Hiệp sĩ

người được nguyên thủ quốc gia phong danh hiệu hiệp sĩ danh dự để phục vụ quốc vương hoặc nhà thờ trong tư cách quân nhân

Hiệp sĩ hay Kị sĩ (tiếng Anh: Knight) là tầng lớp thấp nhất trong giới quý tộcChâu Âu thời trung cổ, vì thế không mang tính chất thừa kế. Vào thời kì Trung Cổ và Hậu Trung Cổ, nhiệm vụ chính của một kị sĩ là chiến đấu, đặc biệt là dưới hình thức kị binh hạng nặng. Gần đây, kị sĩ đã trở thành một tước hiệu dành cho những người nổi tiếng như Andrew Wiles, Alex Ferguson, Paul McCartney, Elton John hay Edmund Hillary. Kị sĩ phương Tây có tính chất rất giống với tầng lớp võ sĩ Samurai của Nhật Bản.

Một kị sĩ thuộc dòng Black Prince đang diễu hành, tượng đồng 1850
Thứ bậc Hoàng tộc, Quý tộc và Hiệp sĩ
Hoàng đế & Hoàng hậu
Nữ hoàng & Hoàng tế
Thái hoàng thái hậu
Hoàng thái hậu / Thái thượng hoàng hậu
Hoàng thái phi & Thái thượng hoàng

Thái hậu / Thái phi
Vương thái hậu / Vương đại phi
Quốc vương & Vương hậu
Nữ vương & Vương phu
Hoàng tử & Hoàng tử phi
Thái tử & Thái tử phi
Thế tử & Thế tử tần
Công chúa & Phò mã
Đại Thân vương & Đại Vương phi
Đại Công tước & Đại Công tước phu nhân
Thân vương & Vương phi
Phó vương & Phó vương phi
Quận chúa & Quận mã
Huyện chúa & Huyện mã
Công tước & Công tước phu nhân
Hầu tước & Hầu tước phu nhân
Bá tước & Bá tước phu nhân
Tử tước & Tử tước phu nhân
Nam tước & Nam tước phu nhân
Hiệp sĩ & Nữ Tước sĩ

Lịch sử của các kị sĩ liên quan đến sự phát triển của xã hội thời đó, điều kiện lịch sử, và kĩ thuật cho phép xuất hiện các loại kị binh nặng.

Nguồn gốc của từ sửa

Trong tiếng Việt sửa

Kị sĩ (騎士) là bản dịch trực tiếp của từ "knight" trong tiếng Anh qua tiếng Hán. Còn hiệp sĩ (俠士) nghĩa gốc chỉ những người hành hiệp trượng nghĩa (hiệp khách), về sau bị biến nghĩa và trở thành từ đồng nghĩa với kị sĩ như hiện tại.

Trong tiếng Trung, tiếng Hàn và tiếng Nhật thì từ "Kị sĩ" được sử dụng một cách tiêu chuẩn. Còn trong tiếng Việt hiện đại, cả hai thuật ngữ kị sĩhiệp sĩ đều được sử dụng luân phiên.

Trong tiếng Anh sửa

Từ knight trong tiếng Anh hiện đại bắt nguồn từ tiếng Anh cổ là cniht với nghĩa là một người hầu vào tuổi thiếu niên, hay cũng chỉ có thể có nghĩa đơn giản là một thiếu niên. Do đó, cnithhad (hay knighthood) cũng có nghĩa là tuổi dậy thì.

Trong một số các ngôn ngữ châu Âu khác, những từ chỉ hiệp sĩ liên quan trực tiếp đến vai trò cưỡi ngựa của họ: trong tiếng Đứcritter, tiếng Hà Lanruiter, cả hai đều có nghĩa là kị binh.

Một số nơi khác chịu ảnh hưởng của tiếng Latinh, ngựa là caballus, từ đó xuất hiện các từ chỉ hiệp sĩ tương ứng: chevalier (tiếng Pháp), caballero (tiếng Tây Ban Nha), cavaleiro (tiếng Bồ Đào Nha), cavalieri (tiếng Ý).

Ngoài ra, trong xã hội, ít nhất là trong xã hội Hy Lạp, có một sự liên hệ giữa địa vị xã hội và số ngựa mà người ấy có. Những nhà quý tộc lớn nhất thời bấy giờ như chức vụ Hipparchus và nhân vật Xanthippe, đến từ những từ chỉ ngựa άλογο (álogho), ίππος (íppos). Một trong những cái tên thường gặp ở những nhà quý tộc là Philip, có nghĩa là "người thích ngựa". Tiếng Hy Lạp ιππευς (hippeus) mang nghĩa là kị sĩ.

Sự hình thành sửa

Trong thời kì Trung Cổ, một hiệp sĩ không có địa vị xã hội một cách cụ thể. Cho đến thế kỉ thứ 10Pháp, những hiệp sĩ được gọi là miles, chỉ một chiến binh trong thời phong kiến. Một số họ cũng nghèo như nông dân. Tuy nhiên, vai trò của họ tăng lên dần theo thời gian. Họ dần dần giàu lên và bắt đầu chiếm giữ nhiều đất đai hơn. Cuối cùng, đánh nhau trên lưng ngựa cũng trở thành nhiệm vụ của họ.

Đến thế kỉ 12, hiệp sĩ được cho là một người lính mang áo giáp cưỡi ngựa, và trở thành một đẳng cấp được chính thức công nhận và được gọi là esquire. Bởi vì trang bị cho bản thân trên chiến trường với ngựa và áo giáp là rất đắt so với thời ấy cho nên cũng liên quan đến gia tài của họ. Dần dà, những nhà quý tộc, những người lãnh đạo trong thời chiến, bắt đầu phản ứng bằng cách gia nhập vào đẳng cấp mới hình thành ấy. Những nhà quý tộc giàu có cũng đào tạo những người con trai của họ thành những chiến binh và cuối cùng, trở thành hiệp sĩ, nơi mà họ sẽ được vinh danh vào một buổi lễ tấn phong hiệp sĩ. Từ đó trở đi, tất cả những người quý tộc nam đều được mong đợi sẽ trở thành một hiệp sĩ. Các hiệp sĩ thường phải thề phải trung thành với chủ mình, độc thân (hoặc nếu có vợ thì chung thủy), bảo vệ những người Công giáo khác, và luôn tuân theo tất cả các luật lệ của nhà cầm quyền; mặc dù những điều này thay đổi theo từng thời kì.

Đẳng cấp: từ thời vua Henry III của Anh, một hiệp sĩ là một quý tộc cấp thấp, được lãnh đạo bởi một "hiệp sĩ nam tước", lãnh đạo khoảng 10 người và có cờ hiệu riêng nhưng không có những đặc quyền của một nam tước. Sau năm 1296, bất cứ một hiệp sĩ nào cũng có dấu hiệu riêng.

 
Hai kị sĩ vào khoảng thế kỉ 13-14 đang đấu thương (Codex Manesse)

Cùng với sự phát triển của chiến thuật sử dụng bộ binh dùng giáo và cung thủ, vai trò của kị binh, nhất là kị binh nặng bị giảm xuống nhiều. Các nhà quý tộc nhận ra rằng không phải có nhiều kị binh là sẽ chiến thắng mà còn nhờ các yếu tố khác.

Những bộ áo giáp mạ vàng, biểu tượng của hiệp sĩ ra đời vào khoảng thế kỉ 15-16, thường gặp ở những trường đấu. Tên gọi của quân mã trên bàn cờ vua (knight) cũng ra đời vào thời kì này, khoảng 1440. Trong những cuộc thập tự chinh, vai trò của kị binh lại tăng lên rất nhiều, nhưng ở dạng kị binh nhẹ (không mang áo giáp hay chỉ là áo giáp da). Tuy nhiên, kị binh như thế không được cho là hiệp sĩ.

Hiệp sĩ trở thành một tước hiệu bởi triều đình Anh và tách khỏi sự liên quan đến quân đội vào năm 1611 do vua James I của Anh.

Trở thành một Hiệp Sĩ sửa

 
Bức tranh "Sự tôn vinh" của Edmund Blair Leighton

Trong suốt thời kì trung Cổ, bất cứ ai cũng có thể cũng trở thành một hiệp sĩ, nhưng do trang bị rất đắt tiền, hiệp sĩ thường xuất thân từ những gia đình giàu có hay quý tộc. Quy trình trở thành một hiệp sĩ gồm 3 giai đoạn: từ người hầu cho các lãnh chúa, người hầu riêng cho các hiệp sĩ và cuối cùng sau khi qua các đợt huấn luyện sẽ được phong làm hiệp sĩ.

Quá trình bắt đầu vào năm các cậu bé 7 tuổi, các cậu bé sẽ được gửi đến nhà một lãnh chúa như một người hầu. Ở đó, họ sẽ học cách cư xử, phép lịch sự, sạch sẽ và tôn giáo từ những người hầu nữ trong gia đình lãnh chúa và học cách săn bắn cùng cách nuôi chim ưng, một số kỹ năng phụ khác như chuẩn bị ngựa, cưỡi ngựa, cách sử dụng tất cả các loại áo giáp và vũ khí.

Đến năm 14 tuổi, cậu bé sẽ đi theo hầu một hiệp sĩ khác. Điều này cho phép họ học thêm nhiều điều khác từ những trận đấu của chủ. Nhiệm vụ chính của họ là chuẩn bị ngựa và binh khí cho chủ nhân. Điều này rèn luyện cho các cậu bé tính cách của một hiệp sĩ: kiên nhẫn, rộng rãi và nhất là, trung thành. Những vị hiệp sĩ kia sẽ chỉ dạy cậu bé mọi điều để trở thành một hiệp sĩ. Khi các cậu bé lớn hơn một ít, họ sẽ theo chủ vào chiến trường, và giúp đỡ hiệp sĩ đó nếu họ bị thương. Một số cậu bé đã được phong hiệp sĩ ngay trên chiến trường nhờ sự chiến đấu dũng cảm, nhưng hầu hết chỉ được phong tước hiệp sĩ bởi những lãnh chúa sau khi đã huấn luyện hoàn chỉnh.

Các cậu bé sẽ trở thành một hiệp sĩ vào khoảng 18-21 tuổi. Một khi đã hoàn tất việc đào tạo, họ sẽ được phong tước. Khi đó, họ sẽ phải cầu nguyện cả đêm, xưng tội trước ngày phong tước trong một nhà thờ. Sau đó phải tắm rửa sạch sẽ, mặc áo trắng và quần màu vàng, áo khoác tím, rồi được phong tước bởi vua hay lãnh chúa. Vào thời Trung Cổ, những cậu bé như vậy sẽ phải thề tuân theo quy định của một kị sĩ, và không bao giờ chạy trốn khỏi chiến trường. Và mọi phụ nữ sẽ gõ nhẹ lên áo giáp của họ. Họ cũng có thể được phong tước ngay trên chiến trường, lúc mà lãnh chúa đơn giản chỉ cần đặt tay hay thanh kiếm của mình lên vai của họ và nói: "Ngươi là hiệp sĩ".

Sau khi các kĩ thuật quân sự khác được phát triển, vai trò của kị sĩ ngày càng bị áp đảo bởi lính bộ và về sau là súng ống. Từ đó, hiệp sĩ chỉ dành cho một số rất ít người trong giới quý tộc. Hiệp sĩ từ đó chỉ còn là một chức vụ mang tính chất danh dự hay chỉ còn là một chức quý tộc nhỏ.

Hiệp sĩ trong thời đại phong kiến sửa

Hiệp sĩ gắn liền với những triều đại phong kiến. Được tạo thành chủ yếu ở vùng đất về sau được gọi là Pháp, một hiệp sĩ thường được trả công sau các trận đánh bằng đất, nhưng đôi khi cũng bằng tiền. Hiệp sĩ được hỗ trợ về mặt kinh tế bởi những nông dân làm việc trên đất của mình và từ nhà thờ.

Trong thời kì chiến tranh, vua hay nữ hoàng có thể ra lệnh tập trung tất cả các hiệp sĩ vào cuộc chiến, có thể là phòng thủ hay xâm lược các nước khác. Các nhà quý tộc thường thuê những người khác để đi thay cho mình, còn một số khác nói rằng mình không thể đánh nhau.

Về sau, người ta thích quân đội thường xuyên bởi vì họ có thể sử dụng quân đội lâu hơn, chuyên nghiệp hơn và trung thành hơn. Điều này dẫn đến việc các hiệp sĩ được trả lương bằng tiền từ các lãnh chúa và từ đó các hiệp sĩ được phép thu thuế để lấy lương của mình.

Một kỵ sĩ có quyền mang thắt lưng trắng và quần màu vàng để thể hiện đẳng cấp quý tộc của mình.

 
Một kị sĩ thời chiến

Những dòng họ hiệp sĩ thừa kế sửa

Tại Ireland có ba dòng họ hiệp sĩ có thể thừa kế, dòng thứ nhất và ba đã mất tích. Đó là:

Điều luật hiệp sĩ sửa

Trong chiến tranh, một hiệp sĩ phải dũng cảm trong chiến đấu, không bao giờ tìm cách chạy trốn, trung thành với vua của đất nước mình và với Chúa, sẵn sàng hi sinh bản thân cho những điều tốt đẹp hơn. Một hiệp sĩ phải lịch sự, sẵn sàng tha thứ. Đối với những phụ nữ quý tộc, phải luôn vui vẻ và nhẹ nhàng.

Những dòng hiệp sĩ – tu sĩ sửa

Một số khác được hình thành trên bán đảo Iberia như tại Avis (1143), Alcantara (1156), Calatrava (1158), Santiago de Compostela (1164).

Những dòng hiệp sĩ sửa

Sau khi những cuộc thập tự chinh thất bại và những ý tưởng về quân sự thành hình và phát triển, những dòng hiệp sĩ phát triển mạnh mẽ vào khoảng thế kỉ 14-15, bao gồm những dòng lớn sau:

Ý nghĩa danh dự sửa

Vào khoảng 1560, những danh hiệu hiệp sĩ danh dự được thiết lập, được thành lập khác với những danh hiệu dùng trong quân đội. Những danh hiệu như thế rất phổ biến vào thế kỉ 17-18. Danh hiệu hiệp sĩ vẫn còn tồn tại ở:

Những hiệp sĩ hiện đai được phong dựa vào cống hiến của họ cho xã hội. Khi được phong tước, nếu được phong thì tên của họ sẽ được thêm vào từ "Sir" (ngài), nếu là phụ nữ thì là "Dame" (quý bà). Tước chỉ đi với tên, chứ không đi với họ. Ví dụ như Elton John, có thể gọi là Sir Elton hay Sir Elton John chứ không bao giờ là Sir John. Vợ của những hiệp sĩ cũng có tước hiệu "Lady", nhưng sẽ đi với họ của chồng. Ví dụ, vợ của Paul McCartney sẽ được gọi là Lady McCartney chứ không phải là Lady Paul McCartney hay Lady Heather McCartney. Cũng có thể dùng tước hiệu "Dame" để gọi họ, nhưng nó chỉ tồn tại trong những văn bản trang trọng.

Hà Lan cũng có một số dòng họ hiệp sĩ thừa kế, trong đó nổi tiếng nhất là ba dòng Willems-Orde, Orde van de Nederlandse LeeuwOrde van Oranje Nassau.

Ý, Cavalieri là một tước hiệu tương đương.

Trong các tác phẩm sửa

 
Một hiệp sĩ người Nigeria

Hình tượng hiệp sĩ được xây dựng nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật:

Tham khảo sửa

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa