Godfrey xứ Bouillon (tiếng Pháp: Godefroy; tiếng Hà Lan: Godfried, tiếng Đức: Gottfried, tiếng Latinh: Godefridus Bullionensis; 1060 – 18 tháng 7 năm 1100) là một nhà cai trị và quý tộc người Pháp, [1][2] ông là lãnh đạo lỗi lạc của cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất và người cai trị đầu tiên của Vương quốc Jerusalem từ năm 1099 đến năm 1100, tuy Godfrey không xưng vua mà chỉ dùng tước hiệu Thân vương (princeps) và Advocatus Sancti Sepulchri, có nghĩa là Người bênh vực hoặc Người bảo vệ Nhà thờ Mộ Thánh.[3][4] Ông là con trai thứ hai của Eustace II, Bá tước xứ Boulogne, Godfrey trở thành Lãnh chúa xứ Bouillon vào năm 1076 và vào năm 1087, Hoàng đế Henry IV của Thánh chế La Mã đã xác nhận ông là Công tước xứ Hạ Lorraine, một phần thưởng cho sự hỗ trợ của ông trong Cuộc nổi dậy Đại Sachsen.

Godfrey xứ Bouillon
Godfrey xứ Bouillon, từ Roman de Godefroy de Bouillon của Maître du Roman de Fauvel, k. 1330
Nhà cai trị Jerusalem
Tại vị22 tháng 7 năm 1099 – 18 tháng 7 năm 1100
Kế nhiệmBaldwin I
Danh sách nhà cai trị xứ Lorraine
Tại vị1089–1096
Tiền nhiệmConrad
Kế nhiệmHenry I
Thông tin chung
Sinhk. 1060
Boulogne, Bá quốc Flanders
Mất18 tháng 07 1100 (39–40 tuổi)
Jerusalem, Vương quốc Jerusalem
An tángNhà thờ Mộ Thánh
Nhà Flanders
Thân phụEustace II xứ Boulogne
Thân mẫuIda xứ Lorraine
Tôn giáoGiáo hội Công giáo

Cùng với những người anh em của mình là Eustace IIIBaldwin xứ Boulogne, Godfrey tham gia cuộc Thập tự chinh đầu tiên vào năm 1096. Ông đã tham gia các hoạt động tại Nicaea, DorylaeumAntioch, trước khi đóng vai trò quan trọng trong việc chiếm giữ Jerusalem vào năm 1099. Khi Raymond IV xứ Toulouse từ chối Lời đề nghị trở thành người cai trị vương quốc Jerusalem mới thành lập, Godfrey đã chấp nhận vai trò này và bảo vệ vương quốc của mình bằng cách đánh bại Lực lượng Fatimid tại Trận Ascalon một tháng sau đó, kết thúc cuộc Thập tự chinh đầu tiên. Ông qua đời vào tháng 7 năm 1100 và người em trai Baldwin đã kế vị ông trở thành Vua Jerusalem.

Chú thích sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Riley-Smith 1998, tr. 21.
  2. ^ Riley-Smith 1998, tr. 93–97.
  3. ^ Murray 2000, tr. 70–77.
  4. ^ Rubenstein 2008, tr. 61–62.

Nguồn sửa

Đọc thêm sửa

Nguồn chính sửa

  • Albert of Aachen (fl. 1100), Historia Ierosolimitana, History of the Journey to Jerusalem, ed. and tr. Susan B. Edgington. Oxford: Oxford Medieval Texts, 2007. The principal source for Godfrey's march to Jerusalem.
  • Gesta Francorum, ed. and tr. Rosalind Hill, Gesta Francorum et aliorum Hierosolimitanorum. Oxford, 1967.
  • Ralph of Caen, Gesta Tancredi, ed. Bernard S. Bachrach and David S. Bachrach, The Gesta Tancredi of Ralph of Caen: A History of the Normans on the First Crusade. Ashgate Publishing, 2005.
  • Fulcher of Chartres, Chronicle, ed. Harold S. Fink and tr. Francis Rita Ryan, Fulcher of Chartres, A History of the Expedition to Jerusalem, 1095–1127. Knoxville: Univ. of Tennessy Press, 1969.
  • Raymond of Aguilers, Historia Francorum qui ceperunt Iherusalem, tr. John Hugh Hill and Laurita L. Hill. Philadelphia: American Philosophical Society, 1968.
  • Ekkehard of Aura (d. 1126), tr. W. Pflüger, Die Chronik des Ekkehard von Aura. Leipzig, 1893.
  • William of Tyre (d. 1186), Historia, ed. R. B. C. Huygens, Willemi Tyrensis Archiepiscopi Chronicon. Corpus Christianorum Continuatio Medievalis 38. Turnholt: Brepols, 1986; tr. E. A. Babcock and A. C. Krey, William of Tyre, A History of Deeds Done Beyond the Sea. Columbia University Press, 1943.
  • Comnena, Anna (1928). Alexiad. Medieval Sourcebook. Elizabeth S. Dawes biên dịch. Fordham University. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài sửa