Hiragana

thuật ngữ chung cho các kí tự âm tiết được mượn từ kí tự chữ thảo Trung Hoa để viết tiếng Nhật

Hiragana (Kanji: 平仮名, âm Hán Việt: Bình giả danh; ひらがな), còn gọi là chữ mềm, là một dạng văn tự biểu âm truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống chữ viết Nhật Bản cùng với katakana (片仮名/カタカナ) và kanji (漢字 - Hán tự).

Hiragana
平仮名
ひらがな
Thể loại
Thời kỳ
k.800 CN đến nay
Hướng viết
  • Truyền thống: viết dọc, xếp hàng từ phải sang trái (tung thư)
  • Hiện đại: viết ngang, trái sang phải (hoành thư)
Các ngôn ngữTiếng NhậtNhóm ngôn ngữ Lưu Cầu
Hệ chữ viết liên quan
Nguồn gốc
Anh em
Katakana, Hentaigana
ISO 15924
ISO 15924Hira, 410 Sửa đổi tại Wikidata
Unicode
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.

Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật, Hán-Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ... cũng như được dùng để biểu âm cho Kanji.

Tổng quát sửa

Có hai hệ thống sắp xếp thứ tự hiragana chính, xếp thứ tự theo kiểu cũ iroha (いろは), và kiểu xếp thứ tự phổ biến hiện nay theo gojūon, (五十音, Ngũ thập âm[1]), bảng chữ âm tiết tiếng Nhật.

Hiragana trong tiếng Nhật chủ yếu được sử dụng trong những tình huống sau:

  • Tiếp vị ngữ của động từ, hình dung từ, hình dung động từ, như tabemashita (食べました, "đã ăn") hay thường là các bộ phận của trợ từ, trợ động từ như kara (から, "từ" (từ đâu đến đâu)) hay tiếp vị ngữ ~san (さん, "Ông, bà, cô...").
  • Đối với các từ mô tả sự vật đã được người Nhật gọi tên từ lâu, không có chữ Hán tương ứng. Ví dụ: meshi (めし, "thức ăn"), yadoya (やどや, "nhà trọ").
  • Trong những trường hợp nói chung là sử dụng kana chứ không dùng kanji, cũng không dùng katakana.

Trong việc học tiếng Nhật, do tính chất cơ bản về chữ viết và các đọc của hiragana và katakana, nên chữ hiragana còn được dùng để phiên âm chữ kanji cho dễ đọc, gọi là furigana (振り仮名).

Hệ thống chữ viết hiragana sửa

Hiragana gồm một tập cơ bản các chữ cái, gọi là Ngũ thập âm, và sau đó được mở rộng bằng một số cách. Bằng cách thêm dấu dakuten (゛) (濁点, trạc điểm) sẽ biến các phụ âm điếc như [k] hay [t] thành các phụ âm kêu như [g] hay [d]: [k][g], [t][d], [s][z], và [h][b]. Hiragana thuộc hàng ha 「は」 có thể thêm handakuten (゜) (半濁点: bán trạc điểm) sẽ biến [h] thành âm nửa kêu [p]. Một phiên bản nhỏ của các chữ ya, yuyo (ゃ, ゅ và ょ) có thể được thêm vào cuối các chữ thuộc cột i 「い」. Nó sẽ biến các nguyên âm [i] âm vòm hóa, gọi là các âm đôi. Chữ tsu nhỏ 「っ」 gọi là sokuon để chỉ phụ âm đôi. Nó xuất hiện trước phụ âm xát và phụ âm tắc, và đôi khi còn nằm ở cuối câu. Trong rōmaji nó được thể hiện bằng cách viết hai lần phụ âm theo sau nó.

Kiểu viết nhỏ 5 nguyên âm kana đôi khi được dùng để biểu thị các âm tắt dần (はぁ, ねぇ).

Có vài chữ hiragana ngày nay rất hiếm dùng. ゐ (đọc là "i" giống い) và ゑ (đọc là "e" giống え) dường như đã bỏ hẳn (không tính các trường hợp viết cách điệu để nổi bật, như bút danh あらゐけいいち - Arai Keiichi, tác giả manga Nichijō). Ngược lại vu ゔ là ký âm mới được thêm vào để biểu hiện âm [v] của tiếng nước ngoài, nhưng vì tiếng Nhật không có kiểu phát âm như vậy, nên nó thường được phát âm thành [b] và chủ yếu chỉ để biểu thị các phát âm trong ngôn ngữ gốc (ví dụ dễ thấy nhất là "Việt Nam" vốn phải viết đúng âm là ヴィエットナム - Viettonamu, nhưng hiện tại người Nhật thường dùng ベトナム - betonamu, tuy phổ biến nhưng sai âm). Dù vậy, chữ này hiếm khi gặp vì những từ mượn (ngoại lai ngữ) thường được viết bằng chữ katakana tương ứng ヴ.

Bảng chữ hiragana-rōmaji sửa

Bảng sau thể hiện hiragana cùng với la tinh hóa Hepburn (trong ngoặc là nhập liệu qua bàn phím).

nguyên âm nguyên âm đôi
a i u e o (ya) (yu) (yo)
ka ki ku ke ko きゃ kya きゅ kyu きょ kyo
sa shi su se so しゃ sha しゅ shu しょ sho
ta chi tsu te to ちゃ cha ちゅ chu ちょ cho
na ni nu ne no にゃ nya にゅ nyu にょ nyo
ha hi fu he ho ひゃ hya ひゅ hyu ひょ hyo
ma mi mu me mo みゃ mya みゅ myu みょ myo
ra ri ru re ro りゃ rya りゅ ryu りょ ryo
ら゚ la り゚ li る゚ lu れ゚ le ろ゚ lo
ya yu  * yo
 wa  wi  we  wo
n
ga gi gu ge go ぎゃ gya ぎゅ gyu ぎょ gyo
za ji zu ze zo じゃ ja じゅ ju じょ jo
da (ji) (zu) de do ぢゃ (ja) ぢゅ (ju) ぢょ (jo)
ba bi bu be bo びゃ bya びゅ byu びょ byo
pa pi pu pe po ぴゃ pya ぴゅ pyu ぴょ pyo
  • Khi nói/đọc, trong vai trò là trợ từ trong câu, chữ は đọc là "wa" giống chữ わ, chữ へ đọc là "e" giống chữ え, riêng chữ を luôn đọc là "o" giống chữ お vì ngoài việc làm trợ từ, chữ を không hề xuất hiện trong bất cứ một từ tiếng Nhật có nghĩa (không tính các trường hợp viết để cách điệu, như tên nhân vật Kaori (かをり) trong manga Lời nói dối tháng tư). Còn khi viết trên giấy và gõ bằng máy tính qua Rōmaji, các chữ này vẫn viết là は/へ/を và gõ "ha"/"he"/"wo" như bình thường.
  • ゐ đọc là "i" giống い, ゑ đọc là "e" giống え. Hai chữ này tuy không còn được sử dụng trong văn viết tiếng Nhật thời hiện đại, nhưng nó có thể xuất hiện trong những tên riêng hay từ vựng viết cách điệu.
  • Ở vị trí hàng ya や cột e え, do không có mã Unicode nên phải dùng hình. Chữ này đọc như nguyên âm là /ye/ hoặc như phụ âm âm gần vòm cứng j đọc là je. Chữ này đã không còn được dùng từ khoảng nửa đầu thế kỷ thứ 10 nên không còn nằm trong bảng Ngũ thập âm hiện đại.
  • Ký tự có màu đỏ là ký tự cổ (rất ít được dùng trong thời hiện đại).
  • Cuối chữ つ viết nhỏ (nhân đôi các phụ âm như t,k) để thêm các phụ âm cuối, ví dụ như もっと(sẽ đọc là "mốt-thô"); さっきん(sẽ đọc là "xắc-khin").
  • Những phụ âm kép như にゃ, にゅ và にょ không nên nhầm lẫn với chuỗi んや, んゆ và んよ. Việc kết hợp に với các chữ nhỏ hình thành nên một mora, trong khi chuỗi chữ ん đi kèm với các chữ hàng や lớn tạo thành hai mora. Ví dụ như かにゅう ka-nyu-u, (加入 gia nhập) và かんゆう ka-n-yu-u (勧誘 khuyến dụ), nghe khác nhau rõ ràng, mặc dù kiểu chữ viết Latinh có thể viết giống nhau là kanyu. Trong hệ thống Hepburn, ta có thể phân biệt với dấu phẩy: ka'nyūkan'yū.
  • Chữ つ (tsu) là một âm xuýt s. Nó được đọc tương đương chữ "two" trong tiếng Anh.

Lịch sử sửa

 
Kiểu chữ Hiragana được hình thành từ thảo thư của chữ Hán. Đây là "Thư phổ" do Tôn Quá Đình viết theo thể thảo thư vào năm Thuỳ Củng thứ ba (Công nguyên năm 687), thời nhà Đường

Hiragana được phát triển từ man'yōgana (万葉仮名), tức là những chữ Hán được dùng để biểu diễn cách phát âm của người Nhật, bắt đầu hình thành từ thế kỷ thế 5. Dạng chữ hiragana bắt nguồn từ thảo thư của chữ Hán. Hình ở dưới là sự diễn hoá từ chữ Hán thành hiragana (đọc kiểu dọc theo thứ tự "a, i, u, e, o", hàng "a, ka, sa, ta, na, ha, ma, ya, ra, wa, n" từ phải sang trái). Ở phía trên là chữ khải thư, ở giữa màu đỏ là thể thảo thư của chữ, và ở dưới là hiragana tương đương.

 

 
Sách học vần của học sinh tiểu học Nhật Bản (1873)

Khi mới được tạo ra, hiragana không được mọi người chấp nhận. Nhiều người vẫn giữ quan điểm chỉ có chữ Hán là thứ chữ đáng học của giới thượng lưu. Ngoài ra nam giới Nhật Bản thời cổ đại khi viết thì chuộng chữ chân phương cứng cáp, gọi là onode (男手 nam thủ), còn nữ giới thì thích dạng chữ thảo. Hiragana với dáng chữ tròn trịa, mềm mại được phụ nữ ưa chuộng nên công luận càng cho rằng hiragana là thứ chữ thấp hèn của đàn bà, trẻ con, hay những người thất học mới dùng tới. Từ đó, xuất hiện một danh từ nonnade (女手 nữ thủ) để chỉ lối chữ này. Dù bị khinh rẻ, hiragana lại là lối chữ dùng trong tác phẩm Truyện kể Genji (源氏物語 Nguyên Thị vật ngữ), một tuyệt tác văn chương rất sớm của Nhật Bản. Những tác phẩm tiểu thuyết khác do phụ nữ sáng tác đều dùng hiragana cả.

Tác giả nam giới bắt đầu viết văn sử dụng hiragana. Higarana, với kiểu mềm của nó, được dùng như các tác phẩm viết không chính thức như thư cá nhân, trong khi katakana và kanji thường dùng cho những văn bản chính thức. Gần đây, hiragana đã được dùng chung với chữ katakana. Katakana được chuyển sang dùng cho các từ mượn gần đây (từ thế kỷ thứ 19), các tên chuyển ngữ, tên con vật, trong điện tín và để nhấn mạnh.

Ngày xưa, tất cả các âm thanh đều có nhiều hơn một hiragana. Vào năm 1900, hệ thống đã được đơn giản hóa sao cho mỗi âm chỉ có một hiragana. Hiragana khác được biết đến như hentaigana (変体仮名).

Hiragana trong bảng mã Unicode sửa

Trong bảng mã Unicode, các ký tự Hiragana nằm ở đoạn mã từ U+3040 đến U+309F:

Khối mã Unicode của hiragana có chứa tất cả những ký tự hiragana hiện đại, bao gồm cả nguyên âm nhỏ và nguyên âm kép, cộng với chữ wiwe cổ xưa và từ hiếm vu. Tất cả các tổ hợp hiragana với dakutenhandakuten sử dụng trong tiếng Nhật hiện đại ngày nay cũng là những ký tự tổ hợp sẵn, đồng thời có thể tạo ra được bằng cách sử dụng chữ hiragana gốc cùng với ký tự dakuten và handakuten (lần lượt là U+3099 và U+309A). Cách làm này được dùng khi muốn thêm dấu vào những chữ kana thường hiếm khi được dùng như vậy, ví dụ như thêm dakuten vào nguyên âm thuần túy hay handakuten vào một chữ kana không nằm trong hàng "ha".

Những ký tự U+3095 và U+3096 là か (ka) nhỏ và け (ke) nhỏ. U+309F là chữ ghép より (yori) hiếm khi được dùng trong văn bản viết theo dạng dọc. U+309B và U+309C là khoảng trống (không tổ hợp) tương đương với các ký tự tổ hợp dakuten và handakuten.

Không có ký tự nào ở các mã U+3040, U+3097, và U+3098.

Phần bổ sung của hiragana (Unicode 6.1) nằm trong mã U+1B000: 뀀.

Bảng Unicode Hiragana
Official Unicode Consortium code chart Version 13.0
  0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F
U+304x
U+305x
U+306x
U+307x
U+308x
U+309x

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Nguyễn Văn Tân (1960), Nhật-bản sử-lược, Sài Gòn: Nhà xuất bản Tự Do, tr. 219

Sách sửa

  • "The Art of Japanese Calligraphy", Yujiro Nakata, ISBN 0-8348-1013-1, gives details of the development of onode and onnade.

Liên kết ngoài sửa