Highway Star (bài hát)

bài hát của Deep Purple (1972)

"Highway Star" là một bài hát của ban nhạc rock người Anh Deep Purple. Đây là bài mở đầu trong album phòng thu thứ 6 của ban nhạc mang tên Machine Head (1972) và là ca khúc có tiết tấu nhanh nhất trong album. Bài hát đặc trưng bởi những khúc solo guitar và organ dài, lấy cảm hứng từ nhạc cổ điển.[4]

"Highway Star"
Bìa đĩa đơn năm 1972 ở Nhật Bản
Đĩa đơn của Deep Purple từ album Machine Head
Phát hànhTháng 3 năm 1972
Thu âm6–21 tháng 12 năm 1971
Montreux, Thụy Sĩ
Thể loại
Thời lượng6:09
6:39 (bản Remixes 1997)
Hãng đĩaEMI (L.H. Anh)
Warner Bros. (Hoa Kỳ)
Sáng tác
Sản xuấtDeep Purple
Video âm nhạc

"Highway Star" trên YouTube

Hoàn cảnh ra đời sửa

Ca khúc này ra đời trên một chuyến lưu diễn bằng xe buýt đến Portsmouth vào năm 1971 khi một phóng viên hỏi ban nhạc xem họ đã sáng tác những bài hát như thế nào. Để chứng minh, nghệ sĩ guitar Ritchie Blackmore lấy một cây đàn guitar acoustic và bắt đầu chơi một đoạn riff gồm một hợp âm "G" duy nhất lặp đi lặp lại nhiều lần, trong khi giọng ca chính Ian Gillan ngẫu hứng viết lời. Ca khúc được chỉnh sửa và trình bày ngay trong đêm đó.[5] Bài hát xuất hiện lần đầu trên đĩa LP Machine Head năm 1972. Cho đến nay đây vẫn là một trong những bài hát trứ danh của ban nhạc trong các buổi hòa nhạc trực tiếp, đồng thời là tiết mục mở màn ngay cả trước khi ca khúc được phát hành trong bất kỳ album nào.

Record World bình luận về bản phát hành đĩa đơn tại Mỹ rằng: "Tác phẩm ăn khách này có màu sắc của Led Zeppelin, do đó có thể đưa nhóm trở lại vị trí dẫn đầu của nhạc pop."[6]

Phiên bản trình bày trực tiếp đầu tiên được phát hành, thu hình trực tiếp cho chương trình truyền hình Đức Beat-Club vào tháng 9 năm 1971, có trong đĩa DVD History, Hits & Highlights '68–'76. Đây là bài mở đầu trong các album trực tiếp Nobody's Perfect (1988), Come Hell or High Water (1994) và From the Setting Sun… (In Wacken) (2015).[7] Phiên bản trình bày trực tiếp nổi tiếng nhất có trong album trực tiếp Made in Japan vào năm 1972. Tạp chí The Guardian nhận định: "Lối chơi của Blackmore giống như thế lực tự nhiên trong bản Made in Japan; những hợp âm cực kỳ xuất sắc ấy trong đoạn mở đầu và màn solo tuyệt vời đó có những đoạn chạy nốt giảm dần đặc sắc theo lối tân cổ điển, kết hợp tinh thần của BachJimi Hendrix."[8]

Cấu trúc sửa

Cấu trúc của bài hát gồm phần mở đầu bằng bass/guitar dài 35 giây, trước khi ban nhạc trình bày đoạn riff mở đầu đặc sắc, ngay sau đó dẫn đến phần giọng hát đầu tiên (0:55). Hai phiên khúc đầu tiên được hát, rồi Jon Lord bắt đầu độc tấu bằng đàn organ (2:14). Phần này chủ yếu gồm các nốt nhanh, các nốt hợp âm rải với cảm giác chịu ảnh hưởng của thời kỳ cuối Baroque/đầu cổ điển và sử dụng âm giai thứ hòa thanh. Phần solo bằng organ kéo dài khoảng một phút, rồi Ian Gillan hát phiên khúc thứ ba của ca khúc (3:24). Khi kết thúc phiên khúc thứ ba, phần độc tấu bằng guitar bắt đầu (4:04) và chỉ kéo dài chưa đầy một phút 20 giây. Blackmore muốn có một thứ âm thanh thật giống Bach và trình bày từng nốt nhạc solo trên chuỗi hợp âm Dm (Rê thứ), Gm (Sol thứ), C (Đô), A (La) tự vay mượn từ Bach.[9] Kế đến phiên khúc thứ tư và cuối cùng (trong bản thu âm gốc chỉ đơn giản là lặp lại của phiên khúc đầu tiên) được hát, kết thúc vào khoảng 6:10. Tùy thuộc vào phiên bản, có thể có phần lặng dài 15 giây trước khi kết thúc bài hát. Khi bài hát được trình bày trực tiếp, Gillan nổi danh là người ứng biến lời ca khúc, như trong MV chính thức của bài hát.[10]

Khúc solo guitar được tôn vinh khi độc giả của tạp chí Guitar World bình chọn nó ở vị trí thứ 15 trong danh sách "100 khúc guitar solo hay nhất" của họ.[11]

Nhân sự sửa

Deep Purple sửa

Sản xuất sửa

Các bản hát lại sửa

Bài hát được tái trình bày bởi dự án phụ X-Cops của Gwar[12] trong album You Have the Right to Remain Silent... năm 1995 của nhóm, với ca từ được điều chỉnh để phản ánh đề tài sự tàn bạo của cảnh sát.

Năm 2012, một album tri ân bao gồm các bài hát cover album Machine Head của Deep Purple đã được phát hành, có nhan đề Re-Machined: A Tribute to Deep Purple's Machine Head. Trong album này, một bản thu âm trực tiếp của "Highway Star" được siêu ban nhạc rock Chickenfoot giới thiệu, cũng như một phiên bản do Glenn Hughes, Steve VaiChad Smith thu âm.[13]

Năm 2018, một bản cover của Cory Todd được sử dụng trong bộ phim truyền hình khoa học viễn tưởng The Expanse, ở tập mùa 3 "Delta-V".[14] Lời của bài hát được viết lại bằng sự kết hợp giữa tiếng Anh và Belter Creole, một thứ ngôn ngữ được xây dựng cho bộ phim truyền hình của Nick Farmer, cụ thể là được dùng trong chương trình của Belters, cư dân của vành đai tiểu hành tinhcác hành tinh bên ngoài.[15] Lời bài hát đã được điều chỉnh bổ sung để phù hợp với bối cảnh trong vũ trụ, với những liên hệ đến chiếc ô tô trong ca khúc bị thay thế bằng con tàu vũ trụ.[16] Kế đến bản đầy đủ của bài hát được đưa vào phiên bản The Collector's Edition nằm trong soundtrack của bộ phim, được thực hiện vào ngày 13 tháng 12 năm 2019.[14]

Những ban nhạc khác từng thu âm bài hát gồm có Dream Theater, Point Blank, Stryper, Metal Church, Buckcherry, Type O NegativeFaith No More.[17]

Chú thích sửa

  1. ^ Vinny Cecolini (ngày 20 tháng 6 năm 2015). Shootin' the Sh*t — Volume One: Conversations with Rock Anti- Heroes, Icons & Metal Gods. BearManor E. tr. 58. GGKEY:WN9DDZBW0R5.
  2. ^ Martin Popoff (2003). The Top 500 Heavy Metal Songs of All Time. ECW Press. tr. 16. ISBN 978-1-55022-530-3.
  3. ^ Jeremy Wallach; Harris M. Berger; Paul D. Greene (ngày 27 tháng 12 năm 2011). Metal Rules the Globe: Heavy Metal Music Around the World. Duke University Press. tr. 47. ISBN 978-0-8223-4733-0.
  4. ^ “:::: Roger Glover – the official website”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2007.
  5. ^ “Roger Glover Interview”. www.stevemorse.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2005.
  6. ^ “Single Picks” (PDF). Record World: 10. ngày 23 tháng 9 năm 1972. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ “From the Setting Sun... (In Wacken) by Deep Purple on Apple Music”. iTunes. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2015.
  8. ^ Tim Hall (ngày 23 tháng 7 năm 2015). “Ritchie Blackmore – 10 of the best”. The Guardian. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2015.
  9. ^ April 2015, Guitar World Staff 13. “100 Greatest Guitar Solos: No. 15 "Highway Star" (Ritchie Blackmore)”. guitarworld (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ deeppurpleos (ngày 10 tháng 5 năm 2010), Deep Purple - Highway Star-German TV, Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2023, truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2023 Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  11. ^ “100 Greatest Guitar Solos: No. 15 "Highway Star" (Ritchie Blackmore)”. guitarworld.com. ngày 13 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2017.
  12. ^ Helber, Bob; Tartan, Frances; O'Hara, Gail (ngày 15 tháng 9 năm 1987). “Death Piggy Spews and GWAR Too”. Commonwealth Times. Richmond Va. tr. 1, 12–13. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  13. ^ “Re-Machined: A Tribute to Deep Purple's Machine Head - Various Artists - Songs, Reviews, Credits”. AllMusic.
  14. ^ a b “The Expanse - The Collector's Edition”. amazon.com.
  15. ^ Dreyfuss, Emily. “That Cool Dialect on The Expanse Mashes Up 6 Languages”. Wired.
  16. ^ Cory Todd (ngày 12 tháng 12 năm 2019). “Highway Star (Belter Version)”. youtube.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  17. ^ Steve Huey. “Who Cares a Lot: Greatest Hits - Faith No More - Songs, Reviews, Credits, Awards”. AllMusic.