Hugues Capet (khoảng 94024 tháng 10 năm 996) là Vua Pháp đầu tiên của vương triều Capet từ khi được bầu làm vua kế vị cho Louis V nhà Caroling năm 987 cho tới khi băng hà. Là con trai của một vị công tước người Pháp, Hugues le Grand và vợ Hedwige xứ Sachsen. Hugh là hậu duệ của các con trai của Hoàng đế CharlemagneLouis Mộ đạoPepin của Ý thông qua mẹ và bà nội của ông, và cũng là cháu trai của Otto Đại đế.[1]

Hugues Capet
Vua của người Frank
Sự đăng quang của Hugues Capet. Thu nhỏ từ một bản thảo của thế kỷ 13 hoặc 14.
Tại vị3 tháng 7 năm 98724 tháng 10 năm 996
Đăng quang3 tháng 7 năm 987, Noyons
Tiền nhiệmLouis V của Pháp
Kế nhiệmRobert II của Pháp
Thông tin chung
SinhKhoảng 940
Mất(996-10-24)24 tháng 10 năm 996
Paris, Pháp
An tángNhà thờ lớn Saint-Denis, Paris, Pháp
Phối ngẫuAdelaide của Aquitaine
Hậu duệHedwig, Nữ bá tước của Mons
Gisèle, Nữ bá tước của Ponthieu
Robert II của Pháp
Hoàng tộcNhà Capet
Thân phụHugues le Grand
Thân mẫuHedwige của Saxony

Vương triều do ông thành lập đã cai trị nước Pháp trong gần 3,5 thế kỷ, từ năm 987 đến năm 1328 trong dòng cao cấp, sau đó các chi nhánh đã tiếp tục cai trị Pháp cho đến năm 1848 (với thời gian gián đoạn từ năm 1792 đến năm 1814).[2][3] Một số nhánh Bourbon của Vương tộc Capet vẫn còn cai trị Tây Ban NhaLuxembourg cho đến tận ngày nay.

Dòng dõi và thừa kế

sửa

Là con trai của Hugh Vĩ đại, Công tước xứ FranksHedwige xứ Sachsen, con gái của Vua La Mã Đức Heinrich Người săn chim. Hugh sinh vào khoảng giữa năm 938 và năm 941.[4][5][6][7] Ông sinh ra trong một gia đình có quyền lực, với nhiều mối quan hệ với hoàng gia Pháp và Đức.

Thông qua mẹ của mình, Hugh là cháu trai của Otto I của Thánh chế La Mã; Henry I, Công tước xứ Bayern; Bruno Vĩ đại, Tổng giám mục Cologne; và cuối cùng là Gerberga xứ Sachsen, Vương hậu của Pháp. Gerberga là vợ của Louis IV, Vua của Pháp và là mẹ của Lothaire của PhápCharles, Công tước xứ Hạ Lorraine.

Gia đình bên phía nội của ông thuộc gia tộc Robertians, là những chủ đất có thế lực ở Île-de-France.[8] Ông nội của ông là Vua Robert I.[9] Vua Odo là ông bác (granduncle) của ông và Emma của Pháp, vợ của Vua Rudolph, là dì của ông. [10] Bà nội của Hugh, Beatrice xứ Vermandois là một hậu duệ của Hoàng đế Charlemagne.[7][10]

Sự trỗi dậy của người Robertians

sửa

Cuối thế kỷ thứ IX, hậu duệ của Robert Mạnh mẽ trở nên không thể thiếu trong việc thực hiện các chính sách của hoàng gia. Khi quyền lực của Carolingian suy yếu, các quý tộc lớn của Tây Francia bắt đầu khẳng định rằng chế độ quân chủ là được bầu chọn, chứ không phải cha truyền con nối, và hai lần chọn người nhà Robertians (Odo I (888–898) và Robert I (922–923)) làm vua, thay vì người nhà Carolingians.

Robert I, cha của Hugh Vĩ đại, được con rể của ông, Rudolph xứ Burgundy, kế vị trở thành Vua của Frank. Khi Rudolph qua đời vào năm 936, Hugh Vĩ đại phải quyết định xem liệu ông có nên đòi lại ngai vàng cho mình hay không. Để giành lấy ngai vàng, ông sẽ phải mạo hiểm thông qua một cuộc bầu cử, mà ông sẽ phải cạnh tranh với Herbert II, Bá tước xứ Vermandois, cha của Hugh, Tổng giám mục xứ Reims, và liên minh với Heinrich Người săn chim, Vua của La Mã Đức; và với Hugh Đen, Công tước xứ Burgundy, anh trai của vị vua quá cố. Để ngăn chặn các đối thủ của mình,[11] Hugh Vĩ đại đã đưa Louis d'Outremer, con trai của Charles III của Pháp, đang sống lưu vong tại triều đình Athelstan của Anh trở về Pháp để lên ngôi vua, với vương hiệu là Louis IV.[12]

Hành động này đã giúp Hugh trở thành người quyền lực nhất nước Pháp trong nửa đầu thế kỷ X. Sau khi nắm quyền, Louis IV đã phong cho ông danh hiệu dux Francorum ("Công tước xứ Franks"). Louis cũng (có lẽ bị áp lực) chính thức tuyên bố Hugh là "the second after us in all our kingdoms". Hugh cũng giành được quyền lực khi Herbert II xứ Vermandois qua đời vào năm 943, vì thân vương quốc quyền lực của Herbert sau đó được chia cho bốn người con trai của ông.

Hugh Vĩ đại thống trị một vùng rộng lớn của miền Trung nước Pháp, từ OrléansSenlis đến AuxerreSens, trong khi nhà vua khá giới hạn ở khu vực phía Đông Bắc của Paris (Compiègne, Laon, Soissons).

Chế độ quân chủ của Pháp vào thế kỷ thứ 10

sửa

Vương quốc mà Hugh lớn lên, và một ngày nào đó ông sẽ trở thành vua, có chút tương đồng với nước Pháp hiện đại. Những người tiền nhiệm của Hugh không tự gọi mình là Vua của Pháp, và danh hiệu đó cũng không được những người kế vị của ông sử dụng cho đến thời hậu duệ của ông là Vua Philip II. Các vị vua cai trị với tên rex Francorum ("Vua của Franks"), tước hiệu vẫn được sử dụng cho đến năm 1190 (nhưng lưu ý việc sử dụng FRANCORUM REX của Vua Louis XII vào năm 1499, Vua Francis I vào năm 1515, và Vua Henry II khoảng 1550,[13] cũng như trên các đồng tiền của Pháp cho đến thế kỷ XVIII.) Các vùng đất mà họ cai trị chỉ bao gồm một phần nhỏ của Đế chế Carolingian trước đây. Vùng đất phía Đông Frankish, Đế chế La Mã Thần thánh, được cai trị bởi Vương triều Otto, đại diện là người anh em họ đầu tiên của Hugh là Hoàng đế Otto II và sau đó là Hoàng đế Otto III. Các vùng đất phía Nam Sông Loire phần lớn đã không còn là một phần của vương quốc Tây Francia trong những năm sau khi Charles III của Pháp bị phế truất vào năm 922. Cả Công quốc NormandyCông quốc Burgundy phần lớn đều độc lập và Công quốc Brittany cũng tương tự — mặc dù từ năm 956 Burgundy được cai trị bởi anh em của Hugh là OttoHenry.[14]

Pháp dưới ảnh hưởng của Ottonian

sửa

Hugh, Công tước xứ Franks

sửa

Hugh hỗ trợ Tổng giám mục xứ Reims

sửa

Hugh được bầu làm Vua xứ Franks

sửa

Tranh chấp với Giáo hoàng

sửa

Mức độ quyền lực

sửa

Di sản

sửa

Hôn nhân và Hậu duệ

sửa

Lời tiên tri

sửa

Tiếp nhận

sửa

Chú thích

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Hedwig”. Women in World History: A Biographical Encyclopedia.
  2. ^ “Capetian dynasty | French history | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ “Major Rulers of France | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ Critical companion to Dante:: "Hugh Capet (ca.938-996). Hugh Capet was king of France and founder of the Capetian line of kings"
  5. ^ The Rise of the Medieval World, 500-1300: A Biographical Dictionary: "Hugh Capet (939-996). Hugh Capet was founder of the Capetian Dynasty"
  6. ^ Medieval France: An Encyclopedia: "(ca.940-996). The son of Hugues Le Grand, duke of Francia, Hugh Capet is traditionally considered the founder of the third dynasty of French Kings, the Capetians"
  7. ^ a b Detlev Schwennicke, Europäische Stammtafeln: Stammtafeln zur Geschichte der Europäischen Staaten, Neue Folge, Band II (Marburg, Germany: J. A. Stargardt, 1984), Tafeln 10, 11
  8. ^ Jim Bradbury, The Capetians: Kings of France, 987–1328, (London: Hambledon Continuum, 2007), p. 69
  9. ^ Pierre Riché, The Carolingians; A Family Who Forged Europe, trans. Michael Idomir Allen (Philadelphia: University of Pennsylvania Press, 1993), p. 371
  10. ^ Pierre Riché, The Carolingians; A Family Who Forged Europe, trans. Michael Idomir Allen (Philadelphia: University of Pennsylvania Press, 1993), pp. 371, 375
  11. ^ James, pp 183–184; Theis, pp 65–66.
  12. ^ Fanning, Steven; Bachrach, Bernard S. (eds & trans.) The Annals of Flodoard of Reims, 916–966 (New York; Ontario, Can: University of Toronto Press, 2011), p. 28
  13. ^ Potter, David (2008). Renaissance France at War: Armies, Culture and Society, C.1480–1560. Warfare in History Series. 28. Boydell & Brewer Ltd. tr. viii. ISBN 9781843834052. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2012. [...] Louis XII, 1499 [...] LVDOVIVS XII FRANCORUM REX MEDILANI DUX [...] Francis I, 1515 [...] FRANCISCUS REX FRANCORUM PRIMUS DOMINATOR ELVETIORUM [...] Henri II, 1550? [...] HENRICVS II FRANCORVM REX
  14. ^ James, pp. iii, 182–183; Gauvard, pp. 163–168; Riché, pp. 285 ff.

Nguồn

sửa
  • Gauvard, Claude. La France au Moyen Âge du Ve au XVe siècle. Paris: PUF, 1996. 2-13-054205-0
  • James, Edward. The Origins of France: From Clovis to the Capetians 500–1000. London: Macmillan, 1982. ISBN 0-312-58862-3
  • Riché, Pierre. Les Carolingiens: Une famille qui fit l'Europe. Paris: Hachette, 1983. 2-012-78551-0
  • Theis, Laurent. Histoire du Moyen Âge français: Chronologie commentée 486–1453. Paris: Perrin, 1992. 2-87027-587-0
  • Lewis, Anthony W. "Anticipatory Association of the Heir in Early Capetian France." The American Historical Review, Vol. 83, No. 4. (Oct., 1978), pp 906–927.