Giáo hoàng Grêgôriô IV

Grêgôriô IV (Latinh:Gregorius IV) là vị giáo hoàng thứ 101 của Giáo hội Công giáo. Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng vào năm 827 và ở ngôi Giáo hoàng trong 16 năm[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định triều đại của ông kéo dài từ năm 827 cho tới tháng 1 năm 844.Trong triều đại của ông xuất hiện Giáo hoàng giả Joannes, 1-844.

Gregory IV
Tựu nhiệm20 tháng 12 827
Bãi nhiệm11 tháng 1 844
Tiền nhiệmValentine
Kế nhiệmSergius II
Thông tin cá nhân
Tên khai sinh???
Sinh???
Rome
Mất(844-01-11)11 tháng 1, 844
???
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Gregory

Giáo hoàng Gregorius IV sinh tại Rôma. Ông đã tổ chức quân đội hùng hậu dưới sự điều khiển của quận công xứ Tuscany, và 5 lần chiến thắng quân SaracensPhi Châu. Tuy vậy, khi đổ bộ đất Ý, quân Saracens đã tàn phá Civitavecchia, Ostia và đe doạ thành Roma. Quân Saracen trở thành mối đe doạ nguy hiểm sau khi họ chiếm được Ostia. Để bảo vệ thành phố, Đức Giáo hoàng cho xây một pháo đài gần biển và ngài gọi đó là Gregoropolis.

Lu-y qua đời năm 840, trước khi chết, ông trao gươm và triều thiên cho trưởng nam là Lôthariô. Ông này liền đòi các em phải thần phục hoàn toàn. Và Giáo hội ủng hộ ông, nghĩa là ủng hộ nguyên tắc thống nhất. Trong triều ông có nhiều Tổng Giám mục, Đan Viện trưởng, trong số có Rabanô Maurô, ở Fulda. Nhưng lý tưởng Đế quốc Kitô giáo thống nhất bị nhiều phe nhóm ly khai tấn công. Lu-y và Carôlô, hai em của Hoàng Đế Lôthariô, liên kết chống anh, đòi độc lập cho Vương Quốc của họ, vào năm 840. Lôthariô thua, việc này bị coi như Chúa xử. Ngoài chiến trường, trong khi an táng những người tử trận, các Giám mục tuyên bố: chiến tranh chống lại Lôthariô là đúng. Ý tưởng thống nhất xẹp.

Raban Maur (bên phải) trình bày tác phẩm của mình lên Giáo hoàng Gregory IV (giữa).

Về vai trò các Giám mục Franc (các Đức Giáo hoàng còn dè dặt), những đấng ở trong phe chủ trương thống nhất là quyết định. Họ vẫn nuôi lý tưởng một Đế quốc Kitô giáo thống nhất, do giáo quyền thống trị. Khi Đức Giáo hoàng Grêgôriô IV, bị Lôthariô, hoàng tử phản loạn lôi đi theo, trong trận Alsace – Lorraine, chống lại vua cha Lu-y, thì Đức Giáo hoàng tỏ ra do dự vì làm thế ông nghiễm nhiên trở thành kẻ thù của Hoàng Đế.

Nhưng các Giám mục kia đã chứng minh cho ông thấy rằng: chính ông nắm quyền tối thượng, không ai có quyền xét xử ông, nhưng ông xét xử mọi tín hữu, trong đó có Hoàng Đế. Ở Compiègne, khi Hoàng Đế phải nhìn nhận tội lỗi trước ngày thoái vị, thì chính các vị Giám mục Franc này đã làm biên bản về việc đền tội này. Đức Grêgôriô IV nói: "Ta có một sứ mạng về hoà bình và công lý, đó là hồng ân của Đức Kitô và là chính thừa tác vụ của Người". Thẩm phán xét xử tội lỗi, Giáo hội lần đầu đòi quyền xét xử ngay cả các vua chúa.

Khoảng năm 830, ông cung hiến một đại thánh đường dâng kính các thánh: lễ các thánh bắt đầu có từ đấy.

Chú thích

sửa

Tham khảo

sửa
  • 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
  • Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam [1] Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine
  • Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ tiếng Anh.


Người tiền nhiệm
Valentine
Danh sách các giáo hoàng
 
Người kế nhiệm
Sergius II