James Edward Allen Gibbs (18291902) là nông dân, nhà phát minhdoanh nhân người Mỹ xuất thân từ Quận Rockbridge nằm trong Thung lũng Shenandoahbang Virginia.[1] Ngày 2 tháng 6 năm 1857, ông được trao bằng sáng chế cho chiếc máy may chỉ một mũi khâu chuỗi xoắn đầu tiên sử dụng móc quay. Gibbs bèn quay sang hợp tác với James Willcox rồi trở thành giám đốc Công ty Máy may Willcox & Gibbs. Máy may thương mại Willcox & Gibbs vẫn được sản xuất và sử dụng cho đến tận thế kỷ 21.

Ảnh James E. A. Gibbs, được chụp trước năm 1902
Quảng cáo của Máy may Willcox & Gibbs Chữ G, 1869, từ LOC

Công ty Máy may Willcox & Gibbs do James E. A. Gibbs và James Willcox khởi đầu vào năm 1857 đã mở Văn phòng ở Luân Đôn vào năm 1859 tại số 135 Phố Regent. Khoảng năm 1871, các chi nhánh châu Âu đã có mặt tại số 150 Cheapside, Luân Đôn và sau đó là số 20 Phố Fore, Luân Đôn. Công ty còn thuê John Emory Powers để tiếp thị sản phẩm của mình. Powers là người đi tiên phong trong việc sử dụng nhiều kỹ thuật tiếp thị mới, bao gồm quảng cáo toàn trang dưới dạng một câu chuyện hoặc vở kịch, sử dụng thử miễn phí sản phẩm và gói mua trả góp.[2] Chiến dịch tiếp thị này đã tạo ra nhu cầu về máy may ở Anh mà Wilcox và Gibbs khó lòng đáp ứng nổi.[3] Thiết kế hình tròn của chiếc máy này rất phổ biến đến nỗi nó đã được sản xuất vào đầu thế kỷ 20, rất lâu sau khi hầu hết các loại máy may có thiết kế thông thường hơn. Loại máy này thể hiện việc sử dụng cơ chế khâu chuỗi xoắn quay Gibbs ít bị hoàn tác hơn.

Từ sau thành công của phát minh này, ông bèn đặt tên cho trang trại của gia đình mình là "Raphine". Cái tên này bắt nguồn từ một từ tiếng Hy Lạp cổ "raphis" có nghĩa là "may vá". Cộng đồng Raphine, Virginia đã chọn lấy cái tên này nhằm vinh danh James E. A. Gibbs.[4]

Hình ảnh sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Winifred Hadsel (1985). The streets of Lexington, Virginia: a guide to the origins and history of their names. Rockbridge Historical Society. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2012.
  2. ^ “John E. Powers: Former Copywriter, Lord & Taylor & John Wanamaker Company”. Advertising Hall of Fame. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2012.
  3. ^ Joel Shrock (30 tháng 6 năm 2004). The Gilded Age. ABC-CLIO. tr. 48. ISBN 978-0-313-06221-6. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2012.
  4. ^ Barbara Tricarico; Maren Lindberg (30 tháng 7 năm 2006). Quilts of Virginia, 1607–1899: the birth of America through the eye of a needle. Schiffer Pub. tr. 95. ISBN 978-0-7643-2465-9. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2012.

Liên kết ngoài sửa