Hành vi rập khuôn ở động vật

Hành vi rập khuôn (Stereotypy) ở động vật là một thuật ngữ cho một nhóm các hành vi có cùng kiểu hình lặp đi lặp lại, giống hệt nhau về mặt hình thái và không có mục tiêu hoặc chức năng rõ ràng, sự khuôn sáo hay khuôn rập, rập khuôn đề cập đến cái được lặp đi, lặp lại nhiều lần khiến trở nên máy móc, nhàm chán, vô vị. Đây là một trong những chủ đề của việc nghiên cứu hành vi động vật nhưng vẫn còn sự mơ hồ trong những tài liệu khoa học. Những hành vi này có thể là không tốt, thậm chí liên quan đến việc tự gây thương tích hoặc giảm sức sinh sản, và trong động vật thí nghiệm có thể gây nhiễu loạn nghiên cứu hành vi. Đây là hành vi lặp lại bất thường. Chúng thường được thực hiện bởi một cá thể bị căng thẳng (stress), chán nản, hoặc cảm thấy thiếu sự tự kiểm soát hoặc thiếu sự lựa chọn. Đây là một dấu hiệu cho thấy một cái gì đó trong môi trường sống hoặc thói quen của chúng cần phải được thay đổi.

Những hành vi này được định nghĩa là bất thường ở động vật khi chúng chỉ thể hiện ở những động vật phải chịu môi trường nuôi nhốt khô khan, nhàm chán, hoặc bị giam cầm và cho ăn theo lịch trình hoặc những hạn chế, thiếu thốn về sự tương tác xã hội và các trường hợp chán nản khác, nhưng hành vi này lại không phát sinh ở động vật bình thường trong môi trường tự nhiên của chúng, ví dụ những con voi bị giam cầm lâu ngày thường có hành vi đung đưa chiếc vòi một cách vô thức và không rõ lý do gì hoặc hành vi thò mũi đánh hơi khịt khịt của những con chuột bị nhốt lâu ngày để thí nghiệm có thể trở thành một thói quen.

Các hành vi khuôn sáo máy móc được cho là nguyên nhân cuối cùng do môi trường nhân tạo không cho phép động vật thỏa mãn nhu cầu hành vi bình thường của chúng. Thay vì đề cập đến hành vi là bất thường, có ý kiến cho rằng nó được mô tả là biểu hiện hành vi tất nhiên của một môi trường bất bình thường. Hành vi khuôn sáo cũng có thể đề cập đến các hành vi bình thường cho thấy mức độ biến đổi thấp về các hình thái hành vi xảy ra. Ví dụ, chu kỳ nhai lại của động vật có vú, chúng chỉ nhai đi nhai lại cả ngày hoặc cá bắt con mồi bằng cách hút thức ăn. Mức độ rập khuôn có thể khác nhau rõ rệt giữa các loài liên quan chặt chẽ tham gia vào cùng một hành vi.

Tham khảo sửa

  • Mason, G. (1993). "Age and context affect the stereotypies of caged mink" (PDF). Behaviour. 127 (2): 191–229. doi:10.1163/156853993x00029. hdl:10214/4679.
  • Hansen, S. Jeppesen, L. (2006). "Temperament, stereotypies and anticipatory behaviour as measures of welfare in mink". Applied Animal Science Behaviour. 99 (1): 172–182. doi:10.1016/j.applanim.2005.10.005.
  • Jeppesen, L. Heller, K. Bidsoe, M. (2004). "Stereotypies in female farm mink may be genetically transmitted with higher fertility due to effects on body weight". Applied Animal Behaviour. 86 (1): 137–143. doi:10.1016/j.applanim.2003.11.011.
  • Garner JP, Mason GJ. Evidence for a relationship between cage stereotypies and behavioural disinhibition in laboratory rodents. Behav Brain Res. 2002;136(1):83–92. doi:10.1016/S0166-4328(02)00111-0. PMID 12385793.
  • Davis E, Down N, Garner J et al. Stereotypical behavior: a LAREF discussion [PDF]. Lab Primate Newsl. 2004 [Retrieved 2009-12-21];34(4):3–4.
  • Würbel, Hanno; Stauffacher, Markus; von Holst, Dietrich (1996-01-12). "Stereotypies in Laboratory Mice — Quantitative and Qualitative Description of the Ontogeny of 'Wire-gnawing' and 'Jumping' in Zur:ICR and Zur:ICR nu". Ethology. 102 (3): 371–385. doi:10.1111/j.1439-0310.1996.tb01133.x. ISSN 1439-0310.
  • Luria, A. R. (March 1965). "Two Kinds of Motor Perseveration in Massive Injury of the Frontal Lobes". Brain. 88 (1): 1–10. doi:10.1093/brain/88.1.1. ISSN 0006-8950. PMID 14280275.
  • Protopopova, Alexandra; Hall, Nathaniel J.; Wynne, Clive D.L. (2014). "Association between increased behavioral persistence and stereotypy in the pet dog". Behavioural Processes. 106: 77–81. doi:10.1016/j.beproc.2014.04.009. hdl:2286/R.I.27039. PMID 24814910.
  • Keebaugh, A; Mitchell, H; Gaval-Cruz, M; Freeman, K; Edwards, G; Weinshenker, D; Thomas, J (2011). "PRTFDC1 Is a Genetic Modifier of HPRT-Deficiency in the Mouse". PLOS ONE. 6 (7): e22381. doi:10.1371/journal.pone.0022381. PMC 3144895. PMID 21818316.
  • Swaisgood RR, Sheperhdson DJ. Scientific approaches to enrichment and stereotypies in zoo animals: what's been done and where should we go next?. Zoo Biol. 2005;24(6):499–518. doi:10.1002/zoo.20066.
  • Lawrence AB, Terlouw EM. A review of behavioral factors involved in the development and continued performance of stereotypic behaviors in pigs. J Anim Sci. 1993;71(10):2815–25. doi:10.2527/1993.71102815x. PMID 8226385.
  • Kalueff AV, Wheaton M, Murphy DL. What's wrong with my mouse model? Advances and strategies in animal modeling of anxiety and depression. Behav Brain Res. 2007;179(1):1–18. doi:10.1016/j.bbr.2007.01.023. PMID 17306892.
  • Bashaw, Meredith J; Tarou, Loraine R; Maki, Todd S; Maple, Terry L (2001). "A survey assessment of variables related to stereotypy in captive giraffe and okapi". Applied Animal Behaviour Science. 73 (3): 235–247. doi:10.1016/s0168-1591(01)00137-x. PMID 11376840.
  • Fernandez, L.T., Bashaw, M.J., Sartor, R.L., Bouwens, N.R. and Maki, T.S. (2008). "Tongue twisters: feeding enrichment to reduce oral stereotypy in giraffe". Zoo Biology. 27 (3): 200–212. doi:10.1002/zoo.20180. PMID 19360618.
  • Christie, Julie Christie (2008). "Horse Behavior and Stable Vices" (PDF). University of Minnesota Extension. Archived from the original (PDF) on 2011-11-02.
  • Vickery, Sophie S.; Mason, Georgia J. (January 2003). "Behavioral persistence in captive bears: implications for reintroduction". Ursus. 14: 35–43.
  • Mason, G.J. (1991). "Stereotypies and suffering". Behavioural Processes. 25 (2–3): 103–115. doi:10.1016/0376-6357(91)90013-p. hdl:10214/4670. PMID 24923970.
  • Garner, Joseph P; Mason, Georgia J (October 2002). "Evidence for a relationship between cage stereotypies and behavioural disinhibition in laboratory rodents". Behavioural Brain Research. 136 (1): 83–92. doi:10.1016/s0166-4328(02)00111-0. hdl:10214/4711. PMID 12385793.
  • Garner, Joseph P.; Mason, Georgia J.; Smith, Rebecca (2003). "Stereotypic route-tracing in experimentally caged songbirds correlates with general behavioural disinhibition". Animal Behaviour. 66 (4): 711–727. doi:10.1006/anbe.2002.2254. hdl:10214/4714.
  • Powell, Susan B; Newman, Howard A; Pendergast, Jane F; Lewis, Mark H (1999). "A Rodent Model of Spontaneous Stereotypy". Physiology & Behavior. 66 (2): 355–363. doi:10.1016/s0031-9384(98)00303-5. PMID 10336165.