Họ Rẻ quạt (danh pháp khoa học: Rhipiduridae) là một họ chim trong bộ Passeriformes,[1] theo truyền thống chỉ bao gồm 1 chi là Rhipidura.

Họ Rẻ quạt
Rẻ quạt xám (Rhipidura albiscapa)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Phân bộ (subordo)Passeri
Phân thứ bộ (infraordo)Corvida
Liên họ (superfamilia)Corvoidea
Họ (familia)Rhipiduridae
Sundevall, 1872
Các chi và loài
48-50 loài trong (1-8)/ 3 chi. Xem bài.

Chim đuôi lụa (Lamprolia victoriae) được Irestedt et al. phát hiện là không thuộc họ Monarchidae mà có quan hệ họ hàng gần với các loài rẻ quạt trong họ Rhipiduridae[2].

Loài 'chèo bẻo lùn' (Chaetorhynchus papuensis) kỳ dị ở New Guinea là họ hàng gần nhất của đuôi lụa ở Fiji và chúng có quan hệ họ hàng gần với Rhipiduridae. Do đó, từ 2009 trở lại gần đây người ta thường coi chúng tạo thành một phân họ trong họ Rhipiduridae[2][3][4][5][6].

Tuy nhiên, Jønsson et al. (2016) ước tính tổ tiên chung của hai loài này đã xuất hiện cách ngày nay khoảng 22 triệu năm[7], làm cho việc xếp chúng thành một họ riêng biệt là có cơ sở. Họ này nếu được chấp nhận sẽ có tên gọi là Lamproliidae Wolters, 1977. Ngược lại, tổ tiên chung gần nhất của các loài rẻ quạt thật sự dường như chỉ xuất hiện cách ngày nay chừng 15 triệu năm.[7]

Phân loại học sửa

Rẻ quạt bụng vàng, danh pháp trước đây là Rhipidura hypoxantha, đã được chuyển đi do nó không phải là rẻ quạt thật sự[5][8]. Hiện tại nó được gán danh pháp khoa học Chelidorhynx hypoxanthus và là một loài thuộc họ Stenostiridae.

Phân bố tổng thể các loài rẻ quạt trong bài này dựa theo phân tích Bayes trong Nyári et al. (2009)[5]. Dựa theo Nyári et al. (2009) và Jønsson et al. (2016)[7] thì việc phân chia chi Rhipidura thành 8 chi/8 nhánh dường như là hợp lý. Tuy nhiên, hiện tại dường như là không có các tên gọi sẵn có cho các nhánh tách ra này, vì thế chỉ có thể sử dụng các tên gọi tạm thời.

Nhóm đầu tiên là loài duy nhất từ Tiểu Sunda, rẻ quạt chỏm nâu, tạm gọi là "Leucocirca1". Tiếp theo là 3 loài rẻ quạt bụi rậm ở New Guinea, cũng không có tên gọi chung cho nhánh này và vì thế tạm gọi là "Leucocirca2". Leucocirca (Swainson 1838, điển hình leucophrys) thật sự có phân bố trong khu vực từ Ấn Độ tới Australia. Rẻ quạt đen ở New Guinea có tên chi tạm thời là "Rhipidura". Tiếp theo là Neomyias (Sharpe 1879, điển hình euryurus). Chi này phân bố từ Malaysia tới Australia. Sau đó là chi Cyanonympha (Oberholser 1911, điển hình superciliaris) ở Philippines. Cuối cùng là Rhipidura thật sự (Vigors & Horsfield 1827, điển hình fulignosa), bao gồm rẻ quạt xám và sọc. Chúng có phạm vi phân bố từ Australo-Papua qua Melanesia tới New Guinea. Chi Howeavis (Mathews 1912, điển hình rufifrons) là chi cuối cùng và áp dụng cho rẻ quạt hung, có phạm vi phân bố từ Sulawesi ra các đảo trên Thái Bình Dương.

Bốn loài được thêm vào Rhipiduridae dựa theo Sánchez-González và Moyle (2011)[9] và bao gồm:

Nếu công nhận 4 loài này nhưng tách riêng Lamproliidae thì họ này có tổng cộng 49 loài đã biết. Cụ thể xem bài Rhipidura.

Chú thích sửa

  1. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ a b Irested, Martin; Fuchs, J.; Jønsson, K. A.; Ohlson, J. I.; Pasquet, E.; Ericson, Per G.P. (2008). “The systematic affinity of the enigmatic Lamprolia victoriae (Aves: Passeriformes)—An example of avian dispersal between New Guinea and Fiji over Miocene intermittent land bridges?” (PDF). Mol. Phylogenet. Evol. 48 (3): 1218–1222. doi:10.1016/j.ympev.2008.05.038. PMID 18620871.
  3. ^ Jønsson K. A., P. -H. Fabrea, R. E. Ricklefs & J. Fjeldså (2011), Major global radiation of corvoid birds originated in the proto-Papuan archipelago, Proc. Natl. Acad. Sci. 108(6): 2328-2333, doi:10.1073/pnas.1018956108.
  4. ^ Norman J. A., P. G. P. Ericson, K. A. Jønsson, J. Fjeldså & L. Christidis (2009), A multi-gene phylogeny reveals novel relationships for aberrant genera of Australo-Papuan core Corvoidea and polyphyly of the Pachycephalidae and Psophodidae (Aves: Passeriformes), Mol. Phylogenet. Evol. 52(2): 488-497, doi:10.1016/j.ympev.2009.03.019.
  5. ^ a b c Nyári A.S., B.W. Benz, K.A. Jønsson, J. Fjeldså, & R.G. Moyle (2009), Phylogenetic relationships of fantails (Aves: Rhipiduridae), Zool. Scripta 38: 553-561, doi:10.1111/j.1463-6409.2009.00397.x.
  6. ^ Schodde R. & L. Christidis (2014), Relicts from Tertiary Australasia: undescribed families and subfamilies of songbirds (Passeriformes) and their zoogeographic signal. Zootaxa 3786, 501-522, doi:10.11646/zootaxa.3786.5.1.
  7. ^ a b c Jønsson K. A., P. -H. Fabre, J. D. Kennedy, B. G. Holt, M. K. Borregaard, C. Rahbek & J. Fjeldså (2016), A supermatrix phylogeny of corvoid passerine birds (Aves: Corvides), Mol. Phylogenet. Evol. 94: 87-94, doi:10.1016/j.ympev.2015.08.020.
  8. ^ Fuchs, J. R. M.; Pasquet, E.; Couloux, A.; Fjeldså, J.; Bowie, R. C. K. (2009). “A new Indo-Malayan member of the Stenostiridae (Aves: Passeriformes) revealed by multilocus sequence data: Biogeographical implications for a morphologically diverse clade of flycatchers”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 53 (2): 384. doi:10.1016/j.ympev.2009.06.015. PMID 19576994.
  9. ^ Sánchez-González L. A. & R. G. Moyle (2011), Molecular systematics and species limits in the Philippine fantails (Aves: Rhipidura), Mol. Phylogenet. Evol. 61(2): 290-299, doi:10.1016/j.ympev.2011.06.013.

Tham khảo sửa