Giáo hoàng Clêmentê XIII

(Đổi hướng từ Giáo hoàng Clement XIII)

Clêmentê XIII (Latinh: Clemens XIII) là vị giáo hoàng thứ 248 của giáo hội công giáo.

Clêmentê XIII
GIáo hoàng Clêmentê XIII bởi Anton Raphael Mengs (1785)
Tựu nhiệm16 tháng 7 năm 1758
Bãi nhiệm2 tháng 2 năm 1769
(10 năm, 201 ngày)
Tiền nhiệmBiển Đức XIV
Kế nhiệmClêmentê XIV
Tước vị
Thụ phong Linh mục23 tháng 12 năm 1731
Tấn phong Giám mục19 tháng 3 năm 1743
bởi Biển Đức XIV
Vinh thăng Hồng y20 tháng 12 năm 1737
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhCarlo della Torre di Rezzonico
Sinh(1693-03-07)7 tháng 3 năm 1693
Venice, Cộng hòa Venezia
Mất2 tháng 2 năm 1769(1769-02-02) (75 tuổi)
Rome, Lãnh thổ Giáo hoàng
Huy hiệu
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Clêmentê

Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1758 và ở ngôi Giáo hoàng trong 10 năm 6 tháng 28 ngày[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ông đắc cử Giáo hoàng ngày 6 tháng 7 năm 1758, ngày khai mạc chức vụ mục tử đoàn chiên chúa là ngày 16 tháng 7 và ngày kết thúc triều đại của ông là ngày 2 tháng 2 năm 1769.

Trước khi thành giáo hoàng sửa

Giáo hoàng Clemens XIII sinh tại Venice ngày 7 tháng 3 năm 1693 với tên thật là Carlo della Torre Rezzonico.

Ông đã được giáo dục bởi các tu sĩ Dòng Tên sau đó học giáo luật và bắt đầu sự nghiệp tại giáo triều Rôma vào năm 1716 với tư cách là thẩm trình viên ở Tòa án tối cao của pháp viện Tòa thánh.

Năm 1725, ông được thăng chức dự thẩm của tòa thượng thẩm Rôma (Rota) cho Cộng hòa Venise. Ông được bổ nhiệm làm hồng y phó tế năm 1737.

Năm 1747, ông được tấn phong Giám mục Pađua.

Giáo hoàng sửa

Carlo della Torre Rezzonico lên kế vị Benedictus XIV trên ngai Phêrô vào ngày 6 tháng 7 năm 1758. Ông soạn sắc chỉ Christianae reipublicae salus, chống trào lưu Khai sáng.

Lúc này, một biến cố lớn diễn ra: trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm giữa Nữ hoàng Áo là Maria Theresia và vua PhổFriedrich II Đại Đế, đoàn quân Áo hùng mạnh của Thống chế - Bá tước Leopold Joseph von Daun đánh tan nát đoàn quân tinh nhuệ Phổ do vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh, trong trận đánh ác liệt tại Hochkirch (1758)[2]. Giáo hoàng Clêmentê XII khi mới lên ngôi đã quyết định phải bênh vực Nữ hoàng Maria Theresia chống lại "tên vua nghịch đạo". Đúng vaò ngày Giáng sinh, ông ban tặng cho Thống chế Daun một thanh bảo kiếm và một chiếc mão, do ông này có công đại phá "bọn ngoại giáo". Đây là món quà truyền thống của Giáo triều dành cho người lập đại công bảo vệ đức tin. Không những thế, Clêmentê XII còn cho làm lễ tưng bừng.[3] Song, ngay từ thế kỷ thứ 17 món quá này thực chất đã mất đi giá trị truyền thống của nó, dễ bị chê cười bởi những người theo trào lưu Khai sáng. Vị vua - hiền triết Friedrich II Đại Đế không ngần ngại phê phán Tòa Thánh, thường chê cười và sỉ vả hành vi này của Giáo hoàng. Nhưng rồi, thiên hạ từ Lisbon đến Sankt-Peterburg đều cảm thấy an mừng khi cái thời đại của các cuộc Thập tự chinh đã qua đi.[4][5] Vào năm 1763, cuộc Chiến tranh Bảy Năm kết thú, nước Phổ đánh thắng liên minh Áo - Pháp. Đây là một thất bại ê chề nhất của Tòa Thánh kể từ thời Martin Luther tiến hành Kháng Cách.[6]

Dòng Tên sửa

Triều đại Giáo hoàng của ông gặp phải một thời điểm khó khăn về mặt lịch sử đối với Giáo hội: hầu hết các quốc gia châu Âu đang trải qua một giai đoạn chống đối giáo sĩ lan tràn. Ông nỗ lực bảo vệ các tu sĩ dòng Tên những người vào thời điểm đó đang bị bách hại và ông triệu tập tất cả về hội nghị ở Civitavecchia.

Năm 1759, nhân vụ Jose-vua Bồ Đào Nha bị áp sát, thủ tướng Pombal đã đổ tội cho các linh mục dòng Tên chủ mưu rồi cho quân đi chiếm các tu viện, gần 600 linh mục bị trục xuất, chở trên tàu thủy đem trao trả cho Giáo hoàng vơi giọng điệu chế diễu: "Xin kính hoàn Giáo hoàng bọn người vô tích sự này".

Ở Pháp, năm 1764 4000 tu sĩ dòng Tên bị trục xuất. Họ đòi Roma phải giản tán cả dòng, bằng cách gây áp lực chiếm đất Tòa thánh như Avignon, Benevento... Giáo hoàng Clement XIII ban tông thư Apostolicum, tỏ ra cương quyết chống lại những vu cáo nhằm chống lại một dòng, mà ông nhìn nhận là rất có công với Tòa thánh và được công đồng Trento khen ngợi. Ông còn thêm lời an ủi các linh mục trong tông thư đó.

Nhưng tông thư đó, không được phe chống đối chấp nhận và họ còn hoạt động ráo riết hơn. Năm 1767 gần 6000 tu sĩ dòng Tên bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha. Sau đó là vương quốc Naples và công quốc Parme (1768), đảo Malte cũng trục xuất họ khỏi lãnh thổ mình.

Giáo hoàng Clement XIII qua đời tại thành Rôma ngày 2 tháng 2 năm 1769.

Chú thích sửa

  1. ^ Annuario pontificio 1806, Google sách
  2. ^ Thomas Carlyle, History of Friedrich II. of Prussia: called Frederick the Great, Tập 11, trang 60
  3. ^ Baron Thomas Babington Macaulay Macaulay, Life of Frederick the Great, trang 216
  4. ^ Thomas Carlyle, History of Friedrich II. of Prussia: called Frederick the Great, Tập 11, trang 63
  5. ^ Baron Thomas Babington Macaulay Macaulay, Life of Frederick the Great, trang 217
  6. ^ George Peabody Gooch, Frederick the Great, the ruler, the writer, the man, trang 356

Tham khảo sửa

  • 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
  • Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam [1] Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine
  • Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ tiếng Anh.
  • Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo.
  • Lịch sử Giáo hội Công giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II, Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1972.