Johanna Gabriela Josepha Antonia[1] (4 tháng 2 năm 1750 - 23 tháng 12 năm 1762), hay Johanna Gabriele của Áo (tiếng Đức: Johanna Gabriele von Österreich), là con thứ 11 và con gái thứ 8 của Maria TheresiaFranz I của Thánh chế La Mã, được vua cha phong tước hiệu Nữ Đại vương công Áo (Erzherzogin von Österreich), Công chúa các xứ Böhmen, UngarnToskana (Prinzessin von Böhmen, Ungarn und der Toskana). Cô được mô tả là dễ mến và tốt bụng, nhưng qua đời ở tuổi 12 vì bệnh đậu mùa.[2]

Johanna Gabriele của Áo
Tranh được vẽ bởi Jean-Étienne Liotard
Thông tin chung
Sinh4 tháng 2 năm 1750
Cung điện Hofburg, Đế quốc La Mã Thần thánh, Áo
Mất23 tháng 12 năm 1762 (12 tuổi)
Cung điện Hofburg
An tángLăng mộ hoàng gia
Tên đầy đủ
Maria Joanna Gabriella Josepha Antonia
Hoàng tộcNhà Habsburg-Lorraine
Thân phụFranz I, Hoàng đế La Mã Thần thánh
Thân mẫuMaria Theresia của Áo
Tôn giáoCông giáo La Mã

Đầu đời

sửa

Nữ Đại vương công Maria Johanna Gabriela Josepha Antonia, thường được gia đình gọi là Johanna, sinh ra tại Viên Hofburg vào ngày 4 tháng 2 năm 1750, là con thứ 11 và con gái thứ 8 của Franz I của Thánh chế La MãMaria Theresia của Áo. Cô thân thiết với cô em gái Maria Josepha.

Maria Johanna là thành viên của những đứa trẻ được sinh ra sau nhau và do đó được đưa vào Kindskammer (nhà trẻ hoàng gia) cùng với các em của mình là Josepha, Maria Karolina, Ferdinand Charles, Maria AntoniaMaximilian Francis; cô và các em chủ yếu được chăm sóc bởi những bà mụ và người hầu. Năm 5 tuổi, Johanna được ở dãy phòng riêng trong cung điện hoàng gia và được dạy bởi một số gia sư. Cô có một mối quan hệ tốt với anh chị em của mình, mặc dù thường xuyên xảy ra các cuộc cãi vã, nhưng mẹ cô luôn khuyên các con mình hòa thuận.[3][4]

 
Maria Johanna và em gái mà cô thân thiết, Maria Josepha.

Johanna rất thân thiết với em gái Maria Josepha; hai người được học cùng nhau và có cùng một gia sư.[3][4] Hai chị em được hưởng một nền giáo dục đa dạng được cha mẹ giám sát chặt chẽ. Do cái chết của cô, cô chỉ được học những gì mà Maria Theresa đã cho cô học: cô học Đọc, Viết Latinh, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Hy Lạp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Anh, Lịch sử , Địa lý , Khảo sát đất đai,Kiến trúc quân sự, Toán, Âm nhạc, Khiêu vũ và Thể dục cũng như Nghiên cứu Tôn giáo từ năm ba tuổi.

Ngoài ra, cô được đào tạo bài bản về sáng tác âm nhạc và khiêu vũ, cả hai môn học mà mẹ cô yêu thích và từng rất giỏi lúc còn trẻ. Trong khi các em khác được dạy chơi các nhạc cụ khác nhau, Johanna và các em gái Josepha được dạy hát. Một nhà hát đặc biệt đã được xây dựng tại Schönbrunn dành riêng cho trẻ em; Johanna và các anh chị em của cô thường xuyên biểu diễn âm nhạc. Một phần rất quan trọng khác trong quá trình giáo dục cho Nữ Đại vương công là nghệ thuật: cô được học về vẽ và hội họa, một lĩnh vực mà các cô gái đặc biệt xuất sắc.[4] Nhìn chung, Johanna và Josepha "phát triển khả quan, chăm chỉ học bài và tham gia vào nhiều lễ hội mà hai người tham gia rất nhiệt tình."[4]

Cuối đời

sửa

Maria Theresa mong muốn các con của mình đều phải kết hôn chính trị. Vì vậy, bà cho tất cả con gái mình đính hôn ở nhiều nước Châu Âu. Maria Theresa muốn con gái thứ tư của mình, Nữ Đại vương công Maria Amalia kết hôn với con trai của Charles III, Vua Ferdinando III của Sicilia và Napoli; nhưng Charles khồng đồng ý hôn nhân Amalia lớn hơn Ferdinand 5 tuổi. Vì Johanna chỉ hơn Ferdinand một tuổi, cô được hứa hôn với Ferdinand năm 12 tuổi.[5]

 
Quan tài của Maria Johanna.

Vào giữa thế kỉ 18, bệnh đậu mùa tàn phá Đế quốc La Mã Thần thánh. Leopold Mozart, cha của Wolfgang Amadeus Mozart, đã viết rằng "toàn bộ Viên, không có gì được nói đến ngoại trừ bệnh đậu mùa. Nếu 10 đứa trẻ bị bệnh thì 9 đứa trong số chúng sẽ chết vì bệnh đậu mùa."[6] Anh trai của Johanna là Karl Joseph chết vì bệnh đậu mùa năm 1761. Vào tháng 12 năm 1762, Johanna mắc bệnh và qua đời vào ngày 23 tháng 12; cái chết đau đớn của cô đã được miêu tả bởi Isabella, người chị dâu xứ Parma của cô.[7] Mẹ cô, Maria Theresia đã tìm thấy niềm an ủi khi trước khi qua đời, Johanna đã thú nhận hoàn toàn tội lỗi của mình với một linh mục Công giáo. Đối với Maria Christina, chị gái của Johanna, cô nói: "Em gái của tôi đã thú nhận tội lỗi của mình trong 3/4 giờ, em nói chính xác, ăn năn và tận tâm khiến người rửa tội của em ấy rơi nước mắt; kể từ đó, em ấy rất yếu. Tôi không thể làm gì. Cảm ơn Chúa đủ yêu thương vì Ngài đã ban cho tôi niềm an ủi này; Tôi trao cho em ấy mọi thứ vào tay Ngài và mong rằng số phận của em sẽ hạnh phúc hơn."[7]

Việc cô qua đời vì bệnh đậu mùa, Maria Theresa đã quyết định cùng với các thành viên khác tiêm các thành viên nhỏ tuổi hơn trong gia đình vào tháng 9 năm 1768 để, và sau đó chấp nhận việc cấy bệnh đậu mùa ở Áo.[7]

Gia phả

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Sabine Weiss: Zur Herrschaft geboren. Kindheit und Jugend im Haus Habsburg von Kaiser Maximilian bis Kronprinz Rudolf. Tyrolia, Innsbruck 2008, ISBN 978-3-7022-2972-6.
  2. ^ "Kaisergruft: Johanna Gabriela". Kaisergruft. kaisergruft.at. Archived from the original on January 5, 2009. Retrieved April 29, 2012.
  3. ^ a b Iby, Elfriede (2009). Maria Theresa: Biography of a Monarch (1st ed.). Schloß Schönbrunn. ISBN 978-3-901568-57-2.
  4. ^ a b c d Iby, Elfriede (2009). Maria Theresa: Biography of a Monarch (1st ed.). Schloß Schönbrunn. ISBN 978-3-901568-57-2.
  5. ^ Mahan, Jabez Alexander (1932). Maria Theresa of Austria. New York: Crowell.
  6. ^ Magiels, Geerdt (2010). From Sunlight to Inlight (1st ed.). VUBPrint. ISBN 9789054876458.
  7. ^ a b c Stollberg-Rilinger, Barbara (2017). Maria Theresia: Die Kaiserin in ihrer Zeit. Eine Biographie. Munich: C.H. Beck. ISBN 978-3-406-69748-7.

Thư mục

sửa
  • Iby, Elfriede (2009). Maria Theresa: Biography of a Monarch (1st ed.). Schloß Schönbrunn. ISBN 978-3-901568-57-2.
  • Magiels, Geerdt (2010). From Sunlight to Inlight. (1st ed.). VUBPrint. ISBN 9789054876458.
  • Mahan, Jabez Alexander (1932). Maria Theresa of Austria. New York: Crowell.
  • Stollberg-Rilinger, Barbara (2017). Maria Theresia: Die Kaiserin in ihrer Zeit. Eine Biographie. Munich: C.H. Beck. ISBN 978-3-406-69748-7.