Gaius Octavius (định hướng)

trang định hướng Wikimedia

Gaius Octavius là một cái tên dùng cho các thành viên nam của thị tộc Octavia. Nổi tiếng nhất trong số đó là Gaius Octavius Thurinus, còn được biết đến với cái tên nổi bật hơn là Augustus, hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, là cháu gọi bằng ông cậu và con nuôi của Gaius Julius Caesar.

Ngoài ra, Gaius Octavius còn có thể là một trong những người sau đây:

  • Nhánh Octavii Rufi:
    • Gaius Octavius Cn. f., con trai thứ hai của Gnaeus Octavius Rufus, một người thuộc đẳng cấp ordo equester (gần tương đương đẳng cấp hiệp sĩ của châu Âu trung cổ);
    • Gaius Octavius C. f. Cn. n., cháu nội trai của Gnaeus Octavius Rufus, làm quan bảo dân quân đội năm 216 TCN, sống sót sau trận Cannae, phục vụ pháp quan Sicily năm 205 TCN Lucius Aemilius Papus;
    • Gaius Octavius C. f. C. n., ông nội của Augustus, hậu duệ của Gnaeus Octavius Rufus, quan tài vụ khoảng năm 230 TCN, một viên quan địa phương ở Velitrae. Có số tài sản đáng kể và sống lặng lẽ ở dinh thự của mình tại Velitrae đến cuối đời. Sự giàu có của ông được cho rằng có từ việc cho vay tiền, khi cả Marcus Antonius và Gaius Cassius Parmensis đều gọi Augustus là cháu nội của kẻ cho vay;
    • Gaius Octavius C. f. C. n. (100 – 59 TCN), cha đẻ của Augustus, pháp quan năm 61 TCN, quan tổng đốc tỉnh Macedonia;
    • Gaius Octavius C. f. C. n. Thurinus hay Augustus (63 TCN - CN 14), hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã.
  • Các nhánh khác:
    • Gaius Octavius Laenas, một đốc công xây cống nước năm 34 đến 38, sống thời Tiberius và Caligula;
    • Gaius Octavius Lampadio, một nhà ngôn ngữ học, người đã chia bài thơ của Naevius về Chiến tranh Punic lần thứ nhất thành bảy quyển sách;
    • Gaius Octavius Vindex, quyền chấp chính quan năm 184;
    • Gaius Octavius Appius Suetrius Sabinus, nguyên lão và quan chấp chính hai lần (CN 214 và 240).

Xem thêm sửa