Iturup

đảo lớn nhất ở phía nam quần đảo Kuril

Iturup (tiếng Nga: Итуру́п; Tiếng Ainu: エトゥオロ, Etuworop-sir; tiếng Nhật: 択捉島, Etorofu-tō; âm Hán Việt: Trạch Tróc đảo) là hòn đảo lớn nhất ở phía Nam quần đảo Kuril. Mặc dù hiện nay thuộc quyền kiểm soát của Nga, Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền hòn đảo này (xem Tranh chấp Quần đảo Kuril). Iturup nằm gần cuối phía nam của chuỗi đảo Kuril, giữa Kunashiri và Urup. Thị trấn Kurilsk, trung tâm hành chính của Kurilsky, nằm gần giữa bờ biển phía tây của đảo.

  • Diện tích - 3,139 km²
  • Dài - 200 km
  • Rộng - 7–27 km
Thực thể địa lý tranh chấp
Iturup
Tên khác: tiếng Nga: Итуру́п; tiếng Nhật: 択捉島; Tiếng Ainu:エトゥオロ
Hình ảnh của NASA với núi lửa và các đám mây nhỏ
Địa lý
Iturup trên bản đồ Nga
Iturup
Iturup

Iturup trên bản đồ Nhật Bản
Iturup
Iturup (nhìn từ Hokkaidō)
Vị tríBiển Okhotsk
Tọa độ45°02′B 147°37′Đ / 45,033°B 147,617°Đ / 45.033; 147.617
Quần đảoQuần đảo Kuril
Diện tích3.139 kilômét vuông (776.000 mẫu Anh)
Chiều dài200 kilômét (120 mi)
Chiều rộng27 kilômét (17 mi)
Điểm cao nhấtStokap
Độ cao cao nhất1.634 mét (5.361 ft)
Quản lý
Quốc gia quản lý Liên bang Nga
TỉnhSakhalin
Tranh chấp giữa
Quốc gia Nhật Bản
TỉnhHokkaidō
Thành phố thủ phủTokyo

Quốc gia

 Liên bang Nga
TỉnhSakhalin
Dân cư
Dân số6.916 (2023)

Eo biển giữa Iturup và Urup được gọi là eo biển Vries, đặt tên để ghi nhận nhà thám hiểm Hà Lan Maarten Gerritsz Vries, là người châu Âu đầu tiên đã thám hiểm khu vực này.[1]

Địa lý sửa

 
Các núi lửa ở Iturup

Iturup bao gồm các khối núi núi lửa và các rặng núi. Các núi lửa chạy từ đông bắc đến tây nam là xương sống của hòn đảo này, cao nhất là Stokap (1.634 m) ở trung tâm của Iturup.

Lịch sử sửa

Vào thời điểm ngày 15 tháng 8 năm 1945, đảo này do Đế quốc Nhật Bản quản lý. Trên đảo có 3608 nhân khẩu người Nhật.

Ngày 02 tháng 9 năm 1945, quân đội Liên Xô đổ bộ chiếm đảo này viện dẫn Điều ước Potsdam. Toàn bộ người Nhật trên đảo bị trục xuất.

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Dutch exploration”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2011.

Liên kết ngoài sửa