G299.2-2.9 là một tàn tích siêu tân tinh trong Ngân Hà, cách Trái Đất 16.000 năm ánh sáng.[1] Đây là tàn tích của siêu tân tinh loại Ia.[2] Bán kính quan sát được của lớp vỏ còn sót lại tương ứng với thời gian giãn nở vào khoảng 4.500 năm,[1] biến G299.2-2.9 trở thành một trong những tàn dư siêu tân tinh loại Ia quan sát được lâu đời nhất.[3]

G299.2-2.9
Cấu trúc bên ngoài của G299.2-2.9
Định danhSNR G299.2-02.9
LoạiTàn tích siêu tân tinh sửa đổi tại wikidata
Lớp quang phổSN Ia
Quan sát và khám phá
Vị trí
Chòm saoThương Dăng
Kỷ nguyênJ2000
Khoảng cách16.000 năm ánh sáng
Tàn dưHình thái hỗn loạn
HostNgân Hà
Đặc điểm vật lý
Đặc tính nổi bậtCấu trúc vỏ ngoài phức tạp
Năng lượng
Xem thêm
Trang Commons Các hình ảnh, tập tin liên quan trên Wikimedia Commons

Miêu tả

sửa

G299.2-2.9 cung cấp thông tin nghiên cứu cho các nhà thiên văn học về sự phát triển và cong vênh theo thời gian của tàn tích siêu tân tinh, đồng thời cũng giúp họ có một góc nhìn tổng quan về vụ nổ tạo ra nó. G299.2-2.9 được chia thành nhiều vùng riêng biệt khác nhau: "cấu trúc bong bóng" gần như hoàn chỉnh, hơi bị bóp méo do vụ nổ, một tâm sáng, một vùng "nút thắt" phức tạp ở rìa phía đông bắc của cấu trúc bong bóng và một vùng tinh vân khuếch tán kéo dài ra ngoài cấu trúc chính.[4] Tàn tích siêu tân tinh này đã được nhiều vệ tinh và kính thiên văn trên quỹ đạo ghi lại, bao gồm Kính viễn vọng không gian Hubble, Kính viễn vọng không gian Spitzer[5]Đài quan sát tia X Chandra.[6]

Các tia X phát xạ mức thấp từ các phần sâu của G299.2-2.9 cho thấy có một lượng lớn sắtsilic bên trong,[7] và điều này cũng đồng thời cho thấy rằng nó là tàn tích của siêu tân tinh loại Ia. "Lớp vỏ" bên ngoài lớn và phức tạp, có cấu trúc nhiều lớp. Lớp bên ngoài tương tự như của G299.2-2.9 thường không liên quan đến các ngôi sao phát nổ.[8] Do các lý thuyết về siêu tân tinh loại Ia cho rằng chúng phát nổ trong một môi trường xác định, nên các nghiên cứu chi tiết về "lớp vỏ" bên ngoài của G299.2-2.9 đã giúp các nhà thiên văn học[9] hiểu hơn về các khu vực và tình huống xảy ra vụ nổ nhiệt hạch.[10]

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Park, Sangwook; Slane, Patrick O.; Hughes, John P.; Mori, Koji; Burrows, David N.; Garmire, Gordon P. (20 tháng 8 năm 2007). “Chandra X-Ray Study of Galactic Supernova Remnant G299.2–2.9”. The Astrophysical Journal (bằng tiếng Anh). 665 (2): 1173–1181. arXiv:0706.0524. Bibcode:2007ApJ...665.1173P. doi:10.1086/520105. ISSN 0004-637X.
  2. ^ “INSPIRE”. inspirehep.net. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ “Supernovas & Supernova Remnants | ChandraBlog | Fresh Chandra News”. chandra.harvard.edu. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ “European Association for Astronomy Education » G299.2-2.9: A Middle-Aged Supernova Remnant” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ JPL/NASA. “Telescopes help solve ancient supernova mystery”. phys.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ “A Tour of G299.2-2.9”. Smithsonian Institution (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ “Chandra :: Photo Album :: G299.2-2.9 :: October 12, 2011”. chandra.harvard.edu. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ Studio, NASA Scientific Visualization (27 tháng 4 năm 2011). “NASA Scientific Visualization Studio | Tycho's Supernova Remnant: NASA'S Chandra Finds New Evidence on Origin of Supernovas”. NASA Scientific Visualization Studio (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  9. ^ “SNRcat - G299.2-02.9”. snrcat.physics.umanitoba.ca. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  10. ^ Slane, Patrick; Vancura, Olaf; Hughes, John P. (1996). “A study of the evolutionary state of the supernova remnant G299.2-2.9”. Astrophysical Journal. 465 (2 PART I): 840–844. Bibcode:1996ApJ...465..840S. doi:10.1086/177467. ISSN 0004-637X.
  11. ^ a b c “Chandra :: Photo Album :: G299.2-2.9 :: February 12, 2015”. chandra.harvard.edu. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa