Toscana (phát âm [toˈskaːna]) là một vùngTrung Ý với diện tích chừng 23.000 kilômét vuông (8.900 dặm vuông Anh) và dân số khoảng 3,8 triệu người (2013). Thủ phủ vùng là Firenze (Florence trong tiếng Pháp).

Toscana
—  Vùng của Ý  —

Hiệu kỳ

Huy hiệu
Toscana trên bản đồ Thế giới
Toscana
Toscana
Quốc giaÝ
Thủ phủFirenze
Chính quyền
 • Thủ hiếnEnrico Rossi (MDP)
Diện tích
 • Tổng cộng22.990,18 km2 (8,876,56 mi2)
Dân số (2015)
 • Tổng cộng3.749.430
 • Mật độ160/km2 (420/mi2)
Công dân[1]
 • người Ý90%
Múi giờCET (UTC+1)
 • Mùa hè (DST)CEST (UTC+2)
Mã ISO 3166IT-52 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaNablus sửa dữ liệu
GDP danh nghĩa€106,1[2] tỉ (2008)
GDP bình quân đầu người€28500[3] (2008)
NUTS-1ITE
Trang webwww.regione.toscana.it

Toscana nổi tiếng với phong cảnh xinh đẹp, truyền thống văn hóa, lịch sử và di sản nghệ thuật. Nơi đây được xem là cái nôi của sự Phục Hưng Ý[4] và là quê nhà của nhiều nhân vật giàu ảnh hưởng trong nghệ thuật và khoa học. Nơi đây còn gắn liền với những bảo tàng nổi tiếng như UffiziPalazzo Pitti. Toscana cũng được biết đến nhờ các loại rượu vang, như Chianti, Vino Nobile di Montepulciano, Morellino di ScansanoBrunello di Montalcino.

Toscana là một vùng du lịch trứ tiếng ở cả trong và ngoài nước Ý, với các điểm du lịch chính theo số khách năm 2014 là Firenze, Pisa, Montecatini Terme, Castiglione della PescaiaGrosseto.[5] Làng Castiglione della Pescaia là điểm du lịch ven biển được tham quan nhiều nhất.[5] Ngoài những nơi trên, Siena, Lucca, vùng Chianti, VersiliaVal d'Orcia cũng vang danh toàn cầu và nổi tiếng toàn giới du lịch.

Bảy địa điểm ở Toscana được xác định là di sản thế giới: trung tâm lịch sử Firenze (công nhận năm 1982); quảng trường nhà thờ chính tòa Pisa (1987); trung tâm lịch sử San Gimignano (1990); trung tâm lịch sử Siena (1995); trung tâm lịch sử Pienza (1996); Val d'Orcia (2004); và Các dinh thự và khu vườn Medici (2013). Toscana có hơn 120 khu bảo tồn thiên nhiều. Năm 2012, Firenze là thành phố được viếng thăm nhiều thứ 89 thế giới, với trên 1,834 triệu khách du lịch.[6]

Địa lý sửa

 
Khí hậu Toscana theo phân loại khí hậu Thornthwaite

Có dáng na ná hình tam giác, Toscana tiếp giáp với Liguria về phía tây bắc, Emilia-Romagna về phía bắc, Marche về phía đông bắc, Umbria và phía đông Lazio và phía đông nam.

Toscana có đường bờ biển với biển Liguriabiển Tyrrhenia, và có một quần đảo là quần đảo Toscana. Vùng có diện tích chừng 22.993 kilômét vuông (8.878 dặm vuông Anh). Được vây quanh và băng ngang bởi một số dãy núi, với ít đồng bằng, địa hình Toscana chủ yếu là đồi núi. Vùng đồi (diện tích 15.292 kilômét vuông (5.904 dặm vuông Anh)) chiếm gần 2/3 (66,5%) tổng diện tích Toscana, cộng với vùng núi (rộng 5.770 kilômét vuông (2.230 dặm vuông Anh)) chiếm 25% nữa. Đồng bằng chỉ chiếm 8,4% tổng diện tích —1.930 kilômét vuông (750 dặm vuông Anh)—chủ yếu quanh thung lũng sông Arno. Nhiều thành phố của Toscana nằm dọc sông Arno, gồm thủ phủ Firenze, EmpoliPisa.

Khí hậu dịu ở khu vực ven biển, còn ở vùng nội địa thì nhiều mưa và thường có chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa mùa hè và đông,[7] mang đến cho vùng này chu kỳ rã đông làm giàu đất liên tục, giúp nó một thời là "rổ bánh mì" của La Mã cổ đại.[8]

Dân cư sửa

Lịch sử dân số
NămSố dân±%
1861 1.920.000—    
1871 2.124.000+10.6%
1881 2.187.000+3.0%
1901 2.503.000+14.4%
1911 2.670.000+6.7%
1921 2.810.000+5.2%
1931 2.914.000+3.7%
1936 2.978.000+2.2%
1951 3.159.000+6.1%
1961 3.286.000+4.0%
1971 3.473.000+5.7%
1981 3.581.000+3.1%
1991 3.530.000−1.4%
2001 3.498.000−0.9%
2011 3.750.000+7.2%
2017 3.742.437−0.2%
Source: ISTAT 2011

Mật độ dân cư Toscana (161 người trên kilômét vuông (420/sq mi) năm 2008) thấp hơn trung bình toàn quốc (198,8/km2 hay 515/sq mi). Đây là mật độ dân thấp ở các tỉnh Arezzo, Siena, và nhất là Grosseto (50/km2 hay 130/sq mi). Mật độ dân cư cao nhất ở Prato (675/km2 hay 1.750/sq mi), theo sau là Pistoia, Livorno, Firenze và Lucca. Về thành phố, đông đúc nhất là Firenze (trên 3.500/km2 hay 9.100/sq mi), rồi Livorno, Prato, Viareggio, Forte dei Marmi và Montecatini Terme (tất cả đều có mật độ trên 1.000/km2 hay 2.600/sq mi). Sự phân bố này bắt nguồn từ lịch sử-văn hóa, và gần đây hơn, từ trình độ kinh tế trong vùng.[7]

Theo đó, vùng thưa dân nhất thì hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp kết.[7]

Người Ý chiếm 93% tổng dân số. Từ thập niên 1980, vùng này đã thu hút những làn sóng người nhập cư, nhất là từ Trung Quốc. Cũng có những cộng đồng người Anh và người Mỹ ở đây. Tính đến năm 2008, ISTAT ước tính có 275.149 người nhập cư sinh ra ở ngoại quốc sống tại Toscana, tức 7% dân số.

Hành chính sửa

Toscana được chia làm chín tỉnh và một thành phố trung tâm:

Tỉnh Diện tích (km²) Dân số Mật độ (người/km²)
Tỉnh Arezzo 3.232 345.547 106,9
Thành phố trung tâm Firenze 3.514 983.073 279,8
Tỉnh Grosseto 4.504 225.142 50,0
Tỉnh Livorno 1.218 340.387 279,4
Tỉnh Lucca 1.773 389.495 219,7
Tỉnh Massa-Carrara 1.157 203.449 175,8
Tỉnh Pisa 2.448 409.251 167,2
Tỉnh Pistoia 965 289.886 300,4
Tỉnh Prato 365 246.307 674,8
Tỉnh Siena 3.821 268.706 81,9

Tham khảo sửa

  1. ^ “Statistiche demografiche ISTAT”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ “Eurostat - Tables, Graphs and Maps Interface (TGM) table”. Epp.eurostat.ec.europa.eu. 2 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2012.
  3. ^ “European Commission - PRESS RELEASES - Press release - Regional GDP per inhabitant in 2008 GDP per inhabitant ranged from 28% of the EU27 average in Severozapaden in Bulgaria to 343% in Inner London”.
  4. ^ Burke, P., The European Renaissance: Centre and Peripheries (1998)
  5. ^ a b “La Maremma regina del turismo. Solo le città d'arte la superano. Castiglione presenze record”. 8 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ Bremner, Caroline; Grant, Michelle (27 tháng 1 năm 2014). “Top 100 City Destinations Ranking”. Euromonitor International. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2014.
  7. ^ a b c “TOSCANA - Geography and history”. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2011. Text finalised in March 2004 - Eurostat.
  8. ^ Military Channel (Discovery Network) documentary series Rome: Power and Glory, episode "The Grasp of an Empire", copyright unknown, rebroadcast 11-12:00 hrs EDST, 2009-06-29.

Tài liệu sửa

Liên kết ngoài sửa