Andrew Wiles

nhà toán học người Anh

Andrew John Wiles là nhà toán học người Anh, được biết đến như người đầu tiên chứng minh được định lý lớn Fermat.

Andrew John Wiles
Andrew John Wiles
Sinh11 tháng 4, 1953 (71 tuổi)
Cambridge, Anh
Quốc tịchAnh
Trường lớpĐại học Merton, Oxford,
Đại học Clare, Cambridge
Nổi tiếng vìChứng minh Định lý lớn Fermat
Giải thưởngGiải thưởng Fermat (1995)
Giải thưởng Wolf (1995/6)
Huy chương Hoàng gia (1996)
Đĩa bạc IMU (1998)
Giải thưởng Shaw (2005)
Giải Abel (2016)
Xem thêm
Sự nghiệp khoa học
NgànhToán học
Nơi công tácĐại học Princeton
Người hướng dẫn luận án tiến sĩJohn Coates
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngManjul Bhargava
Brian Conrad
Karl Rubin
Chris Skinner
Richard Taylor

Wiles được giới thiệu về định lý lớn Fermat ngay lúc ông mới 10 tuổi. Những năm sau đó ông thử tìm cách chứng minh định lý theo các phương pháp truyền thống trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, khi bắt đầu giai đoạn nghiên cứu sinh ông chuyển sang nghiên cứu các hàm elip, dưới sự hướng dẫn của giáo sư John Coates.

Trong thời gian làm nghiên cứu sinh tại trường Clare tại Cambridge, Wiles còn kiêm nhiệm trợ lý giáo sư tại Đại học Harvard[1]. Đến năm 1980 khi nhận bằng tiến sĩ, Wiles sang làm việc một thời gian ở Bonn trước khi đến Hoa Kỳ. Năm 1981, ông đã là giáo sư tại Đại học Princeton.

Điều then chốt trong việc chứng minh định lý Fermat lại trực tiếp phụ thuộc vào mệnh đề Shimura-Taniyama (mối liên hệ này được G. Frey đề xuất và K. Ribet chứng minh). Từ đó, Wiles tập trung vào việc chứng minh mệnh đề Shimura-Taniyama. Công việc này đã chiếm một khoảng thời gian là 7 năm.

Tháng 6 năm 1993, Wiles cho rằng công việc chứng minh sắp được hoàn tất, nhưng sau đó phát hiện ra một vấn đề trục trặc không nhỏ. Công việc còn dở dang đến tận 19 tháng 9 năm 1994, khi ông đột nhiên có ý tưởng đúng. Năm 1995, bài báo Modular elliptic curves and Fermat's Last Theorem của Wiles xuất hiện trên tạp chí Annals of Mathematics.

Các giải thưởng

sửa

Andrew Wiles đã nhận được nhiều giải thưởng khoa học và toán học từ năm 1988:

Vinh dự

sửa

Wiles được phong tước Hiệp sĩ (KBE) của Vương quốc Anh. Vì vậy trong văn bản, tên của ông còn viết là Sir Andrew Wiles.

Một tiểu hành tinh vành đai chính được đặt tên theo ông: 9999 Wiles (được phát hiện bởi C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld và T. Gehrels 29 tháng 9 năm 1973)[20]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Andrew John Wiles - Bài viết bởi các tác giả J. J. O'Connor và E. F. Robertson, Đại học St. Andrews, Scotland. [1]
  2. ^ a b "WILES, Sir Andrew (John)", Who's Who, A & C Black, January 2007
  3. ^ List of LMS prize winners, Whitehead Prize cập nhật 17/11/2010
  4. ^ Andrew Wiles - Rolf Schock prize - Mathematics Lưu trữ 2016-07-03 tại Wayback Machine "He is awarded the prize recognition of the decisive results that he has obtained in number theory and the great technical skill he has shown in solving a number of fundamental conjectures"
  5. ^ “Fermat Prize - Winners of the preceding editions”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  6. ^ “Wolf Prize 1995/6”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  7. ^ “NAS Award in Mathematics”. National Academy of Sciences. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2011.
  8. ^ Wiles Receives NAS Award in Mathematics July 1996
  9. ^ “Royal recent winners”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  10. ^ Wiles nhận Ostrowski Prize tháng 6 năm 1996
  11. ^ Correction 1998
  12. ^ “1997 Cole Prize, Notices of the AMS” (PDF). Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2008.
  13. ^ Paul Wolfskehl and the Wolfskehl Prize October 1997
  14. ^ Andrew J. Wiles Awarded the "IMU Silver Plaque"
  15. ^ Andrew Wiles receives special tribute ngày 28 tháng 8 năm 1998
  16. ^ Andrew Wiles Receives Faisal Prize
  17. ^ “Andrew Wiles nhận [[giải Clay]] đầu tiên 10/5/1999”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  18. ^ Wiles Receives 2005 Shaw Prize September 2005
  19. ^ “Premio Pitagora”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  20. ^ 9999 Wiles (4196 T-2) cập nhật 11/6/2010

Liên kết ngoài

sửa