Hầu tước là một tước vị quý tộc trong các quốc gia theo thể chế quân chủ.

Mũ miện của Hầu tước ở Anh
Thứ bậc Hoàng tộc, Quý tộc và Hiệp sĩ
Hoàng đế & Hoàng hậu
Nữ hoàng & Hoàng tế
Thái hoàng thái hậu
Hoàng thái hậu / Thái thượng hoàng hậu
Hoàng thái phi & Thái thượng hoàng

Thái hậu / Thái phi
Vương thái hậu / Vương đại phi
Quốc vương & Vương hậu
Nữ vương & Vương phu
Hoàng tử & Hoàng tử phi
Thái tử & Thái tử phi
Thế tử & Thế tử tần
Công chúa & Phò mã
Đại Thân vương & Đại Vương phi
Đại Công tước & Đại Công tước phu nhân
Thân vương & Vương phi
Phó vương & Phó vương phi
Quận chúa & Quận mã
Huyện chúa & Huyện mã
Công tước & Công tước phu nhân
Hầu tước & Hầu tước phu nhân
Bá tước & Bá tước phu nhân
Tử tước & Tử tước phu nhân
Nam tước & Nam tước phu nhân
Hiệp sĩ & Nữ Tước sĩ

Nguồn gốc sửa

Tại Trung Hoa cổ đại, hầu tước (chữ Hán: 侯爵) là tước vị do quân chủ tứ phong kèm theo quyền cai trị lãnh địa. Theo sách Lễ ký, phần "Vương chế", chép "Vương giả chi chế lộc tước, công hầu bá tử nam, phàm ngũ đẳng" (Bậc vương giả đặt ra các lộc tước, gồm công hầu bá tử nam, có 5 bậc cả thảy). Theo đó, hầu tước là tước vị chỉ sau tước công. Theo huyền sử, vào thời nhà Chu, các chư hầu thụ tước Hầu gồm có nước Lỗ, nước Tềnước Trần.

Thời Tần, Hán, hệ thống tước phong được quy định gồm 20 bậc. Tước vị Hầu là tước vị cao nhất được phong cho các văn quan võ tướng không phải là người trong tông thất, phân thành 2 bậc Quan nội hầu và Liệt hầu. Trong đó, liệt hầu chiếm đa số. Thời Đường Tống, có tước vị Huyện hầu, thời Minh là tước vị Hầu. Thời Thanh, tước vị Hầu được phân thành 3 bậc: Nhất, Nhị, Tam đẳng.

Trong lịch sử Trung Hoa phong kiến, tước vị Hầu chỉ phong cho nam nhân, tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ phong cho các nữ hầu tước. Nhất là vào thời Tây Hán, có thể kể đến Lỗ hầu Để thị (còn ghi là Tỳ thị), Âm An hầu (chị dâu của Lưu Bang), Minh Thư Đình hầu Hứa Phụ, Toản hầu (đồng tước vị) (phu nhân của Tiêu Hà), Lâm Quang hầu Lã Tu. Thời Minh, có nữ tướng Tần Lương Ngọc, vì có chiến công nên được Minh Tư tông phong làm Trung Trinh hầu.

Tại châu Âu, Hầu tước (hay Nữ hầu tước nếu là phụ nữ) (UK: /ˈmɑːrkwis/; Pháp: "marquis", /mɑːrˈk/). Đây là tước vị tương tự như phó Công tước – Người thay mặt Công tước điều hành Lãnh thổ. Tước vị này được sử dụng nhiều ở khu vực nước Nga trước khi thành Đế quốc Nga (1721).

Trong đất Đức, một bá tước là một người cai trị của một lãnh thổ (ví dụ bao gồm bá tước Brandenburg, bá tước Baden và bá tước Bayreuth) và người đó không bao giờ là một nhà quý tộc chỉ như marquesses / marquises ở Tây và Nam Âu. Các nhà lãnh đạo Đức không trao và giữ danh hiệu hầu tước ở Trung Âu, phổ biến ở Ý và Tây Ban Nha.

Các tước vị tương đương hoặc cùng đẳng cấp với hầu tước bao gồm:

  • Tuyển đế hầu (Kürfurst)
  • Pfalzgraf (Anh hoá: Count palatine), cũng được gọi là Hành cung bá tước trong Hán văn.
  • Markgraf (Anh hoá: Margrave), được ghi trong Hán văn là Phiên hầu tước.
  • Landgraf (Anh hoá: Landgrave), được ghi trong Hán văn là Lãnh địa bá tước. Pfalzgraf, Markgraf, và Landgraf xếp cùng đẳng cấp herzog (công tước) và đứng trên đẳng cấp graf (bá tước).
  • Marcher lord, được ghi trong Hán văn là Biên cảnh bá tước.

Tham khảo sửa

Đọc thêm sửa