Julia (gia tộc Julii Caesares)

trang định hướng Wikimedia

Julia (tiếng Latinh: Ivlia, số nhiều: Juliae) là tên của tất cả phụ nữ của gia đình quý tộc Julii Caesares (một nhánh của thị tộc Julia), bởi tên phụ nữ là biến cách dạng nữ của nomencognomen trong tên cha họ. (Thành viên nam của nhà Julii Caesares bao gồm Julius CaesarCaesar Augustus.)

Nhiều Juliae được ghi chép lại trong nguồn tham khảo cổ xưa, đáng chú ý là những người dưới đây:

Julia (vợ của Sulla) sửa

Julia Caesaris (mất 104 TCN) được biết đến ngày nay với biệt hiệu Julia Cornelia (hoặc Julia Cornelii, nghĩa là "Julia vợ của Cornelius (Sulla)") để phân biệt với các thành viên khác trong gia đình. Bà là chị em họ một đời với Gaius Julius Caesar Lớn và được đồng nhất với Ilia, vợ đầu tiên của Lucius Cornelius Sulla.[1]

Julia (vợ của Marius) sửa

Julia Caesaris (mất 69 TCN) là cô của Julius Caesar và là vợ của Gaius Marius.

Julia Antonia sửa

Julia Caesaris (khoảng 104 TCN – sau 39 TCN), được biết trong các nguồn tư liệu là Julia Antonia (hoặc Julia Antonii, "Julia vợ của Antonius") để phân biệt với những người khác, là vợ của Marcus Antonius Creticus và là mẹ của Gaius, LuciusMarcus Antonius, một trong tam hùng.

Julia Chị (chị của Caesar) sửa

Người chị lớn của Julius Caesar, Julia chỉ được biết thông qua việc Suetonius đề cập đến hai người cháu của bà, Lucius PinariusQuintus Pedius.[2] Nếu hai người này thực tế là con trai bà, như được ước đoán,[3] nghĩa là bà đã kết hôn với một người tên Pinarius, của thị tộc quý tộc cổ xưa Pinaria,[4] và một Pedius. Bà thỉnh thoảng được các nhà sử học gọi là Julia Lớn (Julia Major) (nhưng không nên nhầm lẫn với Julia Lớn, con gái của Hoàng đế Augustus). Không rõ là người chị lớn hay người chị thứ hai của quan độc tài đưa ra bằng chứng chống lại Publius Clodius Pulcher khi ông này bị cáo buộc tội nghịch đạo năm 61 TCN.

Julia Em (chị của Caesar) sửa

Được gọi là Julia như người chị duy nhất của bà, người chị thứ hai của Julius Caesar thỉnh thoảng được gọi là Julia Nhỏ (Julia Minor), tuy vậy không nên nhầm bà với Julia Nhỏ, cháu ngoại của Augustus (cũng tức là một hậu duệ trực hệ của bà). Chị gái của Julius Caesar (101-51 TCN) trở thành bà ngoại của Augustus.

Julia (con gái của Caesar) sửa

Julia là người con hợp pháp duy nhất của Julius Caesar còn sống đến tuổi trưởng thành, bà kết hôn chính trị với Gnaeus Pompeius Magnus để thắt chặt quan hệ đồng minh Tam Đầu Chính Thể thứ nhất, chết khi sinh con năm 54 TCN.

Julia Mẹ (con của Augustus) sửa

Julia Caesaris (39 TCN-CN 14), cũng được gọi là Julia Lớn (Julia (Caesaris) Major), là con gái huyết thống duy nhất của Augustus, từ cuộc hôn nhân với người vợ thứ hai Scribonia.

Julia Con (cháu ngoại của Augustus) sửa

Con gái của Julia LớnMarcus Vipsanius Agrippa, cũng gọi là Julia Nhỏ (Julia (Caesaris) Minor) hay Vipsania Julia.

Julia Livia (con gái của Drusus Nhỏ) sửa

Julia Livia (5 - 43), là con gái của Drusus Julius CaesarLivilla. Bà là chị gái của Tiberius Gemellus và là cháu nội của Tiberius. Bà cũng được gọi là Julia Drusi Caesaris Filia hay Livia Julia.

Aggripina con sửa

Julia Agrippina hay Agrippina Nhỏ (Agrippina Minor, 15 - 59) là con gái lớn của Germanicus, vốn là người của gens Claudia, nhưng được nhận nuôi vào gia đình Julii Caesares bởi Tiberius. Tuy vậy, Agrippina Nhỏ hiếm khi được gọi là Julia Caesaris.

Julia Drusilla sửa

Như chị gái mình Agrippina, Julia Drusilla hay Drusilla (16 - 38) hiếm khi được gọi bằng cái tên Julia Caesaris. Bà là em gái của Agrippina Nhỏ và Caligula. Con gái của Caligula, Julia Drusilla được đặt theo tên bà.

Julia Livilla sửa

Như hai người chị của mình, Julia Livilla hay Julia Livia (18 - cuối năm 41 hay đầu năm 42) ít khi được gọi bằng cái tên Julia Caesaris.

Julia Drusilla (con gái của Caligula) sửa

Julia Drusilla (39 – 41) là một Julia từ khi mới sinh (cha cô bé Caligula là một Julius Caesar).

Cũng xem sửa

Phụ chú sửa

  1. ^ Keaveney, Arthur, Sulla: The Last Republican, Routledge; 2 edition (ngày 23 tháng 6 năm 2005), p.8. ISBN 978-0-415-33660-4.
  2. ^ Suetonius, The Lives of the Caesars: Life of Julius Caesar 83. Cũng xem App. B. C. iii. 22, 23.
  3. ^ Friedrich Münzer, Aus dem Verwandtenkreise Caesars und Octavians, trong: Hermes, vol. 71, 1936, p. 222–230.
  4. ^ Livy Ab Urbe condita i. 7 [1]