Họ Lộc vừng[1] (danh pháp khoa học: Lecythidaceae) là một họ của khoảng 25 chi và 310[2]-322 loài thực vật thân gỗ, chủ yếu là bản địa của vùng nhiệt đới Nam MỹMadagascar.

Họ Lộc vừng
Hoa bàng vuông (Barringtonia asiatica) tại Tongatapu
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Ericales
Họ (familia)Lecythidaceae
A.Rich., 1825
Chi điển hình
Lecythis
Loefl., 1758
Các chi
Xem văn bản.

Hệ thống học

sửa

Theo nghiên cứu phân tích phân tử gần đây về họ Lecythidaceae của Scott A. Mori và ctv[3] thì họ này chứa 3 phân họ:

  • Foetidioideae (đồng nghĩa: Foetidiaceae). Phân bố tại Đông Phi, Madagascar, Mauritius. Chỉ bao gồm chi Foetidia với khoảng 17 loài[2].
  • Planchonioideae (bao gồm cả họ Barringtoniaceae trước đây). Chỉ hạn chế trong khu vực nhiệt đới Cựu thế giới với 6 chi và 58 loài[2]. Chi đa dạng nhất là Barringtonia (40 loài).
  • Lecythidoideae (bao gồm cả họ Lecythidaceae cũ, đồng nghĩa Gustaviaceae Burnett). Hạn chế trong khu vực nhiệt đới Tân thế giới với 10 chi và 215 loài[2]. Các chi đa dạng nhất là: Eschweilera (khoảng 100 loài), Gustavia (40 loài)

Trong nghiên cứu của Mori và ctv. năm 2007, họ coi 2 họ NapoleonaeaceaeScytopetalaceae là các họ hàng gần gũi nhất của họ Lecythidaceae. Như thế họ Lecythidaceae chỉ chứa 17 chi và 290 loài. Tuy nhiên trên website của APG, truy cập ngày 14-5-2009 thì chúng vẫn được coi tương ứng là 2 phân họ trong họ Lecythidaceae. Cụ thể như sau:

Thông tin chi tiết hơn về họ Lecythidaceae, đặc biệt là các đơn vị phân loại thuộc Tân thế giới, có thể tìm thấy tại trang về Lecythidaceae.

Các thành viên có tầm quan trọng lớn nhất trong họ này khi tính theo quy mô trong thương mại thế giới là dẻ Brasil (Bertholletia excelsa), có giá trị vì quả ăn được; dẻ thiên đường (Lecythis spp.) cũng cho quả ăn được.

Danh sách các chi

sửa

Theo GRIN thì các chi Brazzeia, Oubanguia, Pierrina, Rhaptopetalum tạo thành phân họ Rhaptopetaloideae[5].

Hình ảnh

sửa

Lộc vừng hoa đỏ (Barringtonia acutangula) bên hồ Gươm:

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tên gọi này lấy theo chi Barringtonia, cụ thể là theo các loài Barringtonia acutangula, Barringtonia racemosa, do các loài thuộc chi điển hình Lecythis không có tại Việt Nam.
  2. ^ a b c d e f Lecythidaceae trên website của APG. Tra cứu 14-5-2009.
  3. ^ Scott A. Mori, Chi-Hua Tsou, Chi-Chih Wu, Bodil Cronholm, Arne A. Anderberg. 2007. Evolution of Lecythidaceae with an emphasis on the circumscription of Neotropical genera: information from combined ndhF and trnL-F sequence data. American Journal of Botany. 94(3): 289-301, tóm tắt[liên kết hỏng], toàn văn pdf[liên kết hỏng]
  4. ^ a b c d e f g h i j Takhtadjan, A. (1997). Diversity and classification of flowering plants. ISBN 0-231-10098-1.
  5. ^ “GRIN Genera of Scytopetalaceae”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2009.

Liên kết ngoài

sửa