Cơ quan Tình báo Quân đội Nga
Cơ quan Tình báo Quân đội Nga[1] (viết tắt là GRU[2], được biết với tên tiếng Anh là Main Directorate of the General Staff of the Armed Forces of the Russian Federation[note 1] và trước đây gọi là Main Intelligence Directorate[note 2]) là cơ quan ngoại giao kiêm cơ quan tình báo quân sự của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga. Cơ quan Tình báo Quân đội Nga kiểm soát cơ quan tình báo quân sự và duy trì các đơn vị lực lượng đặc biệt của riêng mình. Cơ quan Tình báo Quân đội Nga sở hữu mạng lưới điệp viên rộng khắp ở nước ngoài, có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh của nước Nga[3]. Theo những tuyên bố chưa được xác minh của Stanislav Lunev một người đào thoát khỏi GRU vào năm 1997 thì cơ quan này đã triển khai số điệp viên ở nước ngoài nhiều gấp sáu lần so với SVR và chỉ huy khoảng 25.000 lính Spetsnaz[4]. Hiện đây là một lực lượng đặc biệt thuộc biên chế Lực lượng đổ bộ đường không của Quân đội Nga[5] và được xem là lực lượng đặc nhiệm yêu thích của Tổng thống Nga[6].
Tổ chức
sửaTiền thân đầu tiên của GRU ở nước Nga Xô viết được thành lập theo lệnh bí mật được ký vào ngày 5 tháng 11 năm 1918 dưới sự lãnh đạo của Jukums Vācietis là tổng tư lệnh đầu tiên của Hồng quân (RKKA) và còn được dẫn dắt bởi Ephraim Sklyansky là phó của Leon Trotsky, lãnh đạo dân sự của Hồng quân[7][8] (Kể từ năm 2006, Liên bang Nga đã chính thức coi ngày 5 tháng 11 là Ngày nghỉ lễ của cơ quan tình báo quân sự ở Nga)[9]. Năm 1991, GRU trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Năm 2010, trong quá trình cải tổ Bộ Quốc phòng, GRU Spetsnaz đã được chuyển giao cho lực lượng lính dù và chỉ huy quân đội của Nga. Ngày nay, GRU Spetsnaz là một phần của Lực lượng tác chiến đặc biệt, có trụ sở bên ngoài Moscow tại Kubinka-2. Từ năm 2014 đến năm 2015, GRU Spetsnaz nằm dưới sự chỉ huy của Alexey Dyumin, một cựu vệ sĩ của Tổng thống Vladimir Putin và là Thống đốc hiện tại của vùng Tula[10].
Tổng hành dinh của GRU nằm trên Đại lộ Khoroshevski ở Thủ đô Moscow, gồm các tòa nhà khép kín, được bảo vệ bằng hàng rào đặc biệt gia cố bằng bê-tông, xe thiết giáp không thể đâm thủng. Tổ hợp gồm chín tầng trên mặt đất và nhiều tầng ngầm. Tầng 9 đặt hệ thống kỹ thuật nhằm bảo đảm hoạt động cho toàn bộ tổng hành dinh. Tầng thượng có hai sân bay trực thăng phục vụ lãnh đạo cấp cao. Tổ hợp văn phòng hiện đại này do các đơn vị quân đội xây dựng. Tất cả trang thiết bị điện tử, vật liệu xây dựng đều do Nga sản xuất và được kiểm tra vô cùng kỹ lưỡng để đề phòng bị cài đặt thiết bị nghe lén. Cơ sở vật chất tại đây bảo đảm đáp ứng điều kiện tốt nhất cho các sĩ quan tình báo quân sự có thể làm việc, tập luyện, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí mà không cần phải ra ngoài. Trụ sở của GRU được ngăn cách thành nhiều khu vực, mỗi khu vực chỉ dành riêng cho những nhân vật có trách nhiệm; một số khu vực được bảo vệ an ninh cực kỳ nghiêm ngặt và hạn chế số người ra vào[1].
Điệp vụ
sửaKhông giống như các cơ quan an ninh và tình báo khác của Nga—chẳng hạn như Cục Tình báo Hải ngoại (SVR), Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) và Cơ quan Bảo vệ Liên bang Nga (FSO) thì những người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quân đội Nga báo cáo trực tiếp với tổng thống Nga là người điều hành trực tiếp GRU trực thuộc bộ chỉ huy quân sự Nga đồng thời báo cáo lại cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng. Nổi tiếng là cơ quan tình báo nước ngoài lớn nhất của Nga[11] và được phân biệt giữa các đối tác vì sẵn sàng thực hiện "các hoạt động phức tạp, rủi ro cao" hơn[12][13]. Lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz GRU cũng tham gia vào cả hai cuộc chiến tranh Chechnya. Vào giữa những năm 1990, đội quân của GRU Spetsnaz đang ở Tajikistan dưới sự chỉ huy của Vladimir Kvachkov, huấn luyện binh lính địa phương và giải phóng các vùng lãnh thổ bị quân khủng bố chiếm đóng. Năm 2008, GRU Spetsnaz đã tham chiến trong cuộc chiến ngắn chống lại Gruzia. Kể từ năm 2014, GRU Spetsnaz thực hiện các sứ mệnh ở Ukraina[10].
Chú thích
sửa- ^ a b Cơ quan Tình báo quân đội Nga GRU
- ^ Faulconbridge, Guy (5 tháng 10 năm 2018). Balmforth, Richard (biên tập). “What is Russia's GRU military intelligence agency?”. Reuters. London.
- ^ GRU - cơ quan tình báo lớn nhất của quân đội Nga
- ^
Lunev, Stanislav (12 tháng 9 năm 1997). “Changes may be on the way for the Russian security services”. PRISM. The Jamestown Foundation. 3 (14). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2006.
The GRU is Russia's largest security service. It deploys six times more officers in foreign countries than the Foreign Intelligence Service (SVR), which is the successor of the First Main Directorate of the KGB. Moreover, 25,000 spetsnaz troops are directly subordinated to the GRU, whereas the KGB's various successor-organizations have been deprived of their own military formations since 1991.
- ^ GRU - Lực lượng đặc nhiệm lừng danh của Nga
- ^ GRU - Lực lượng đặc nhiệm yêu thích của Tổng thống Nga
- ^ Для выяснения намерений враждебных государств… Lưu trữ 2020-08-01 tại Wayback Machine. (tr. "To ascertain the intentions of hostile states...") Krasnaya Zvezda, 19 October 2019.
- ^ Earl F. Ziemke, Russian Review 60 (2001): 130.
- ^ Указ Президента Российской Федерации от 31.05.2006 г. № 549: Об установлении профессиональных праздников и памятных дней в Вооруженных Силах Российской Федерации. (tr. "Decree of the President of the Russian Federation of 31 May 2006 No. 549: On the establishment of professional holidays and memorable days in the Armed Forces of the Russian Federation") kremlin.ru
- ^ a b Cơ quan đặc biệt GRU Spetsnaz của Nga
- ^ “Reuters Factbox on Russian military intelligence by Dmitry Solovyov”. Reuters. 24 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2014.
- ^ Mackinnon, Amy (tháng 7 năm 2020). “What's This Unit of Russian Spies That Keeps Getting Outed?”. Foreign Policy (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
- ^ Analysis by Nathan Hodge (29 tháng 6 năm 2020). “Russia's GRU: Spy agency known for brazenness back in the headlines”. CNN. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
Tham khảo
sửa- Bowen, Andrew S. (2020) Russian Military Intelligence: Background and Issues for Congress Lưu trữ 6 tháng 3 2021 tại Wayback Machine. Congressional Research Service. Washington, D.C.
- Hastings, Max (2015). The Secret War: Spies, Codes and Guerrillas 1939–1945 (Paperback). London: William Collins. ISBN 978-0-00-750374-2.
- Suvorov, Viktor (1984). Inside Soviet Military Intelligence.
- Suvorov, Viktor (1986). Inside the Aquarium.
- Suvorov, Viktor (1988). Spetsnaz: The Inside Story of the Soviet Special Forces.
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “note”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="note"/>
tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref>
bị thiếu