vào năm 1970 trong phim Patton) tại lễ trao giải lần thứ 43.

Người thứ ba từ chối nhận giải là Marlon Brando cho Nam diễn viên xuất sắc nhất trong phim Bố già năm 1972), ông nói rằng có sự phân biệt đối xử và ngược đãi của người Mỹ bản địa trong ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ. Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 45 đó, Brando đã gửi một nữ diễn viên và nhà hoạt động vì quyền công dân Sacheen Littlefeather đọc bài phát biểu gồm 15 trang chỉ rõ những lời chỉ trích của ông.

Thương hiệu sửa

Thuật ngữ "Oscar" là một nhãn hiệu đã đăng kí tên thương mại bởi AMPAS; tuy nhiênvới tiếng Ý, nó được sử dụng rộng rãi để tham khảo bất kỳ giải thưởng hoặc lễ trao giải, bất kể trường hợp nào.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  • K. Gail & J. Piazza, The Academy Awards the Complete History of Oscar, Black Dog & Leventhal Publishers, Inc., 2002.
  • Jon Wright, The Lunacy of Oscar; The Problems with Hollywood's Biggest Night, Thomas Publishing, Inc, 2007.
  1. ^ Về Giải thưởng Viện Hàn lâm, Academy of Motion Picture Arts and Sciences”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2007.
  2. ^ The men who are counting on Oscar, BBC News
  3. ^ Điều 2:Điều kiện tranh giải, Academy of Motion Picture Arts and Sciences”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2007.
  4. ^ Academy Invites 115 to Become Members, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
  5. ^ Điều 5: Việc bỏ phiếu và đề cử, Academy of Motion Picture Arts and Sciences”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2007.
  6. ^ Oscar Statuette: Legacy, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
  7. ^ Academy to Commemorate Oscar Designer Cedric Gibbons, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
  8. ^ Oscar Statuette: Manufacturing, Shipping and Repairs, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
  9. ^ Tự truyện Bette Davis, The Internet Movie Database
  10. ^ Emanuel Levy, All About Oscar: The History and Politics of the Academy Awards, Continuum, New York, ISBN 0-8264-1452-4
  11. ^ A Brief History of Oscar, Academy of Motion Picture Arts and Sciences”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2007.
  12. ^ Psst! Wanna Buy An Oscar?, Lacey Rose, Forbes”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2012.
  13. ^ Oscars Award Venues, Academy of Motion Picture Arts and Sciences”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2007.
  14. ^ ABC and Academy Extend Oscar Telecast Agreement, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
  15. ^ Reviewed: Around the World in 80 Days, Movie City News”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2007.
  16. ^ The Greatest Show on Earth, Rottentomatoes
  17. ^ Reviewed: The Poseidon Adventure, Roger Ebert”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2007.
  18. ^ Academy Awards Mistakes and Omissions, Tim Dirks
  19. ^ Rebecca Thomason, How Bafta moved with the times, BBC News

Liên kết ngoài sửa