Giồng Chùa hay núi Chùa,[1] là ngọn núi nhỏ nằm tại ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.[2] Núi cách trung tâm Thành phố khoảng 70km[3] về hướng đông nam. Đây được coi là ngọn núi duy nhất và cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh và là một điểm đến trong hoạt động khai thác du lịch đường thủy của Thành phố đến Bến Khu di tích Giồng Chùa.[4]

Giồng Chùa trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Giồng Chùa
Giồng Chùa
Vị trí núi Giồng Chùa trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh

Tên gọi sửa

Tương truyền trên núi có vết đá lõm sâu là do "dấu chân" của vua chúa nào đấy đã từng qua đây. Do đó tên gọi "núi Chùa" có thể là từ biến âm của từ "núi Chúa".[1]

Tự nhiên sửa

Ngọn núi nhỏ này thật ra chỉ là một giồng đá cao 10 mét[3] nhưng được coi là ngọn núi duy nhất[5][6] và cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh.[7][8] Vị trí giữa rừng ngập mặn Cần Giờ.[3] Xung quanh là rừng[9] đước, mắm, bần,[7]...và các cánh đồng ruộng muối.[1] Núi là một khối đá andezit, một loại macma nguồn gốc núi lửa.[7] Diện tích khoảng 3 ha.[5] Gần núi có miếu Ngũ hành.[1]

Ngọn núi nằm tại ấp Thiềng Liềng là một ấp đảo, bao quanh là sông nước và rừng ngập mặn, người dân địa phương với 211 hộ, khoảng 1.000 người[7] sống bằng nghề làm muối, có 400 ha muối, sản xuất hằng năm 20.000 tấn muối.[3] Một số ít cư dân nuôi hàu.[2]

Phát triển kinh tế sửa

Hiện tại chính quyền đang có chủ trương 10 dự án đầu tư vào xã Thạnh An với số vốn 381 tỷ đồng. Trong đó đầu tư xây dựng đường giao thông, bến tàu vào khu vực núi Giồng Chùa.[10][11] Bến tàu khu di tích Giồng Chùa được hoàn thành xây dựng vào đầu năm 2017, là một trong 11 bến tàu du lịch đường thủy được chính quyền thành phố cho xây dựng từ năm 2013 với tổng kinh phí 20 tỷ VND.[12] Hiện bến tàu đã được chuyển quyền quản lý từ Cảng vụ Đường thủy nội địa sang Trung tâm Quản lý đường thủy.[13][14][15]

Ngày 23 tháng 12 năm 2018, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học "40 năm Cần Giờ, TP.HCM: Thành quả và kinh nghiệm" nhân kỷ niệm 40 năm huyện Duyên Hải (nay là Cần Giờ) sáp nhập về thành phố. Theo định hướng từ trước đó trong việc phát triển huyện Cần Giờ, chính quyền xác định Cần Giờ cần tập trung đầu tư phát triển hoàn chỉnh và tổ chức khai thác có hiệu quả không gian du lịch, trên cơ sở từng bước khép kín và kết nối với các không gian du lịch khác trong khu vực bằng các tuyến giao thông vận tải. Trong đó có Khu núi đá Giồng Chùa.[16]

Theo quy hoạch phát triển du lịch Cần Giờ của chính quyền Tp.HCM đến năm 2020, núi Giồng Chùa được quy hoạch trong Khu du lịch sinh thái biển, là một trong ba phân khu chức năng du lịch của huyện.[a]

Cao Văn Tùng, Giám đốc Trung tâm du lịch nội địa BenThanh Tourist nhận định đây là ngọn núi duy nhất giữa rừng ngập mặn, có thể triển khai thành sản phẩm du lịch đặc thù cho khách viếng thăm. Tuy nhiên chỉ thuận lợi vào mùa khô. Làng muối Thiềng Liềng của địa phương được bà Tạ Thị Tú Yên, Phó Giám đốc Ban sản phẩm dịch vụ Công ty Vietravel, chỉ ra những sản phẩm du lịch trải nghiệm đang hấp dẫn khách như: làm diêm dân, ngâm chân thảo dược trị liệu từ muối, quà tặng từ muối,...[9]

Ngày 12 tháng 10 năm 2021, Công ty Du lịch VietMark ở TP Hồ Chí Minh là đơn vị "mở màn" tour cho 20 khách ở thành phố khám phá đảo Thiềng Liềng, trong đó có viếng thăm núi Giồng Chùa. Đỗ Tuấn Anh, Giám đốc VietMark cho biết: "Nói đến xã đảo Thạnh An thì nhiều người biết, nhưng đảo Thiềng Liềng thì ít người biết. Đây là một ấp thuộc xã đảo Thạnh An nhưng tôi gọi là đảo bởi nó nằm độc lập như một đảo, bao bọc xung quanh là sông ngòi và những cánh rừng ngập mặn bao la, là khu sinh quyển thế giới Cần Giờ. Nơi đây còn hoang sơ, người dân ở thưa thớt, chủ yếu làm muối và đánh bắt hải sản ở sông, rạch... Muốn đến đảo phải đi tàu, ca nô, ghe. Qua khảo sát, tôi thấy cần mở tour khám phá nơi này giới thiệu đến du khách, nhất là hiện nay chủ trương khai thác du lịch nội thành phố..."[18]

Ghi chú sửa

  1. ^ Theo quy hoạch phát triển du lịch, huyện Cần Giờ sẽ phát triển ba phân khu chức năng chính, gồm: Khu du lịch sinh thái biển tập trung tại các điểm ven biển Cần Thạnh - Long Hòa, xã đảo Thạnh An, núi Giồng Chùa; khu du lịch sinh thái rừng (diện tích 42 nghìn ha) thuộc các xã Long Hòa, An Thới Đông và Lý Nhơn; khu du lịch sinh thái nông nghiệp thuộc các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn.[17]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Phúc Tiến (ngày 10 tháng 3 năm 2022). “Đi chơi Sài Gòn thu nhỏ xuyên thế kỷ”. nguoidothi.net.vn. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ a b Nguyễn Văn Mỹ (ngày 14 tháng 3 năm 2020). “Thiềng Liềng đẹp hút hồn, nhưng sao du lịch chưa phát triển?”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ a b c d Huỳnh Nhi (ngày 19 tháng 10 năm 2021). “Một ngày khám phá ấp làm muối ở ngoại ô TP HCM”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ “Khai thác tiềm năng ven sông để phát triển du lịch Tp. Hồ Chí Minh - Kỳ 2: Du lịch đường thủy Tp. Hồ Chí Minh đang có gì?”. didulich.net. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ a b Thái Phương (ngày 25 tháng 10 năm 2021). “Khơi lại tiềm năng du lịch đường sông TP HCM”. báo Người lao động. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ Thái Phương (ngày 25 tháng 12 năm 2021). “TP HCM tung loạt tour mới dịp cuối năm”. báo Người lao động. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ a b c d Nguyễn Văn Mỹ (ngày 18 tháng 4 năm 2020). “Thiềng Liềng ơi dậy đi thôi”. báo Doanh nhân Sài Gòn. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ Hải Lâm (ngày 18 tháng 2 năm 2022). “Đảo xanh yên ả”. báo Nhân Dân. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ a b Thi Hồng (ngày 21 tháng 12 năm 2021). “Sinh khí mới cho du lịch TPHCM”. báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ Ngọc Hậu (ngày 24 tháng 8 năm 2018). “TP.HCM: Đầu tư 381 tỷ đồng phát triển xã đảo Thạnh An”. Thời báo Ngân hàng. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  11. ^ Hoài Phương (ngày 25 tháng 8 năm 2018). “TP.HCM: 10 dự án phát triển tại xã đảo Thạnh An được chấp thuận đầu tư”. reatimes.vn. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ “Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng 11 bến du lịch đường thủy”. vietnamtourism.gov.vn. ngày 14 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.
  13. ^ Xuân Nghi (ngày 23 tháng 6 năm 2021). “TP.HCM đầu tư, phát triển nhiều loại hình buýt thủy nội địa”. vneconomy.vn. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.
  14. ^ Hoàng Quý, Văn Nam (ngày 20 tháng 5 năm 2020). “TP HCM điều chuyển 11 bến thủy nội địa phục vụ du lịch”. báo Pháp luật. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.
  15. ^ “TP.HCM đưa vào khai thác 11 bến du lịch đường thủy”. Tạp chí Giao thông. ngày 14 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.
  16. ^ Trung Oanh, Anh Tuấn (ngày 23 tháng 12 năm 2018). “Huyện Cần Giờ - "Người cận vệ môi trường của TP.HCM". báo Công an. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.
  17. ^ Nhất Sơn (ngày 4 tháng 6 năm 2018). “Cần Giờ khai thác tiềm năng, phát triển du lịch”. báo Nhân Dân. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.
  18. ^ Nguyễn Cảnh (ngày 15 tháng 10 năm 2021). “Du lịch TP Hồ Chí Minh tìm hướng đi mới”. báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.

Liên kết ngoài sửa

Xem thêm sửa